Trang chủSức khỏe đời sốngKhông nên ăn nhiều hồng và ăn hồng lúc đói

Không nên ăn nhiều hồng và ăn hồng lúc đói

Không nên ăn hồng lúc đói

Hồng không những có chất dinh dưỡng phong phú, rất thơm, ngon, ngọt, hợp khẩu vị, mà còn có tác dụng dược lý như nhuận phế, thanh nhiệt, hoá đờm, chỉ khái. Nhưng ăn hồng lúc đói thì lại có hại.

Bởi vì trong hồng có tương đối nhiều chất phênôn, axit tanin và chất keo. Những chất này gặp vị toan sẽ hình thành chất lắng không tan. Khi đói, nồng độ vị toan cao, vật lắng dễ đọng lại thành cục lớn rất khó tiêu hoá, do đó mà sinh ra đầy bụng, người bị nặng sẽ hình thành những viên “ Sỏi ”. Cho nên không nên ăn hồng lúc đói.Tai quả hồng - Thị đế là thuốc đặc trị mọi loại nấc

Không nên ăn nhiều hồng

Nếu một lần ăn quá nhiều hồng, nhất là hồng còn xanh thì có thể sinh bệnh sỏi dạ dày.

Bởi vì sỏi hồng dạ dày là do số hồng ăn vào ngưng đọng thành cục ở trong dạ dày gây ra. Bé thì bằng quả quất, lớn thì bằng nắm tay. Và càng ngày càng lớn lên, càng ngày càng rắn lại, không có cách nào tống ra ngoài được. Sau khi mắc phải bệnh này thường có những cơn đau bụng dữ dội, hồi hộp, nôn mửa, chán ăn v.v…Nếu nặng thì có thể nôn ra máu, có thể phát triển thành bệnh sa dạ dày. Thành phần chủ yếu của sỏi hồng dạ dày là chất phênôn trong quả hồng gặp phải muối vị toan rồi ngưng kết lại và lắng xuống. Ngoài ra hồng chưa chín có tương đối nhiều chất astringen, kết hợp với chất kiềm toan loãng ở trong dạ dày thành cục nhỏ, dần dần tụ thành cục lớn. Hơn nữa trong hồng còn có 14% chất keo và 7% chất nhựa quả. Với tác dụng của vị toan sẽ rắn lại. Cho nên mỗi lần ăn hồng không nên ăn quá nhiều.

Uống thuốc bằng nước chè có thể làm giảm tác dụng chữa bệnh của thuốc.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây