Phương pháp cai hút thuốc lá hiệu quả nhất
Thuốc lá đang là mối đe dọa đến sức khỏe nghiêm trọng hiện nay, Việc cai nghiện thuốc lá lai không hề là vốn vấn đề đơn giản chút nào. Sau đây là bài phân tích về các biện pháp cai nghiện thuốc lá phổ biến hiện nay.
I. Hút thuốc lá là một mối đe dọa cho cộng đồng:
A. Trên thế giới:
– 1,3 tỷ người hút thuốc lá.
– 4,9 triệu người chết hàng năm do các bệnh có liên quan đến thuốc lá, nghĩa là cứ 8 giây thì có một người chết.
– Tuổi thọ trung bình của người hút thuốc lá thấp hơn người không hút thuốc lá từ 8 đến 23 năm.
– Đến năm 2025, số người tử vong hàng năm sẽ là 10 triệu người, trong đó 70% là ở các nước đang phát triển.
B. Tại Việt Nam:
1. Tỷ lệ hút thuốc lá và bệnh lý liên quan thuốc lá rất cao:
– Theo WHO năm 2002, tại Việt Nam, nam giới hút thuốc chiếm 56,1%, phụ nữ hút thuốc lá 1,8% . Tỷ lệ phụ nữ hút thuốc lá tại Việt Nam hiện nay đang có chiều hướng tăng lên đặc biệt là trong thanh thiếu niên, tỷ lệ 0,01% năm 1995 tăng lên 6,7% vào 1999.
– Tỷ lệ các bệnh lý có liên quan đến thuốc lá cao: 6,3% người trưởng thành lớn hơn 30 tuổi ở các nước thuộc khu vực châu Á Thái Bình Dương trong đó có Việt Nam mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính mức độ từ vừa đến nặng.
2. Đa số người hút thuốc lá đều đã thử cai và muốn cai thuốc lá:
– 89% bệnh nhân đã từng tự cai thuốc lá theo nghiên cứu “Đặc điểm hút thuốc lá của bệnh nhân COPD đến khám tại đơn vị chăm sóc hô hấp BV. Đại học Y Dược TP. HCM”.
– 91% bệnh nhân có ý muốn cai thuốc lá mạnh mẽ.
3. Hỗ trợ cai thuốc lá còn chưa phát triển tốt:
– Nghiên cứu khảo sát tình hình hút thuốc lá tại Việt Nam năm 1996 cho thấy chỉ có 15% bệnh nhân hút thuốc lá được bác sĩ khuyên bỏ hút thuốc. Tỷ lệ ấy ở Hoa Kỳ cũng vào thời điểm này là 61%.
– Phương pháp hỗ trợ cai thuốc lá hiện nay chủ yếu là dùng châm cứu, dược liệu cổ truyền như Bimin 2, những biện pháp này cho đến nay còn chưa chứng minh được một cách khoa học là có hiệu quả.
C. Cai thuốc lá không dễ dàng một chút nào:
– Chỉ hiểu biết về tác hại của thuốc lá thôi chưa đủ giúp người hút từ bỏ thuốc lá.
– Hút thuốc lá không phải chỉ là một hành vi đơn giản mà chỉ dùng ý muốn là có thể từ bỏ được dễ dàng.
– Nghiện thuốc lá là phối hợp chặt chẽ giữa:
Lệ thuộc vào hành vi hút thuốc lá.
Lệ thuộc thực thể vào nicotin có trong thuốc lá.
II. Vì sao người ta trở nên nghiện hút thuốc lá:
A. Lệ thuộc thuốc lá = Tương tác giữa 3 thành tố:
– Nicotin có trong thuốc lá – là một chất hướng tâm thần.
– Khả năng dễ bị lệ thuộc hay không của bản thân người hút thuốc.
– Yếu tố đặc thù của từng nền văn hóa, kinh tế, xã hội.
B. Thành tố nicotin:
– Nicotine trong điếu thuốc lá khi hít vào sẽ thấm qua mạch máu phổi vào máu tuần hoàn, 7 giây sau sẽ lên đến trung tâm “thưởng” ở não.
– Tại đây nicotin gắn vào thụ thể nicotin gây phóng thích các chất trung gian dẫn truyền thần kinh chủ yếu là dopamin và noradrenaline gây ra các hiệu quả:
Tăng cường sự chuẩn xác, độ tập trung, khả năng hoạt động trí óc.
Gây cảm giác sảng khoái, yêu đời, hưng phấn.
Giảm lo âu, tăng chuyển hoá cơ bản nên giảm cân nặng.
– Khi nồng độ nicotin giảm xuống, người hút sẽ xuất hiện các triệu chứng của hội chứng cai thuốc rất khó chịu:
Thèm thuốc.
Mất ngủ.
Buồn bã hay hưng phấn quá mức, lo âu.
Thèm ăn, ăn nhiều tăng cân.
– Như vậy, để đạt những khoái cảm có được do hút thuốc – còn gọi là củng cố (+) và để tránh những cảm giác khó chịu khi thiếu thuốc – còn gọi là củng cố (-), người hút thuốc lá tiếp tục hút mỗi khi nồng độ nicotin máu giảm xuống dưới ngưỡng thèm thuốc. Họ đã trở nên lệ thuộc vào nicotin. Cùng với quá trình hút, số lượng thụ thể nicotin tăng càng cao và người hút cần một lượng nicotin nhiều hơn trước để có cùng hiệu quả như cũ.
C. Yếu tố cá nhân:
– Độ nhạy cảm với nicotin, hoạt động của men gan chuyển hóa nicotin ở từng cá nhân có khác nhau, vì thế khả năng gây lệ thuộc cũng khác nhau.
– Đặc điểm nhân cách, trình độ học thức, văn hóa cũng là những yếu tố có ảnh hưởng đến hành vi hút thuốc lá và như vậy ảnh hưởng đến nghiện thuốc lá.
D. Yếu tố xã hội:
– Đặc thù của từng nền kinh tế – văn hóa – xã hội qui định đặc điểm hút thuốc lá của dân số sống trong xã hội đó. Ví dụ Việt Nam nữ hút ít, nam hút nhiều. Tây Âu, nam nữ hút gần bằng nhau.
– Thông tin tuyên truyền, qui định pháp luật về ngăn cấm hút thuốc lá ở nơi công cộng cũng ảnh hưởng nhiều đến hành vi hút thuốc lá.
III. Chẩn đoán Lệ thuộc thuốc lá:
A. Xác định lệ thuộc thuốc lá:
1. Theo ICD 10 (1992): Có ít nhất 3 tiêu chuẩn sau đây xuất hiện trong cùng một thời gian trong năm vừa qua:
– Ham muốn hút thuốc lá dữ dội.
– Không cưỡng được việc hút thuốc lá.
– Khi ngưng hút thuốc lá bị xuất hiện hội chứng cai lệ thuộc thuốc.
– Số lượng thuốc hút mỗi ngày một nhiều hơn.
– Giảm dần các ham muốn đối với các thú vui khác vì phải mất nhiều thời gian để hút thuốc lá và tìm mua thuốc lá.
– Vẫn tiếp tục hút ngay cả khi bị các tác hại do thuốc lá gây ra.
2. Theo DSM IV (1994): Có ít nhất 3 trong các tiêu chuẩn sau đây tồn tại liên tiếp trong một giai đoạn kéo dài ít nhất 12 tháng:
– Dung nạp thuốc lá, thể hiện bằng một trong các triệu chứng sau đây:
Cần hút nhiều hơn trước để đạt được cùng độ “phê” như trước.
Nếu vẫn hút cùng một lượng như cũ, độ “phê” sẽ giảm đi.
– Hội chứng cai thuốc, thể hiện bằng một trong các triệu chứng sau:
Xuất hiện các triệu chứng của hội chứng cai lệ thuộc thuốc lá: kích thích, bứt rứt, lo lắng, bồn chồn, mất ngủ v.v.
Các triệu chứng trên sẽ giảm khi hút thuốc trở lại.
– Hút thuốc lá nhiều hơn và lâu hơn so với dự kiến ban đầu.
– Có những mong muốn kéo dài hoặc những lần cố gắng không thành công giảm hay kiểm soát hút thuốc lá.
– Mất nhiều thời gian cho các hoạt động cần thiết dành cho việc tìm kiếm thuốc lá, hút thuốc lá và hồi phục sau khi hút thuốc lá.
– Nhiều hoạt động xã hội nghề nghiệp, hoặc nhiều thú vui quan trọng bị bỏ hoặc giảm đi nghiêm trọng vì hút thuốc lá.
– Vẫn tiếp tục hút dù biết được là mình đã có các vấn đề về tâm thần hay thể chất gây ra bởi hoặc làm nặng thêm bởi thuốc lá.
* Lưu ý là triệu chứng dung nạp thuốc lá hoặc hội chứng cai thuốc lá không phải là điều kiện cần và đủ để chẩn đoán lệ thuộc thuốc lá. Nhiều người hút rất nhiều mà không xuất hiện các triệu chứng trên.
B. Phân loại lệ thuộc thuốc lá:
1. Thực thể – dược lý:
Có triệu chứng dung nạp, hội chứng cai thuốc lá.
2. Nhận thức – hành vi:
Không triệu chứng dung nạp, hội chứng cai thuốc lá.
3. Liên hệ giữa lệ thuộc về mặt thực thể và lệ thuộc về mặt hành vi:
– Lệ thuộc thuốc lá khởi đầu là lệ thuộc hành vi, được phóng đại nhờ tác dụng của nicotin.
– Người lệ thuộc thuốc lá nặng thông thường sẽ phối hợp lệ thuộc nặng về nhận thức – hành vi nặng và lệ thuộc nặng về mặt thực thể.
– Người ta đã phân ra ba loại người hút thuốc lá là:
Người hút thuốc lá “không hít sâu”: lượng nicotin vào cơ thể rất thấp và như vậy họ là những người lệ thuộc thuốc lá thuần túy về mặt hành vi.
Người hút thuốc lá “tìm đỉnh cao nicotin”: hít thật sâu một hoặc hai điếu thuốc lá mỗi giờ để nồng độ nicotin tăng vọt đạt đỉnh rồi giảm dần.
Người hút thuốc lá “tìm nồng độ nicotin duy trì ổn định”: hút thuốc lá thật đều đặn mỗi 30 phút để duy trì nồng độ nicotin trong máu trên mức gây thèm thuốc.
C. Chẩn đoán mức độ lệ thuộc nhiều hay ít:
– Lệ thuộc thực thể:
Test Fagerstrom.
Đo hàm lượng monoxyde carbon (CO) trong hơi thở ra.
Đo hàm lượng cotinin trong nước tiểu.
– Lệ thuộc về mặt nhận thức – hành vi: Test Horn.
IV. Các biện pháp hỗ trợ cai thuốc lá đã được chứng minh là có hiệu quả:
A. Chế phẩm nicotin thay thế:
1. Cơ chế:
– Thay thế lượng nicotin hít vào qua thuốc lá bằng nicotin cung cấp qua da, niêm mạc dưới lưỡi.
– Làm cho nồng độ nicotin trong máu vượt trên ngưỡng gây thèm thuốc nhằm cắt củng cố (-), nhưng cũng không đạt đỉnh cao như khi hút thuốc nhằm cắt củng cố (+).
2. Chỉ định:
– Người hút thuốc lá muốn cai thuốc.
– Lệ thuộc thực thể từ trung bình đến năng vào nicotin.
– Không có chống chỉ định cho cả bệnh nhân tim mạch và phụ nữ có thai.
3. Liều dùng – đường dùng – thời gian:
– Các dạng: dán, nhai, hít, ngậm dưới lưỡi.
– Các dạng hàm lượng: nhỏ, vừa, trung bình.
– Dùng dạng nào, liều bao nhiêu là do bác sĩ quyết định.
– Thời gian trung bình từ 3 – 6 tháng, nhưng cũng có thể kế đến 9 – 12 tháng.
4. Hiệu quả:
– Tăng tỷ lệ cai thuốc lá thành công.
– Hạn chế tăng cân do cai thuốc lá.
5. Tác dụng phụ:
– Triệu chứng khó chịu của hội chứng cai thuốc lá nếu dùng không đủ liều.
– Ngộ độc nicotin nếu dùng quá liều.
B. Bupropion hydrochloride:
1. Cơ chế tác dụng:
– Ức chế một phần sự bắt giữ dopamin, làm tăng nồng độ dopamin tại trung tâm thưởng ở não.
– Ức chế mạnh sự bắt giữ noradreanaline, làm giảm triệu chứng của hội chứng cai nghiện và tăng cường khả năng tập trung.
– Ức chế cạnh tranh với thụ thể nicotin với chất nicotin.
2. Chỉ định:
– Người nghiện thuốc lá có ý muốn cai thuốc lá.
– Lệ thuộc về mặt thực thể trung bình đến nặng vào nicotin.
3. Chống chỉ định:
– Dị ứng với các thành phần của thuốc bupropion.
– Động kinh hoặc có tiền căn động kinh.
– U não.
– Đang điều trị cai nghiện rượu hoặc thuốc ngủ.
– Rối loạn tâm thần ăn nhiều, uống nhiều.
– Rối loạn tâm thần hưng – trầm cảm.
– Đang dùng thuốc hướng thần nhóm IMAO.
– Suy chức năng gan nặng.
4. Cách dùng – liều lượng – thời gian:
– Liều dùng: 150 mg/ngày trong 7 ngày đầu; 300 mg/ngày trong các ngày sau chia làm hai lần cách nhau 8 giờ.
– Thời gian điều trị: từ 7 đến 9 tuần.
– Trong 7 ngày đầu nếu không nhịn nổi có thể hút thuốc lá, từ ngày thứ 8 trở đi cai thuốc lá hoàn toàn.
5. Hiệu quả:
– Tăng gấp đôi tỷ lệ cai thuốc lá thành công sau 12 tháng.
– Hạn chế tác phụ lên cân do cai thuốc lá.
6. Tác dụng ngoại ý thường gặp:
– Khô miệng.
– Mất ngủ.
– Nhức đầu.
– Phản ứng dị ứng.
C. Điều trị nhận thức – chuyển đổi hành vi:
1. Cơ chế tác dụng:
– Can thiệp vào các thành phần cấu thành nên hành vi hút thuốc lá để giúp người nghiện nhận biết và tìm cách chuyển đổi hành vi có hại cho sức khỏe là hút thuốc lá thành một hành vi khác có lợi cho sức khỏe.
– Các thành phần tác động:
Nhận thức: cân nhắc lợi và hại của hút thuốc lá.
Dược lý: mức độ lệ thuộc nicotin nhiều hay ít.
Hành vi: hoàn cảnh, điều kiện khởi phát hành vi hút thuốc lá.
Xã hội: qui định, đánh giá của xã hội về hành vi hút thuốc lá.
Tâm thần kinh.
2. Chỉ định:
– Cho mọi người nghiện hút thuốc lá có ý muốn cai thuốc lá.
– Đặc biệt chú trọng nhóm người lệ thuộc nặng về hành vi.
3. Cách sử dụng:
– Tư vấn cá nhân.
– Tư vấn theo nhóm.
– Tư vấn trên phương tiện thông tin đại chúng.
4. Hiệu quả:
– Tương đương với biện pháp cai bằng nicotin và bupropion hydrochloride.
– Đỡ tốn kém và không có tác dụng phụ.
V. Áp dụng các biện pháp cụ thể tại Việt Nam:
A. Hiện tại:
– Đã có điều trị nhận thức – chuyển đổi hành vi được tiến hành rộng rãi.
– Điều trị nicotin và bupropion đã có nhưng không rộng rãi vì nguồn thuốc chưa được nhập chính thức. Hiện đang dùng thuốc ở dạng quà biếu, viện trợ.
– Chính phủ đã ký kết gia nhập công ước quốc tế về chống thuốc lá, có qui định xử phạt hành chính cho hành vi hút thuốc lá nơi công cộng.
B. Tương lai gần 2 – 3 tháng:
– Bupropion hydrochloride được nhập chính thức dưới dạng viên 100 mg.
– Nicotin thay thế nhập dưới dạng miếng dán 30 mg, 20 mg, 10 mg và viên.