Châm cứu cai nghiện thuốc lá
Những tác hại của thuốc lá :
Gây tổn thương da
Những người nghiện thuốc lá sẽ khiến da hấp thụ oxy và chất dinh dưỡng kém. Vì vậy, da của một số người hút thuốc thường nhợt nhạt, trong khi màu da của những người khác lại phát triển không đồng đều. Những thay đổi này có thể bắt đầu ở tuổi trẻ. Theo bác sĩ da liễu Jonette Keri, MD, thuộc Đại học Miami Miller School of Medicine: “Ở những người trẻ không hút thuốc, chúng ta không thấy hiện tượng thay đổi ở da, nhưng ở những người hút thuốc điều này phát triển nhanh hơn”.
Răng và nướu bị tổn thương
Hiện tượng răng vàng là một trong những ảnh hưởng rõ rệt nhất của hút thuốc lá thường xuyên. Tuy nhiên, những thiệt hại này không dừng lại ở đó. Những người hút thuốc lá thường xuyên có xu hướng bị các bệnh về nướu, hơi thở có mùi hôi và các vấn đề vệ sinh răng miệng khác. Hút thuốc lá tăng gấp hai lần ngu cơ hỏng răng so với những người không hút thuốc.
Ảnh hưởng tim mạch
Hút thuốc lá ảnh hưởng gần như mọi cơ quan trong cơ thể bao gồm cả tim. Theo thời gian, những người hút thuốc lá, các động mạch mang máu đến tim bị thu hẹp. Hút thuốc cũng làm tăng huyết áp, dễ dàng hình thành các cục máu đông. Những yếu tố này làm tăng nguy cơ của các cơn đau tim. Ngoài ra, lưu lượng máu giảm ở những người đàn ông hút thuốc có thể dẫn tới rối loạn chức năng cương dương.
Tác hại của thuốc lá ảnh hưởng trực tiếp lên phổi.
Ung thư phổi là kẻ giết người thầm lặng, cứ 10 người chết vì ung thư phổi có tới 9 người chết do hút thuốc lá.
Chỉ trong 20 phút không hút thuốc, huyết áp và nhịp tim của bạn sẽ trở lại bình thường. Trong vòng 24 giờ, nguy cơ đau tim bắt đầu giảm. Trong những tuần đầu tiên sau khi bỏ thuốc, các lông mao nhỏ bắt đầu hoạt động trở lại. Trong vòng một năm, nguy cơ phát triển bệnh tim giảm xuống một nửa so với những người vẫn còn hút thuốc. Và sau 10 năm không khói thuốc, bạn không có nhiều khả năng chết vì ung thư phổi so với những người không bao giờ hút thuốc.
Châm cứu hỗ trợ việc cai thuốc lá như thế nào?
Có thể giải thích ngắn gọn về cơ chế tác dụng của châm cứu trong việc cai thuốc là dựa trên nguyên lý về thần kinh thể dịch, nghĩa là khi châm kim lên huyệt đạo, cơ thể sẽ phóng thích ra một số chất trung gian hóa học gọi là các endorphin (morphin nội sinh). Chất này giúp làm giảm cảm giác thèm thuốc lá. Dựa vào lý luận này mà gần đây phương pháp châm cứu đã được ứng dụng vào việc hỗ trợ cai nghiện ma túy và cai nghiện thuốc lá.
Hiện nay có nhiều hình thức của châm cứu như: châm vào các huyệt ở vành tai gọi là nhĩ châm; châm vào các huyệt trên cơ thể gọi là thể châm. Nhưng trong hỗ trợ cai nghiện thì phương pháp nhĩ châm thường được lựa chọn. Bởi vì phương pháp này có thể lưu kim trên người vài ba ngày, để duy trì tác dụng của kim châm được kéo dài. Thầy thuốc dùng những cây kim châm rất nhỏ gọi là nhĩ hoàn, châm vào loa tai hoặc có thể thay thế châm kim bằng cách dùng những viên nam châm nhỏ bằng hạt đậu, dán vào các huyệt ở loa tai, rồi dùng băng dính cố định lại vài ngày. Các huyệt được chọn lựa là thần môn, giao cảm, dưới đồi, huyệt về tim phổi ở loa tai. Thông thường mỗi ngày châm một lần, thời gian từ 10 đến 30 phút. Mỗi đợt điều trị khoảng 7-10 ngày. Nếu áp dụng cách dán các viên nam châm thì thỉnh thoảng người bệnh nên dùng ngón tay day ấn nhẹ nhàng lên huyệt, để kích thích duy trì tác dụng, cho đến khi xuất hiện cảm giác nóng vùng loa tai là phát huy tác dụng tốt.
Để làm tăng hiệu quả trong việc cai nghiện, liệu pháp thôi miên thường được kết hợp cùng với nhĩ châm. Nếu chỉ dùng nhĩ châm đơn thuần thì chỉ làm giảm được cảm giác thèm thuốc, nhớ thuốc. Cách này chưa làm thay đổi về nhận thức của người cai. Với phương pháp thôi miên sẽ làm thay đổi cơ bản về nhận thức, giúp họ hiểu được tác hại của thuốc lá, từ đó thay đổi hành vi hút thuốc. Do đó cần kết hợp giữa nhĩ châm và thôi miên để giúp người nghiện dứt bỏ tận gốc thói quen có hại cho sức khỏe.
Thôi miên được ứng dụng trong hỗ trợ cai nghiện thuốc lá như thế nào? Thôi miên là một liệu pháp điều trị về tâm lý. Bản chất của thôi miên đó là một trạng thái ngủ nửa vời do thầy thuốc tạo ra cho người bệnh, nó gần giống như một giấc ngủ bình thường, nhưng khác biệt là trong lúc bị thôi miên người bệnh vẫn còn tỉnh táo và chịu tính ám thị[1]rất mạnh. Đặc biệt là thôi miên có thể gây ra được những thay đổi về giác quan, vận động, trí nhớ dễ dàng hơn rất nhiều so với giấc ngủ bình thường.
Cơ chế của hiện tượng thôi miên có thể giải thích là do quá trình ức chế diễn ra lan tỏa ở não. Khi đó chỉ còn một vài điểm hưng phấn, theo qui luật hoạt động của vỏ não thì sẽ gây cảm ứng âm tính[2] lan tỏa ra toàn bộ vỏ não, lúc này không gặp sự chống đối nào. Khi đó, thầy thuốc dùng lời nói của mình để tác động thông qua những điểm cảnh tỉnh ở não, tạo ra một sự hưng phấn, hưng phấn này bị cách ly với mọi sự chống đối, trở nên tuyệt đối, không thể cưỡng lại. Do đó hiệu lực lời nói của thầy thuốc lúc này tăng lên gấp bội. Những lời nói tích cực của thầy thuốc, được bệnh nhân ghi nhớ rất nhanh và làm thay đổi về nhận thức, hành vi. Trong giấc ngủ thôi miên, vỏ não trong trạng thái nửa tỉnh nửa ngủ, lúc này, lời nói thì thầm của thầy thuốc được đáp ứng mạnh và có tác động ám thị rất lớn.
Trong kỹ thuật thôi miên, thầy thuốc thường dùng lời nói để hướng dẫn bệnh nhân tập trung vào một điểm và kết hợp với thư giãn, thả lỏng toàn thân. Khi đó bệnh nhân chuyển từ trạng thái thức tỉnh sang cảm giác buồn ngủ. Nếu làm đúng kỹ thuật sau khoàng 5-10 phút người bệnh sẽ xuất hiện giấc ngủ thôi miên: mắt từ từ nhắm lại, mi mắt run nhẹ, tay chân mềm nhão, xoay ngả ra ngoài. Khi đó thầy thuốc sẽ đưa ra những mệnh lệnh để ám thị, với một giọng nói đều đều, lập đi, lập lại nhiều lần: “Hút thuốc nhiều gây ra ung thư phổi, hoặc hút thuốc có hại cho sức khỏe”. Sau khi tỉnh dậy, người nghiện sẽ ghi nhớ rất rõ lời nói này và họ cảm nhận được ý nghĩa của lời nói, họ có ấn tượng rõ hơn về tác hại của thuốc lá và sợ hút thuốc. Đó là những câu nói ám thị đã làm thay đổi nhận thức của người nghiện giúp họ thay đổi hành vi khác có lợi cho sức khỏe.
Một vấn đề cần lưu ý trong việc cai thuốc lá, cần phải có sự tin tưởng và hợp tác tích cực của người cai. Không ai có thể châm cứu hoặc thôi miên để cai thuốc nếu họ không quyết tâm từ bỏ hút thuốc. Mỗi người đều có lý do riêng để giải thích cho việc hút thuốc của mình. Thầy thuốc cần phải giải thích thấu đáo cho người nghiện hút thuốc lá về những tác hại của thuốc lá để họ sẵn sàng hợp tác trong điều trị.
Hai phương pháp này đã được một số cơ sở y tế nghiên cứu ứng dụng, nhĩ châm giúp người cai loại trừ được độc tố nicôtin ra khỏi cơ thể, còn liệu pháp thôi miên giúp họ nhận thức tác hại của việc hút thuốc và từ bỏ dễ dàng hơn.
Qua kinh nghiệm cai nghiệm thuốc lá cho nhiều người bằng phương pháp nêu trên, chúng tôi nhận thấy phương pháp cai nghiện này khá đơn giản, có hiệu quả tốt và ít tốn kém. Nhiều người chỉ sau vài ngày điều trị cảm thấy có vị đắng trong miệng hoặc cảm giác cay cay khó chịu khi hút thuốc, cũng có người cảm thấy lợm giọng, buồn nôn khi hút thuốc. Do đó họ không còn thèm muốn hút thuốc nữa, số lần hút thuốc có thể giảm xuống, rồi từ từ sau đó họ bỏ hẳn. Để cai nghiện thuốc lá có hiệu quả, người hút thuốc cần phải quyết tâm cao. Sau khi cai cần tránh những cơ hội có thể hút lại và phải có quyết tâm từ bỏ hút thuốc.
Thái độ cần có khi cai thuốc lá :
Có hai thái độ để cai thuốc lá : Tiêu cực và tích cực .
1-Thái độ tiêu cực :
Thái độ tiêu cực là nửa muốn cai thuốc, nửa còn sợ những biến chứng khi lên cơn nghiện dằn vặt, họ là người thiếu ý chí, thiếu qủa quyết, họ muốn nhờ vào người khác giúp đỡ, hoặc nhờ vào một phương pháp hoặc một cơ quan hay một tổ chức cai thuốc nào hoàn hảo giúp đỡ như dùng một loại thuốc chữa bệnh để giảm hút thuốc, hoặc tham dự vào những khóa cắm trại ngoài trời trong một tập thể có tổ chức dành riêng cho những người muốn cai thuốc, Họ cần phải có một hình thức kỷ luật mới có thể vượt qua được những khó khăn của cơn nghiện thuốc, nhất là cơn nghiện của thuốc phiện và sì-ke còn vật vã khổ sở hơn cơn ghiền thuốc lá. Ở miền nam Việt Nam sau 1975, những người nghiện thuốc phiện rất khổ sở bị cơn ghiền hành hạ, cho nên vẫn lén lút tìm mua để hút, hoặc cạo xái còn dính lại ở bàn đèn, ống điếu. Khi bị bắt đi cải tạo, cộng sản áp dụng câu châm ngôn ‘ lao động là vinh quang, không làm thì chết đói ‘, lúc đó những người nghiện dù có bị dằn vặt khổ sở đến đâu, cai tù cũng bỏ mặc, tự mình phải chống chỏi qua cơn nghiện, phải lao động mới có cơm ăn sẽ trở thành một nhu cầu thiết yếu hơn, nhờđó dân nghiện không muốn cai cũng không được. Còn nếu như cai tù bắt gặp khi khám xét thức ăn và qùa của thân nhân gửi vào tiếp tế có lén lút gửi xái thuốc dấu trong cơm, trong ruột bánh mì, cai tù sẽ bắt phạt giam cùm chân trong xà lim biệt giam không cho ăn uống một hai tuần lễ ,sau thả ra cũng không dám tái phạm. Ở xứ tự do, không được phép vi phạm nhân quyền, nên vấn đề cai thuốc là tự nguyện. Nếu chúng ta lỡ nghiện thuốc lá mà muốn cai thuốc phải tự đưa ra một hình thức kỷ luật cho bản thân bằng một trong các phương pháp sau đây :
a- Trong đầu lúc nào cũng tự nhắc nhở : ‘Tôi muốn cai thuốc ; và khi tay đụng đến thuốc lá thì hãy mạnh dạn vứt bỏ không chần chừ hối tiếc, lục soát ngăn tủ, ngăn kéo, túi quần, túi áo nếu có thuốc hãy vứt hết vào thùng rác.
b-Thỏa thuận với vợ con, bạn bè giúp đỡ bằng cách hễ thấy mình phì phèo điếu thuốc thì nhắc nhở mình vất đi, và tìm những điếu còn lại trong túi cũng vất đi luôn.
c-Nếu mình quên nhân cách, lỡ tái phạm, vợ con bạn bè nói chẳng ăn thua gì còn làm mình quê thêm, thì tự mình phạt mình bằng tiền bỏ ống, mỗi lần hút một điếu phạt bỏ ống 5 đồng, nếu phạt tiền thấy nhàm chán, làm lơ không bỏ ống thì tự mình phạt mình bằng tát tai 5 cái cho một điếu thuốc.
d-Nếu mình còn lì lợm, tự mình không tuân theo kỷ luật do mình đăt ra vì nhu nhược, không can đảm và qủa quyết, mình thuê hẳn một người theo sát bên mình dể nhắc nhở mình, nếu không có kết qủa, hãy dùng biện pháp mạnh hơn, mình làm một tờ giao kèo thỏa thuận với họ, nếu thấy tôi hút thuốc hãy tát tôi 5 cái , biện pháp này bất đắc dĩ, vì quả thật mình qúa si mê ngu muội , mình vừa mất tiền thuê người vừa bị người tát mình để nhắc nhở mình phải bỏ thuốc mà mình vẫn chưa bỏ được thì đừng bao giờ mơ tưởng đến vấn đề cai bỏ thuốc được thành công.
2-Thái độ tích cực :
Thái độ tích cực là quyết chí bỏ ngay, tự mình đưa ra tối hậu thư, hay một lời thề, lời hứa, kể từ nay tôi không hút thuốc nữa.
Ngày xưa, bên Trung hoa, mọi người ham có được sức khỏe tốt, sống lâu, họ thấy một vị thiền sư ngoài 80 tuổi mà vẫn khỏe mạnh trẻ trung như tuổi 50-60 ,họ hỏi nhà sư có bí quyết gì xin chỉ dạy. Thiền sư đáp :’ Đói thì ăn, khát thì uống, mệt thì ngủ ‘.
Họ nói với thiền sư : ‘ Tưởng ngài có bí quyết gì hay, chứ những điều như thế con nít 8 tuổi cũng đã biết.’ .
Ngài đáp : ‘ Phải, Con nít 8 tuổi cũng đã biết, nhưng đến 80 tuổi làm vẫn chưa xong.’
Qủa thật lúc nào vẫn còn duy trì được những điều đơn giản đã biết và thực hành luôn không ngừng nghỉ như vị thiền sư đã dạy thì sức khỏe mới được tốt mãi. Cũng như thế, việc cai thuốc chỉ là một hành động đơn giản là bàn tay không được cầm đến điếu thuốc lá, là đã tự cai thuốc, nhưng có duy trì được mãi hay không khi trông thấy người khác hút thuốc hay mời thuốc mình cũng vẫn dửng dưng không bị cám dỗ mới là thái độ tích cực. Chính kẻ viết bài này do nghề nghiệp giao tiếp khách hàng theo quan niệm xưa, (miếng trầu), điếu thuốc là phần mở đầu câu chuyện của các công ty kinh doanh thương mại, nên việc hút thuốc để giao tế không tránh khỏi, lâu dần thành thói quen, mỗi ngày hai bao thuốc Ruby, một thời gian sau phổi nóng, ho, nhiệt độ trong lồng ngực nóng ran lên phát sợ, muốn bỏ thuốc ngay nhưng điều kiện không cho phép. Nếu mình bỏ thuốc không hút thì sợ ảnh hưởng xấu đến công việc xã giao, khách hàng sẽ cho rằng công ty mình nghèo không đủ tiền mua thuốc tiếp khách, còn nếu tiếp tục giữ nghề thì không giữ được hai lá phổi tốt, sau để nhất cử lưỡng tiện, mình mời khách một điếu, mình một điếu, thuốc đốt lên thay vì hút vào phổi thì mình thổi ra cũng phì phéo như ai, hoặc chỉ cầm hoài ở tay thỉnh thoảng mới đưa lên môi thổi ra khói cho giống người hút thuốc chuyên nghiệp. Tiền chi phí giao tế về khoản cà phê thuốc lá càng tăng, thì công việc kinh doanh càng phát đạt, mà hai lá phổi mình vẫn được an toàn, đó là một trong những thái độ tích cực chúng ta cần phải có mới cai bỏ được thuốc lá dễ dàng.
Sở dĩ nhiều người không cai thuốc được là vì không có mục đích rõ ràng, không có nhân cách, không có thái độ tích cực. Chúng ta hãy xem việc cai thuốc giống như hành động của một tên trộm ăn cắp vặt muốn bỏ nghề xấu xa này. Biết hành động ăn cắp vặt là phạm pháp, xấu xa, không có nhân cách, khi muốn bỏ là bỏ ngay không tái phạm, chứ không thể nào hứa tôi sẽ bỏ từ từ. Chúng ta hứa lúc trước tôi hút 20 điếu một ngày, cho tôi bỏ từ từ giảm dần còn 15 điếu, còn 10 điếu, còn 5 điếu, 3 điếu, 2 điếu, l điếu cho đến khi dứt bỏ luôn. Nói thì dễ, không khác nào thằng ăn cắp hứa trước kia tôi ăn cắp bạc ngàn, nay cho tôi giảm từ từ chỉăn cắp những vật đáng bạc trăm, dần đến bạc chục sau mới có thể bỏ luôn được. Tính tham-si còn thấy rõ, chừa ăn cắp kiểu này không thể chấp nhận được, ăn cắp nhiều hay ít vẫn là ăn cắp, nó là thói hư tật xấu phải bỏ ngay tức khắc. Khi chúng ta hưá sẽ bỏ thuốc từ từ ,từ 20 điếu xuống còn 10, còn 5 hay còn 1 rồi bỏ luôn, nghe có lý, trường hợp này là tham-si vi tế mọi người không thấy rõ nên dễ chấp nhận giải pháp này, thực ra nó cũng giống như tham-si thô của ăn cắp. Chỉ khi nào có ai đụng chạm vào cái quyền lợi tham-sân-si của mình, mình mới nổi sân giận lên. Cho nên, nếu một dân nghiện thuốc lá nào đó có ý định cai thuốc từ từ, khi đọc đến đây mà nổi giận, thắc mắc tại sao không cai thuốc từ từđược, thì họ chưa thấy được cái sai lầm vi tế, nên chưa hội đủ yếu tố nhân cách để cai thuốc, cho nên việc cai thuốc đối với họ rất là khó, và có cai rồi sau cũng hút trở lại. Những người hội đủ ba yếu tố mục đích-nhân cách-thái độ , biết tự làm chủ lấy mình, thì dù có ra kỷ luật khắt khe như nếu ai vi phạm ăn cắp hay hút thuốc sẽ bị tử hình họ cũng dửng dưng không sợ hãi ,không tức giận cho là bất công ,nếu họ không ăn cắp, không hút thuốc, luật này không đụng chạm đến quyền lợi của họ .Nhưng đối với thế giới của những người nghiện thuốc không muốn bỏ, không muốn ai đụng chạm đến quyền lợi riêng tư của họ thì họ sẽ tranh cãi để bảo vệ quyền ăn cắp và hút thuốc của họở một mức giới hạn nào đó, chính cái giới hạn này đã dung túng thói hư tật xấu của họ thêm.