Trang chủSức khỏe gia đìnhNguyên Nhân gây ra chứng Hôi Chân

Nguyên Nhân gây ra chứng Hôi Chân

TẠI SAO MÙI HÔI CHÂN KHÓ CHỊU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN CÁC TẾ BÀO DA CHẾT TRÊN CHÂN?

Nguyên nhân gây ra mùi hôi chân khó chịu:

Mùi hôi chân khó chịu được sản sinh ra bởi vi khuẩn trên bề mặt chân như biểu bì tụ cầu khuẩn và vi khuẩn hình que liên kết với nhau tạo nên chất gây ra mùi hôi chân.

nguyên nhân gây ra chứng hôi chân

Nguyên nhân gây ra chứng hôi chân

Tuy nhiên, những vi khuẩn này ăn những tế bào da chết và phát triển rất nhanh nếu tế bào da chết nhiều, dày đặc và làn da chân có nhiều nếp gấp. Sự phát triển vượt trội của những tế bào trên sản sinh ra mùi hôi chân cực kỳ khó chịu. Tuyến nội tiết sản sinh ra 200 ml mồ hôi/ ngày và tuyến nội tiết trên lòng bàn chân tăng lên khi nhiệt độ cao ( khi chân đi giày kín, nóng nhất là trong mùa hè). Khi đeo giày, chân không được thở và trở nên ngột ngạt, đây là môi trường tốt cho vi khuẩn định cư và phát triển mạnh. Khi vi khuẩn lớn mạnh, mùi hôi càng tăng và thậm chí còn làm hôi cả giày của bạn. Việc loại bỏ tế bào da chết trên chân giúp giải quyết tận gốc môi trường sống của vi khuẩn vì vậy vi khuẩn trên chân bạn sẽ không thể phát triển và gây ra mùi hôi chân khó chịu nữa.

TẾ BÀO DA CHẾT LÀ GÌ?

Da con người gồm có 3 lớp: – Biểu bì, trung bì và hạ bì. Lớp biểu bì trên mặt gồm chất béo và các loại prô-tê-in khác nhau, nó hoạt động bằng cách đẩy các biểu bì chết lên bình thường. Những lớp biểu bì cũ thường bị phân huỷ một cách tự nhiên và tự bong ra khỏi bề mặt da. Quá trình này được gọi là quá trình tái sinh tự nhiên của da (hay còn gọi là quá trình trao đổi chất) và thông thường quá trình này xảy ra trong vòng 28 ngày. Các biểu bì bị bong tróc này còn được gọi là lớp tế bào da chết. Chất sừng (chai) có bong lớp tế bào da chết là một dạng prô-tê-in. Những chất sừng này giống như một lớp hàng rào bảo vệ lớp biểu bì khỏi những tác động từ bên ngoài, giúp bảo vệ cơ thể và cung cấp dưỡng ẩm cho cơ thể. Chất sừng cũng là một bộ phận quan trọng như một phần của làn da.

TẠI SAO NHỮNG TẾ BÀO DA CHẾT LẠI TÍCH LUỸ LẠI?

Những tế bào da chết giữ vai trò bảo vệ những lớp biểu bì khỏi những tác động của môi trường bên ngoài. Nếu trọng lượng của cơ thể đè nặng lên trên đôi chân quá nặng và lâu so với quy định thì dưới chân sẽ hình thành một lớp sừng dày (hay còn gọi là chai). Sự tích luỹ da chết là một phản ứng tự nhiên của cơ thể để bảo vệ da. Việc tích luỹ những tế bào da chết này là kết quả của quá trình tăng thêm áp lực lên đôi chân như: đứng quá lâu trong suốt một thời gian dài, chơi thể thao quá nhiều hay đi những đôi giầy chật.

LÀM THẾ NÀO ĐỂ NGĂN CHẶN MÙI HÔI CHÂN KHÓ CHỊU?

Để chống lại sự hình thành mùi hôi chân khó chịu, việc làm quan trọng nhất là phải loại bỏ tế bào da chết trên chân. Những tế bào này đã gây ra môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển. Tế bào da chết không chỉ làm vi khuẩn phát triển mạnh mà còn gây ra những bệnh ở chân như sự tuần hoàn máu kém và chân hay bị lạnh trong mùa đông. Bên cạnh đó, tế bào da chết nằm giữa các ngón chân cũng gây ra mùi hôi chân khó chịu. Làn da khoẻ mạnh cũng không thể sản xuất các tế bào da mới theo đúng chu kỳ tái tạo da khi lớp tế bào da chết đang chất đống dày ở lòng bàn chân. Sự hình thành các tế bào da mới càng dễ dàng làm dày lớp tế bào da chêt ở chân và cũng cộng hưởng giúp làm tang mùi hôi chân khó chịu. Vì vậy, việc loại bỏ tế bào da chết thường xuyên là rất quan trọng, nó không chỉ chống lại sự hình thành mùi hôi chân mà còn giúp cải thiện sức khoẻ cho đôi chân của bạn.

Vậy bạn đang dùng phương pháp nào để loại bỏ lớp da chết cứng đầu đó?

BẠN CÓ DÙNG ĐÁ CHÀ XÁT LÒNG BÀN CHÂN KHÔNG?

Cách thông thường nhất để loại bỏ tế bào da chết là lấy giũa hoặc đá bọt để chà vào gót chân. Cách này có thể loại bỏ được tế bào da chết ở gót chân ngay lập tức nhưng phương pháp này cần phải làm hàng ngày và bề mặt da thường sần sùi, thô ráp sau khi bị chà xát. Hơn nữa bạn không thể dùng đá bọt chà xát vào kẽ chân và vùng da quanh ngón chân vì vùng da mỏng này dễ bị trầy, xước và chảy máu. Hơn nữa bạn phải chà xát hàng ngày để loại bỏ tế bào chết và sự chà xát sẽ kích thích lớp da chết mọc nhanh và dày hơn. Sự chà xát không thể loại bỏ được hoàn toàn lớp da chết mà còn làm lớp tế bào da chết bị đứt gãy nham nhở và làm cho lòng bàn chân trở nên cứng và thô ráp hơn.

Nếu chúng ta thường xuyên sử dụng phương pháp chà xát các lớp tế bào da chết tại nhà hay tại các trung tâm chăm sóc bàn chân, bạn sẽ gặp phải tình trạng sau đây: Lòng bàn chân được bao phủ bởi nhiều lớp tế bào da chết, nếu bạn chà xát một góc của bàn chân (ví dụ: gót chân) thì bạn chỉ có thể loại bỏ một phần của lớp tế bào da chết bao phủ gót chân. Phần tế bào da chết còn lại sẽ bị dứt gãy và tổn thương gây nên sự nứt nẻ và khô ráp ở vị trí bị chà xát. Hơn nữa, việc chà sát những tế bào da chết sẽ kích thích sản sinh thêm các tế da chết và làm cho bàn chân bạn ngày càng trở nên sần sùi và thô ráp hơn.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây