Không nên ăn nhiều mía
Mía rất ngon rất đẹp. Ăn mía không những có thể sạch răng, mà còn rất mát, giải khát. Đồng thời vì mía có tương đối nhiều đường, cho nên cũng có tác dụng chống đói. Nhưng ăn nhiều quá cũng có hại cho cơ thể.
Hàm lượng đường trong mía rất cao, lên đến 12 – 17%. Nếu ăn nhiều mía coi như đã đưa một lượng đường rất lớn vào cơ thể. Cũng vì nhất thời khó tiêu hoá, hấp thu và chuyển hoá, cho nên một số lượng đường khá lớn tồn đọng lại trong đường ruột, dạ dày, khiến cho một phần thẩm thấu áp bị nâng cao, kết quả là thành phần dịch thể trong máu và dịch thể giữa các tế bào cơ thể thâm nhập vào đường ruột, dạ dày, gây nên mất nước có tính cao thẩm, do đó mà xuất hiện chứng nhức đầu, rạo rực, buồn nôn, chân tay tê bì, thần chí mông lung v.v… Bệnh này người ta gọi là “ Hôn mê có tính cao thẩm ”. Cho nên không nên ăn quá nhiều mía.
Không nên ăn mía ủng
Ăn mía đã biến chất, đã ủng có thể dẫn đến trúng độc, thậm chí đến tử vong.
Mía chưa già hoặc mía thu hoạch về cất giữ không tốt đều có thể sinh ra mía ủng, biến chất. Mía ủng trông bên ngoài không còn bóng bẩy, ở gốc mía và ở chỗ chặt có màu tím trắng hoặc có những sợi lông tơ. Khi chẻ ra, trên mặt có màu vàng hoặc màu nâu, nước mía có mùi rượu hoặc mùi chua. Ăn mía ủng, nhẹ thì bị nôn mửa, bị đau bụng, đau đầu, chóng mặt, hoa mắt. Nặng thì bị co giật, hôn mê, thậm chí tử vong. Cho nên không nên ăn mía ủng.