Loãng xương là một hội chứng với đặc điểm sức bền của xương bị suy giảm dẫn đến gia tăng nguy cơ gãy xương. Sức bền của xương phản ánh sự kết hợp của mật độ xương – chất khoáng trong xương và chất lượng xương.
I. Chẩn đoán loãng xương
1. Lâm sàng
a- Biểu hiện lâm sàng:
- Đau mỏi mơ hồ ở cột sống , đau dọc các xương dài, đau mỏi cơ bắp, ớn lạnh, hay bị chuột rút các cơ
- Đau thực sự cột sống, đau khi ngồi lâu. Có thể đau mãn tính hoặc cấp tính sau chấn thương
- Đầy bụng chậm tiêu, nặng ngực khó thở
- Gù lưng, giảm chiều cao
b- Biến chứng của loãng xương:
- Đau kéo dài do chèn ép thần kinh
- Gù vẹo cột sống, biến dạng lồng ngực…
- Gãy xương cổ tay, gãy lún đốt sống, gãy cổ xương đùi
- Giảm khả năng vận động
2. Cận lâm sàng
- Chụp X quang xương
- Đo mật độ khoáng xương (BMD)
- Xét nghiệm:
Máu: Osteocalcin, alkaline phosphatase Nước tiểu: Deoxy lysyl pyridinoline
* Tiêu chuẩn chẩn đoán loảng xương do WHO 1994:
Chẩn đoán Tiêu chuẩn
Bình thường- Normal T > -1
Thiếu Xương- Osteopenia -2.5 < T < -1.1
Loãng xương- Osteoporosis T < -2.5
Loãng xương nghiêm trọng (severe osteoporosis) Loãng xương + Tiền sử gãy xương gần đây
* Chỉ định đo mật độ xương cho phụ nữ theo NOF đề nghị:
1/ Tất cả phụ nữ sau mãn kinh, dưới 65 tuổi và có một trong những yếu tố nguy cơ :
Tiền sử gãy xương ở sau tuổi 30.
Có thân nhân từng bị gãy xương (cha mẹ, anh chị em).
Người da trắng
Cao tuổi
Phụ nữ # 46 tuổi.
Mất trí nhớ (dementia).
Sức khỏe yếu
Hút thuốc lá.
Trọng lượng thấp ( <56 Kg).
Thiếu nội tiết tố nữ: mãn kinh sớm( trước 45 tuổi hay do phẩu thuật), thời gian tiền mãn kinh (kéo dài hơn 5 năm).
Thiếu canxi
Nghiện bia rượu Suy yếu thị lực Hay bị té ngã
Thiếu vận động cơ thể.
2/ Tất cả phụ nữ 65 tuổi trở lên.
3/ Phụ nữ sau mãn kinh với tiền sử gãy xương.
4/ Phụ nữ muốn được điều trị phòng chống loãng xương và nếu xét nghiệm MĐX cho thấy họ có MĐX thấp.
5/ Phụ nữ đã từng được điều trị bằng liệu pháp thay thế hormon trong một thời gian dài hơn 10 năm.
II/ ĐIỀU TRỊ:
- Thay đổi các thói quen xấu và nếp sống.
- Điều chỉnh sự thiếu canxi và sinh tố D:
- Lượng calci cần dùng 1000 – 1200mg/ngày.
- Lượng sinh tố D tối thiểu 400UI/ngày.
- Các thuốc chống hủy xương:
– Nhóm hormon và các thuốc giống hormon
Estrogen Replacement 0.625 mg uống/ngày Raloxifen 60 mg/uống/ngày
– Nhóm Bisphosphonates
Alendronat: 10 mg uống/ngày hoặc 70 mg uống/tuần Risedronat: 5mg uống/ngày hoặc 35mg uống/tuần
- Điều trị giảm đau theo bảng hướng dẫn sử dụng thuốc giảm đau của WHO
* Đối tượng cần điều trị:
Theo Tổ chức loãng xương Hoa Kỳ (NOF):
Nếu chỉ số T của mật độ xương trên (-1): không cần điều trị.
Nếu T nằm trong khoảng (-1) đến (-2.4) có gãy xương thì nên điều trị. Nếu T dưới (-2.5) : cần điều trị.
Nữ thời kỳ sau mãn kinh hơn 20 năm. Nữ trên 75 tuổi.