Blog Trang 462

Chẩn đoán và điều trị viêm ruột hoại tử sơ sinh

Viêm ruột hoại tử sơ sinh thường gặp ở trẻ đẻ non, cân nặng thấp. Bệnh có liên quan nhiều đến vấn đề:

Nuôi dưõng bằng đưòng ruột.

Trẻ suy hô hấp kéo dài.

Giảm lưu lượng máu ở hệ thống tạng (ngạt, đa hồng cầu).

Trong bệnh nhiễm trùng.

CHẨN ĐOÁN

Lâm sàng

Giai đoạn sớm

Trẻ li bì, ngủ lịm, nhiệt độ thường không ổn định.

Dịch dạ dày chậm tiêu, ứ dịch khoảng 20%.

Có những cơn ngừng thở ngắn, nhịp tim có thể chậm, hạ đưồng máu.

Giai đoạn tiếp theo

Nôn dịch vàng.

Tưới máu da kém.

Ỉa chảy, có khi ỉa ra máu toàn phần hoặc vi thể.

Bụng chưống, thăm trực tràng đôi khi có máu.

Giai đoạn muộn

Dịch dạ dày nâu đen.

Có sốc.

Bụng chướng, nề, thành bụng có ban đỏ.

Có cảm ứng phúc mạc, viêm phúc mạc.

Xét nghiệm

Máu ngoại biên: BC tăng hoặc giảm, TC giảm.

Khí máu: toan chuyển hoá.

Điện giải đồ: Na giảm, K tăng.

Có thể có rối loạn đông máu.

Cấy phân, tìm máu trong phân.

Chọc dịch màng bụng: Có máu hoặc mủ

Soi cấy dịch tìm vi khuẩn Gram (-)

Xquang sốm: liệt ruột nhẹ

Có bóng hơi trong thành ruột, trong tĩnh mạch cửa và nhánh vào gan. Tràn dịch và khí trong ổ bụng (viêm phúc mạc hoặc thủng ruột).

Chụp bụng 6-8 giờ/lần trong 48 giờ đầu. Sau đó chụp 8-12 giờ/lần cho đến khi bệnh ổn định để phát hiện dấu hiệu bụng ngoại khoa.

Vi khuẩn: nuôi cấy máu, phân và dịch màng bụng (thường do E.coli, Klebsiella, Proteus, Staphylococcus …).

ĐIỀU TRỊ

Dựa vào kháng sinh đồ để dùng kháng sinh cho hợp lý.

Có thể phối hợp cephalosporin thế hệ 3 vối nhóm aminosiđ + metronidazol. Dùng nhóm aminosid hạn chế được thủng ruột trong điều trị viêm ruột hoại tử.

Nuôi dưỡng tĩnh mạch 7-10 ngày (theo dõi diễn biến lâm sàng để quyết định ăn trở lại tử tử).

Can thiệp ngoại khoa:

Mòi ngoại hội chẩn khi có: viêm phúc mạc hoặc tràn khí trong khoang màng bụng, thủng ruột.

Một số điểm chú ý khi nuôi dưỡng trẻ sơ sinh non tháng

Thận trọng khi dùng một số thuốc:

Nhóm xanthin (theophylin, aminosid).

Vitamin E dùng rộng rãi kéo dài.

Indometacin, cocain, cytokin.

Cần thận trọng khi nuôi dưỡng trẻ đẻ non bằng đường ruột, cho trẻ ăn số lượng lốn và tăng nhanh số lượng vối thòi gian không hợp lý sẽ là nguy cơ gây viêm ruột hoại tử.

Cho trẻ ăn từ từ từng lượng nhỏ điều chỉnh tốt thòi gian và số lượng cho bữa ăn có thể phòng được bệnh. Tăng dần không quá 20ml/kg/ngày. Theo dõi và đánh giá tình trạng dung nạp sữa.

Sữa mẹ có nhiều yếu tố bảo vệ (IgA, IgG, IgM… ) là sữa duy nhất làm giảm nguy cơ viêm ruột hoại tử ở trẻ đẻ non.

Giảm tối đa nguy cơ liên quan sản khoa: đẻ non, đẻ ngạt, suy hô hấp kéo dài, đa hồng cầu ở trẻ đẻ non.

Bệnh nhược cơ

1. Đại cương.

Lịch sử:

Nhược cơ là bệnh tự miễn mắc phải của quá trình dẫn truyền thần kinh cơ liên quan tới thương tổn thụ cảm thể achetylcholin. Triệu chứng chính của bệnh là yếu cơ và nhanh mệt khi gắng sức. Các triệu chứng này giảm khi được nghỉ ngơi và khi sử dụng các thuốc kháng men cholineterase. Các cơ vận nhãn thường dễ bị tổn thương nhất nhưng cũng có khi các cơ toàn thân cũng bị ảnh hưởng. Các kháng thể tuần hoàn trong cơ thể kháng lại các thụ cảm thể achotylcholin chiếm 80 – 90% các trường hợp, chống lại trữ lượng IgG và yếu tố bổ thể ở màng sau synap thấy trong tất cả các trường hợp.

Năm 1672, Thomas là người đầu tiên mô tả lâm sàng căn bệnh này. Trên lâm sàng, bệnh biểu hiện với các triệu chứng yếu các cơ tiến triển nặng dần trong ngày kèm theo liệt lưỡi tăng dần khi nói to, nói nhiều.

Năm 1877, Samme Wilks mô tả lâm sàng một trường hợp có thể là nhược cơ. Nữ bệnh nhân này bị liệt nhãn cầu, đi lại khó khăn và tử vong do liệt các cơ hô hấp sau khi phát bệnh 1 tháng.

Erb (1879) và Goldflam (1893) quan sát thấy sự dao động của các triệu chứng, tổn thương chọn lọc các cơ vận nhãn và các dây thần kinh sọ khác và sự nặng dần của các triệu chứng trong ngày.

Năm 1895, Jolly bổ sung thêm 3 điểm chính của bệnh:

+ Thứ nhất: tác giả đặt tên cho bệnh là nhược cơ nặng giả liệt (myasthenia gravis pseudoparalytica).

+ Thứ hai: tác giả đã chỉ ra sự suy kiệt tăng dần của các cơ khi kích thích chúng liên tục và sự phục hồi của chúng khi được nghỉ ngơi.

+ Thứ ba: ông cho rằng chỉ có thể điều trị nhược cơ bằng physostigmine.

Cambel và Bramwel (1900) đã truy cứu 60 trường hợp nhược cơ trong y văn và nhấn mạnh rằng bệnh hay gây tổn thương các cơ được sử dụng nhiều nhất và các triệu chứng thay đổi từng ngày, từng tuần thậm chí biến mất hàng tháng hoặc hàng năm. Các tác giả phỏng đoán rằng bệnh gây ra do một loại độc tố tuần hoàn trong cơ thể, nó tác động lên neuron vận động ngoại vi và làm thay đổi hoạt tính của chúng.

Năm 1905 Buzzard trong khi nghiên cứu autopsy ở bệnh nhân nhược cơ đã phát hiện ra sự xâm lấn lympho lan tràn trong cơ và các cơ quan khác cùng sự đa sản lympho của tuyến ức. Ông kết luận rằng cách tốt nhất để tiếp cận bệnh nhược cơ là qua con đường nghiên cứu hệ lympho.

Năm 1901 Laquer và Weigst quan sát thấy sự liên quan giữa u tuyến ức và bệnh nhược cơ nhưng phải mãi đến năm 1936 Blalock và Cowrkers cho thấy rằng phẫu thuật lấy u tuyến ức có tác dụng thuận lợi ở bệnh nhân nhược cơ. Tính đắc dụng của mổ tuyến ức trong điều trị nhược cơ còn được Blalock thông báo tiếp trong các y văn năm 1944.

Vào những năm 1960, người ta đã thấy rằng khoảng 15% bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức và 65% có đa sản tuyến ức. Tuy phẫu thuật tuyến ức sớm được công nhận là một phương pháp điều trị nhược cơ nhưng những chỉ định sao cho đạt được tác dụng dài vẫn luôn là vấn đề cần bàn cãi.

Năm 1934, Walker nhận thấy rằng các triệu chứng của bệnh nhược cơ giống như ngộ độc cura và ông phỏng đoán rằng có thể dùng physostigmine để điều trị bệnh. Thật lý thú là cũng vào năm đó Dale và Feldberg đã quan sát thấy achetylcholin được giải phóng vào xynap thần kinh – cơ.

Neostrigmine dùng theo đường uống được sử dụng điều trị nhược cơ từ năm 1935. Các thuốc kháng men cholintererase khác, rydostrigmine và ambenonium đã được khuyến cáo sử dụng điều trị bệnh vào hai thập kỷ sau đó.

Việc sử dụng corticoid trong điều trị nhược cơ vào những năm 1950 không đạt được kết quả mong muốn. Phải tới năm 1970 hiệu quả và tính an toàn của prednisone dùng cách nhật mới được công nhận.

Điều trị ức chế miễn dịch trong nhược cơ được sử dụng năm 1968.

Từ 1976, thẩm phân máu (plasmapheresis) và dùng immunglobuline đường tĩnh mạch được chỉ định cho các bệnh nhân kháng các phương pháp điều trị khác.

Phân loại:

Phân loại lâm sàng theo Osserman:

Cho tới nay việc phân loại bệnh nhược cơ về lâm sàng theo Osserman là phổ biến nhất.

Phân loại này được tác giả đề xuất vào năm 1958 và sau đó là Osserman và Genkin (1971). Nhược cơ được chia thành các nhóm:

Nhóm I: các cơ vận nhãn (15 – 20%). Nhóm IIA: nhược cơ nhẹ toàn thân (30%).

Nhóm IIB: nhược cơ toàn thân mức độ vừa (20%). Nhóm III: nhược cơ đột ngột cấp tính (11%).

Nhóm IV: nhược cơ muộn, nặng nề (9%).

Phân loại này có lợi ích trong việc xác định các giai đoạn của bệnh. Nhưng sự phân biệt của các nhóm chỉ dựa trên các tiêu chuẩn chủ quan.

Dịch tễ:

Bệnh nhược cơ có tỷ lệ mới mắc hàng năm (annual incidence) thấp nhất là 2 – 5 và cao nhất là 10,4/1 triệu dân. Các thống kê tỷ lệ hiện hành dao động từ 25 – 125/1 triệu dân.

Tỷ lệ tử vong theo tuổi khoảng 1/1 triệu dân (1977). Tuy nhiên cùng với sự phát triển của các phương pháp điều trị tiên tiến tỷ lệ này đã giảm dần.

Tỷ lệ mắc bệnh tính theo giới tính: nam/nữ =  2 .

Bệnh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng nữ giới hay mắc bệnh vào thập kỷ thứ 3 và nam giới vào thập kỷ thứ 6 và 7 của cuộc đời.

Tuổi khởi phát bệnh trung bình là 28 tuổi đối với nữ và 42 tuổi đối với nam.

ở nhóm bệnh nhân trẻ em và người trẻ tuổi tỷ lệ nữ cao hơn nam và ngược lại ở nhóm bệnh nhân tuổi > 50.

2. Bệnh căn, bệnh sinh

2.1. Bệnh căn:

Các kết quả nghiên cứu nhược cơ trên thực nghiệm đã thiết lập được mô hình nhược cơ rõ rệt. Sự mẫn cảm với các thụ cảm thể achetylcholin đã tạo nên các tự kháng thể có vai trò bệnh sinh dẫn tới tổn thương chức năng của thụ cảm thể achetylcholin trong khớp thần kinh – cơ.

2.2. Bệnh sinh:

Quá trình bệnh sinh của nhược cơ rất phức tạp, quá trình mẫn cảm thụ cảm thể achetylcholin vẫn còn chưa rõ ràng. Sự kiện nào “điểm hoả” cho quá trình mẫn cảm đó vẫn chưa được biết. Dưới đây chỉ trình bày hiệu ứng bệnh sinh của các kháng thể thụ cảm thể achetylcholin.

Có hai cơ sở chính khẳng định có kháng thể kháng thụ cảm thể achetylcholin ở khớp thần kinh – cơ của bệnh nhân nhược cơ:

+ Sự tương quan tỷ lệ của thụ cảm thể achetylcholin được phân lập từ cơ của bệnh nhân nhược cơ đồng bộ với IgG.

+ IgG khu trú ở màng sau xynap của khớp thần kinh – cơ của các cơ bị bệnh.

Kháng thể thụ cảm thể achetylcholin có thể gây tổn thương sự dẫn truyền thần kinh cơ qua các con đường sau:

  • Gây tổn thương chức năng các kênh ion của thụ cảm thể acetylcholin
  • Cản trở việc gắn achetylcholin vào thụ cảm thể acetylcholin
  • Gây thay đổi cấu trúc với bổ thể ở khe synap
  • Làm thay đổi thụ cảm thể achetylcholin do các kháng thể.

Trong đó chỉ có hai cơ chế cuối cùng được coi là có tác dụng làm giảm mật độ của các thụ cảm thể achetylcholin ở khớp thần kinh – cơ.

  • Hiệu ứng với kênh ion (ion channel effects):

Các nghiên cứu không phát hiện được hiệu ứng của kháng thể với hoạt tính kênh của thụ cảm thể achetylcholin trong nhược cơ hoặc nhược cơ thực nghiệm trong khi nghiên cứu invitro. Tuy nhiên, sự tính toán cũng cho biết được thời khoảng trung bình của các lần mở kênh ion và tốc độ trung bình của một số lượng lớn các kênh ion. Phân tích các đáp ứng của từng kênh thụ cảm thể achetylcholin vẫn còn tiếp tục được nghiên cứu. Để xác định điện thế kênh và loại trừ hoàn toàn một hiệu ứng của kháng thể lên hoạt động của kênh trong nhược cơ.

  • Các kháng thể chẹn (blocking antibodies):

Các kháng thể chẹn kết gắn của α- bungaroboxin vào thụ cảm thể achetylcholin đã được phát hiện ở 10 – 80% của các huyết thanh nhược cơ. Tuy nhiên trong đa số trường hợp các kháng thể chẹn chỉ có rất ít (khoảng dưới 1% tất cả các kháng thể thụ cảm thể achetylcholin), trong khi hiệu ứng tới sự dẫn truyền thần kinh – cơ lại rất rõ rệt ở một số bệnh nhân. Bởi vậy cần nhấn mạnh rằng không phải tất cả các kháng thể kháng thụ cảm thể achetylcholin chẹn kết gắn α- bungaroboxin invitro lại gây tổn thương dẫn truyền thần kinh – cơ.

  • Hiệu ứng bổ thể (complement effect):

Bệnh sinh của nhược cơ bao gồm cả vai trò của các bổ thể. Các kháng thể kháng thụ cảm thể achetylcholin ở người đã được gắn bổ thể sẽ phân huỷ cơ nếu bổ thể được sử dụng có lợi cho hệ thống này. Sự kết gắn bổ thể hoạt hoá pha phân huỷ của chuỗi phản ứng bổ thể xảy ra ở khớp thần kinh – cơ. Các yếu tố bổ thể xuất hiện ở màng sau xynap và ở các cấu trúc túi đổ vào khe xynap. Quá trình này có thể bảo vệ tế bào trước sự tràn ngập của dịch ngoài bào và Ca++ nhưng sau đó làm tổn thương achetylcholin và phá huỷ khe xynap.

  • Những thay đổi do kháng nguyên:

Các kháng thể kháng thụ cảm thể làm tăng mức độ thoái cấp của các thụ cảm thể acetylcholin trong liệt cơ.

3. Lâm sàng.

3.1. Đặc điểm lâm sàng chung:

Dưới tên gọi bệnh nhược cơ nặng giả liệt, bệnh có thể tóm tắt như sau:

Các cơ không bị liệt nhưng ở tình trạng dễ mệt mỏi cực kỳ cao. Người ta có thể dễ dàng làm nổi rõ đặc điểm này bằng cách: để cho người bệnh ở trạng thái nghỉ tuyệt đối một thời gian ngắn, sau đó yêu cầu họ thực hiện các động tác luân phiên nhau như mở mắt rồi nhắm mắt, hay duỗi rồi co các ngón tay, sau một số động tác vận động trở nên càng khó khăn và lát sau không thể nào thực hiện được, bệnh nhân không còn khả năng ngay cả việc giữ cho các mi mắt trên ở tư thế bình thường, mà phải chịu sa mi (ptosis).

Chỉ cần để người bệnh ở trong trạng thái nghỉ ngơi trong một hay hai phút thì các rối loạn vận động sẽ biến mất, rồi lại một thử nghiệm gắng sức mới ngay lúc ấy lại làm tái xuất hiện các rối loạn trước đó. Sự giả liệt này không phải chỉ xảy ra ở các cơ nâng mi mà còn xuất hiện ở các cơ khác khi hoạt động gắng sức.

Tính chất biến đổi của rối loạn nhược cơ này thường diễn ra trong quá trình của một ngày: sáng sớm, sau thức dậy, người bệnh cảm thấy thực tế mình ở trạng thái bình thường, nhưng sau đó cơ bắt đầu bị yếu sau các gắng sức đầu tiên, rồi hồi phục lại ngay sau một lúc nghỉ ngắn, tiếp sau chỉ với chút gắng sức ngày càng nhỏ nhưng cơ nhược lại càng tăng hơn và ngay lúc ấy khả năng hồi phục lại kém hơn, dù thời gian nghỉ có được kéo dài hơn.

Bệnh có đặc điểm là thường xuyên gặp ở một số cơ nhất định trong cơ thể. Hệ cơ bên ngoài của mắt thường bị xâm phạm nhiều nhất (trong 40% trường hợp, nó là dấu hiệu đầu tiên). Sa mi hầu như là hằng định trong khoảng 80% trường hợp. Các cơ vận động nhãn cầu phân bố bởi các dây thần kinh sọ não III, IV, VI cũng bị nhược ở các mức độ khác nhau, khiến người ta dễ lầm với chứng liệt mắt. Tuy vậy, nếu khám xét cẩn thận, vẫn có thể tránh được nhầm lẫn này, vì lẽ trạng thái giả liệt hay biến đổi trong quá trình của một ngày và ngày này với ngày khác.

Định khu của rối loạn nhược cơ không thể giải thích được bằng định khu phân bố thần kinh và hội chứng mắt càng không bao giờ lý giải bằng sự xâm phạm toàn bộ các đôi dây thần kinh sọ não. Các cơ bên trong của mắt thường không bị ảnh hưởng.

Tiếp đến các cơ ở mặt, cơ nhai, cơ nuốt, cơ phát âm cũng thường rất hay bị bệnh. Các cơ dưới da của mặt cũng bị như vậy, tạo nên vẻ mặt ngây dại, bất động và buồn rầu, đặc trưng nhất là khi có kết hợp với sa mi hai bên. Nhược các cơ nhai dễ được phát hiện sau bữa ăn, thường không khổ sở bằng nhược các cơ hầu và màn hầu – khẩu cái, làm cho động tác nuốt rất khó khăn và đôi khi không thể nuốt được. Nếu bảo bệnh nhân đếm sẽ phát hiện được nhược các cơ thanh quản. Các cơ ở cổ và gáy bị bệnh cũng không phải là hiếm.

Mức độ yếu của các cơ ở chi trên không quan trọng bằng các nhóm cơ kể trên. Vả lại định khu nhược cơ lại khu trú khá đặc biệt ở các cơ của gốc chi, cơ nhị đầu và cơ duỗi chung các ngón tay. Rối loạn nhược cơ lan rộng hiếm hơn ở các cơ thân và chi dưới. Cần lưu ý nếu các cơ hô hấp phụ bị xâm phạm thì cơ hoành vẫn co một cách bình thường.

Tóm lại, khu trú chủ yếu của các rối loạn nhược cơ tương ứng với các khu vực cơ được phân bố thần kinh bởi các dây thần kinh xuất phát từ thân não và tủy cổ. Tuỳ theo khu vực tổn thương, bệnh nhược cơ sẽ được biểu hiện dưới dạng của một thể lan toả mắt đơn thuần, hành tủy hay cả các vùng khác; chỉ trong các trường hợp rất hiếm, nó mới được giới hạn ở các cơ của ngọn các chi.

* Đặc điểm lâm sàng của các nhóm:

+ Nhóm I:

Biểu hiện lâm sàng chỉ hạn chế ở các cơ ngoài mắt (như cơ nâng mi) có thể có yếu các cơ khác nếu thăm khám lâm sàng kỹ càng. Một vài bệnh nhân của nhóm này có biểu hiện bệnh cơ của các cơ ngoại vi trên điện cơ đồ. Đây chính là nguy cơ rất lớn chỉ điểm cho sự tiến triển nặng của bệnh. Gần 40% bệnh nhân thuộc nhóm I ở giai đoạn đầu tiến triển thành nhược cơ toàn thân.

+ Nhóm IIa:

Nhược cơ toàn thân mức độ nhẹ có tổn thương các cơ sọ, chi và thân; có thể gây tổn thương các cơ hô hấp. Các triệu chứng thường đáp ứng tốt với các thuốc kháng cholinesteraze. Tỷ lệ tử vong thấp.

+ Nhóm IIb:

Các bệnh nhân này bị nhược cơ toàn thân mức độ vừa. Các biểu hiện lâm sàng thường là nhìn đôi, sụp mi, nói ngọng, nuốt sặc, nghẹn, ăn uống khó khăn, yếu các chi, không luyện tập được.

+ Nhóm III:

Bệnh diễn biến nhanh, thường khởi phát rất đột ngột. Bệnh nhân có đầy đủ các triệu chứng và đạt mức độ nặng nề nhất trong vòng 6 tháng. Tổn thương các cơ hô hấp xuất hiện sớm cùng với yếu các cơ vận nhãn, thân, các chi. Các triệu chứng chỉ đáp ứng rất kém với thuốc kháng cholinesterase. Nhóm này thường có các cơn nhược cơ nặng nề và có tỷ lệ tử vong cao, u tuyến ức hay gặp ở các bệnh nhân nhóm này.

+ Nhóm IV:

Bệnh nhân nhóm này có bệnh cảnh lâm sàng nặng nề nhưng tiến triển từ từ, xuất hiện sau khi bệnh nhân đã có các triệu chứng của nhóm nhược cơ nhẹ từ hai năm trở nên, tỷ lệ bệnh nhân có u tuyến ức của nhóm này cao hơn của nhóm I và II. Tiên lượng dè dặt.

4. Cận lâm sàng.

4.1. Kháng thể kháng thụ cảm thể achetylcholin:

Khoảng 74% bệnh nhân nhược cơ toàn thể mắc phải và 50% nhược cơ vận nhãn có kháng thể kết hợp với thụ cảm thể ACh tìm thấy trong huyết thanh. Nồng độ kháng thể rất khác nhau ở từng bệnh nhân mặc dù mức độ nặng lâm sàng của họ tương đương nhau. Điều đó chứng tỏ nồng độ kháng thể ACh không thể lấy được làm tiêu chí để đánh giá mức độ nặng nề của bệnh ở từng bệnh nhân. Gần 10% bệnh nhân không có kháng thể kết hợp (gắn kết) kể trên nhưng có các kháng thể khác. Các kháng thể này làm thay đổi sự tái hồi của thụ cảm thể ACh trong môi trường tổ chức.

Nồng độ của kháng thể kết gắn có thể thấy ở giai đoạn khởi phát và tăng dần sau đó. Nhiều nghiên cứu cho thấy ở giai đoạn đầu của bệnh nồng độ này hầu như bình thường. Nồng độ các kháng thể kết gắn đôi tăng ở các bệnh nhân có lupus ban đỏ hệ thống, các bệnh viêm hệ thần kinh ngoại vi, sơ não-tủy rải rác, bệnh nhân viêm khớp dạng thấp có dùng D-penicilamine và u tuyến ức có nhược cơ và ở người có quan hệ huyết thống với bệnh nhân nhược cơ.

Nói chung tăng nồng độ kháng thể kết gắn với thụ cảm thể ACh ở một bệnh nhân với bệnh cảnh lâm sàng tương ứng có thể khẳng định chẩn đoán. Tuy nhiên nồng độ bình thường của kháng thể này không thể loại trừ nhược cơ.

4.2. Nghiên cứu điện cơ:

  • Kích thích liên tục dây thần kinh:

Khi kích thích liên tục dây thần kinh bằng các kích thích tần số thấp, biên độ của điện thế đáp ứng thứ 4 hoặc thứ 5 sẽ giảm đi ít nhất 10%. Sự giảm biên độ điện thế đáp ứng với kích thích tần số thấp này thường thấy ở các cơ gốc (proximal) như các cơ mặt, cơ nhị đầu cánh tay, cơ delta, cơ thang hơn là ở các cơ bàn tay.

Donald và cộng sự thấy rằng ở bệnh nhân nhược cơ 61% có giảm biên độ điện thế đáp ứng ở các cơ bàn tay hoặc cơ thang.

  • Ghi điện cơ bằng điện cực kim:

Với phương pháp ghi điện cơ bằng điện cực kim, người ta có thể loại trừ các bệnh giống như nhược cơ hoặc đồng phát cùng bệnh nhược cơ như viêm cơ hoặc bệnh cơ do tuyến giáp. Bệnh rối loạn dẫn truyền thần kinh – cơ có thể gây nên những thay đổi hình dáng hoặc biên độ của điện thế các biên độ vận động.

  • Ghi điện sợi cơ:

Đây là phương pháp chẩn đoán nhậy nhất đối với bệnh lý dẫn truyền thần kinh – cơ. Người ta thấy tăng ở hầu như tất cả bệnh nhân nhược cơ. Jitter lớn nhất ở các cơ bị yếu nhưng ở các cơ bình thường nó cũng thay đổi. Những bệnh nhân bị yếu cơ nhẹ hoặc chỉ bị yếu các cơ vận nhãn có thể chỉ có tăng Jitter khi ghi điện sợi cơ ở các cơ mặt.

Tuy Jitter có độ nhậy rất cao nhưng nó không đặc hiệu cho sự rối loạn dẫn truyền thần kinh – cơ. Các bệnh khác của đơn vị vận động cũng cho thấy tăng Jitter, chính vì vậy khi ghi điện cơ từng sợi mà thấy tăng Jitter thì cần ghi EMG thông thường để loại trừ bệnh neuron (neuron pathy) và bệnh cơ. Một cơ yếu có Jitter bình thường sẽ loại trừ tổn thương dẫn truyền thần kinh – cơ.

  • Phản ứng Jolly:

Kích thích cơ bằng dòng điện Faraday trong 1 – 2 phút thấy mức độ co cơ giảm dần và tới mức độ mất co cơ. Sau 1- 2 phút nghỉ ngơi khả năng co cơ lại hồi phục.

4.3. Nghiên cứu miễn dịch tế bào:

IgG và các thành phần bổ thể C3, C9 và MAC có thể được khu trú ở khớp thần kinh – cơ bệnh nhân nhược cơ. Sự lắng đọng các yếu tố miễn dịch được phát hiện thấy ngay cả khi không thấy kháng thể trong huyết thanh. Chúng còn thấy ở khớp thần kinh – cơ các cơ thân của các bệnh nhân chỉ bị nhược cơ vận nhãn.

Những sự lắng đọng miễn dịch trên không thấy ở các khớp thần kinh-cơ của các bệnh khác. Trong hệ Lambert-Eaton có thể thấy IgG gắn với màng trước xynap.

4.4. Tuyến ức và bệnh nhược cơ:

Người ta thấy rõ ràng rằng những thay đổi của tuyến ức có liên quan tới bệnh nhược cơ, tuy nhiên bản chất của mối quan hệ này ra sao cho tới nay vẫn còn là vấn đề được bàn cãi nhiều.

10% bệnh nhân nhược cơ có u tuyến ức và 70% có tăng sản tuyến ức đã chỉ ra một đáp ứng miễn dịch tương đối mạnh. ở những vùng tổ chức lympho nhất định, tế bào B đã tác động với tế bào T và sinh ra kháng thể.

Bản thân tuyến ức hàm chứa tất cả những yếu tố cần thiết cho quá trình bệnh sinh của nhược cơ (tế bào myoid như là một kháng nguyên thụ cảm thể achetylcholin, các tế bào biểu hiện tính kháng nguyên và tế bào miễn dịch T).

Tổ chức tuyến ức của bệnh nhân nhược cơ có thể tạo kháng thể thụ cảm thể ACh khi cấy vào chuột bị yếu miễn dịch. Tuy nhiên vai trò của tuyến ức trong bệnh sinh nhược cơ là nguyên phát hay thứ phát thì còn chưa chắc chắn.

U tuyến ức của các bệnh nhân nhược cơ là u lành tính, có phân hoá rõ, có vỏ bọc và có thể mổ lấy bỏ toàn bộ. Hình như thymoma không phải do tăng hoạt tính kéo dài, bởi bệnh nhược cơ có thể xuất hiện sau mổ lấy tuyến ức hàng năm trời.

5. Chẩn đoán.

5.1. Chẩn đoán lâm sàng:

Chẩn đoán lâm sàng bệnh nhược cơ căn cứ vào các đặc điểm sau:

  • Từng cơ nhóm cơ mệt mỏi nhanh chóng khi chúng hoạt động gắng sức. Vì vậy bệnh cảnh lâm sàng nặng nhất vào cuối ngày. Kiểm tra dấu hiệu Simpson thấy dương tính (cho bệnh nhân nhìn ngước lên tối đa và duy trì động tác; ta thấy khe mi của bệnh nhân hẹp dần do mỏi cơ nâng mi tới khi bệnh nhân sụp mi hoàn toàn).
  • Sau khi được nghỉ ngơi ít phút sức cơ của các cơ hoặc nhóm cơ đó lại được phục hồi.
  • Thường gặp ở các cơ không được chi phối bởi cùng một dây thần kinh.
  • Thường khởi phát với các cơ vận nhãn, họng hầu.
  • Các triệu chứng không ổn định về mức độ nặng nhẹ. Cũng có khi tiến triển thành đợt.
  • Không có rối loạn cảm giác, không đau, không có teo cơ hoặc rung giật bó sợi cơ.
  • Cải thiện nhanh chóng thậm chí hết liệt sau khi được tiêm các thuốc ức chế men cholinesterase.

5.2. Các test lâm sàng:

  • Test prostigmine:

Khi bệnh nhân đang ở tình trạng suy nhược cơ do làm phản ứng điện hay sau khi vận động liên tiếp, nhanh hay duy trì co cơ lâu, nếu được tiêm prostigmin thì sức cơ sẽ trở lại dần tới bình thường trong vòng nửa giờ.

Tiêm tĩnh mạch 0,5mg prostigmin hoặc tiêm dưới da 1,5mg prostigmin.

  • Test tensilon (cách làm như trên):

Tiêm từ 2 – 10mg edrophoniumchlorid (tensilon) vào tĩnh mạch (trẻ em từ 1 – 5 mg), sức cơ sẽ hồi phục rất nhanh trong mấy phút.

5.3. Chẩn đoán điện:

  • Phản ứng Jolly dương tính:
  • Kích thích điện liên tục dây thần kinh: dương tính khi biên độ đáp ứng với kích thích thứ 4 hoặc thứ 5 giảm ít nhất 10% so với đáp ứng đầu tiên.
  • Ghi điện sợi cơ thấy có tăng Jitter.

Nói chung về chẩn đoán nhược cơ mỗi phương pháp chẩn đoán có một giá trị riêng và có hạn chế nhất định.

Tiêm tensilon tĩnh mạch sẽ có đáp ứng tốt ở bệnh nhân sụp mi hoặc nhược cơ vận nhãn nhưng kém tác dụng ở trường hợp yếu các cơ khác.

Tăng kháng thể kết gắn thụ cảm thể ACh có thể khẳng định được nhược cơ nhưng nếu bình thường càng không loại trừ được bệnh.

Kích thích liên tục có thể khẳng định được tổn thương dẫn truyền thần kinh – cơ tuy nhiên nó không đặc hiệu cho nhược cơ và thường có kết quả bình thường ở bệnh nhân bị nhẹ hoặc chỉ bị cơ vận nhãn.

Đo Jitter bằng ghi điện sợi cơ nhậy nhất đối với dẫn truyền thần kinh – cơ và có kết quả không bình thường ở hầu hết bệnh nhân nhược cơ, nếu một cơ yếu có Jitter bình thường có thể loại trừ được nhược cơ. Tuy nhiên Jitter cũng còn thay đổi ở các bệnh lý khác của đơn vị vận động có rối loạn dẫn truyền thần kinh – cơ.

Xem thêm: Điều trị và dự phòng bệnh nhược cơ

Sơ cứu Chảy máu

Nếu bạn chảy máu thì đừng chạm vào máu của người khác, luôn luôn sử dụng găng tay hoặc một vật che chắn bằng plastic.

  • Nếu họ có thể tự sơ cấp cứu được, hãy để họ tự rửa vết thương và tự băng bó vết thương.
  1. Rửa vết thương bằng nước ấm và xà phòng.
  1. Bạn muốn chắc chắn rằng không có các hạt bụi nhỏ nào trong vết thương, thì hãy sử dụng bất cứ cái gì có thể làm cho vết thương không bị dính vết bẩn.
  2. Nếu có một vật gì đó lớn ở trong vết thương hoặc một vật gì đó vẫn bị mắc kẹt ở trong vết da (dao, kim loại, que gỗ nhỏ, v.v…) ĐỪNG LẤY VẬT ĐÓ RA, hãy băng xung quanh vết thương và tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức.
  3. Băng bó vết thương bằng băng gạc sạch và buộc chặt để cầm máu.
  4. Để cầm máu hãy nhớ thư giãn, và làm chậm nhịp  tim  đập,  nâng  cao  (nâng  cao  vết thương cao hơn tim nếu có thể), băng bó trực tiếp vết thương bằng băng gạc.
  1. Nếu vết thương chảy máu qua các băng, thì hãy quấn thêm băng gạc ở trên.

Nếu bạn không thể tiếp cận được với các vật liệu cần thiết để xử lý vết thương, hãy thực hiện từ bước 3 đến bước 4 ngay lập tức với bất kỳ vật liệu băng bó nào sẵn có, sau đó thực hiện từ bước 1 đến bước 4 ngay khi có được các vật liệu thích hợp để sơ cứu.

Trileptal

Thuốc Trileptal
Thuốc Trileptal

TRILEPTAL

NOVARTIS

Viên nén dễ bẻ 300 mg: hộp 50 viên.

THÀNH PHẦN

cho 1 viên
Oxcarbazepine 300 mg

DƯỢC LỰC

Trong những nghiên cứu dược lý trên súc vật, oxcarbazepine và chất chuyển hóa dẫn xuất monohydroxy (MHD) biểu hiện tác dụng chống co giật mạnh và hữu hiệu, cho thấy rằng thuốc trị liệu hữu hiệu chủ yếu trên động kinh dạng co cứng cơn lớn hoặc cơn nhỏ.

Mặc dù cơ chế chính xác của tác động của hầu hết các thuốc chống động kinh chưa được hiểu biết một cách chi tiết, người ta cho rằng các thuốc trong nhóm này tác động bằng cách thay đổi hoạt tính của chất trung gian cơ bản của kích thích thần kinh, cụ thể là kênh ion của điện thế và của dẫn truyền thần kinh trong não. Theo những khám phá gần đây, oxcarbazepine và MHD có thể có tác động chống co giật bằng cách phong bế kênh natri phụ thuộc điện thế trong não. Ở nồng độ điều trị, cả hai hợp chất làm giới hạn dòng chảy lặp đi lặp lại với tần suất cao kéo dài của hoạt động phụ thuộc natri trên tế bào thần kinh chuột trong mẫu cấy tế bào, tác động này có thể góp phần vào ức chế sự lan truyền hoạt động động kinh từ ổ gây động kinh. Thêm vào đó, bằng chứng từ một nghiên cứu in vitro ở những lát cắt của hồi hải mã chuột cho thấy rằng hoạt động chống động kinh của đồng phân racemic MHD, và cả hai cấu hình của nó cũng được cân bằng bởi kênh kali.

DƯỢC ĐỘNG HỌC

Hấp thu: Oxcarbazepine được hấp thu nhanh chóng và hoàn toàn qua đường tiêu hóa. Thuốc được khử nhanh chóng và hầu như hoàn toàn thành chất chuyển hóa có hoạt tính dược lý 10, 11-dihydro-10-hydroxy-carbamazepine (dẫn xuất monohydroxy, MHD), chất này đạt đến các nồng độ cao hơn vài lần trong huyết tương so với thuốc dưới dạng không đổi. Khả dụng toàn thân của MHD tăng nhẹ nhưng chỉ có ý nghĩa khi oxcarbazepine được dùng chung với thức ăn. Phân phối: chỉ một phần rất nhỏ (40%) chất chuyển hóa có hoạt tính MHD gắn với protein huyết thanh, chủ yếu với albumin. Thể tích phân phối là 0,7-0,8 l/kg (MHD).

Do bị khử nhanh chóng, nồng độ trong huyết thanh của oxcarbazepine có thể được bỏ qua và chủ yếu xét đến chất chuyển hóa MHD. Dùng các liều duy nhất 150 đến 600 mg oxcarbazepine, diện tích dưới đường cong nồng độ trung bình trong huyết tương của MHD có tương quan tuyến tính với liều lượng ; nồng độ tối đa trung bình trong huyết tương sau các liều 300 và 600 mg ở dạng viên nén tương ứng là 13,9 và 23,6 mmol/l. Nồng độ tối đa trong huyết tương đạt được trong vòng 4 giờ.

Chuyển hóa: oxcarbazepine được chuyển hóa rộng rãi ở người, dưới 1% liều dùng được đào thải trong nước tiểu dưới dạng không đổi. Thuốc bị khử nhanh chóng thành MHD có hoạt tính dược lý như là chất chuyển hóa chủ yếu. Các chất chuyển hóa phụ là các chất liên hợp glucuronic và sulfate trực tiếp của oxcarbazepine và chất chuyển hóa 10, 11-dihydro-10, 11- dihydroxy.

Đào thải: thời gian bán hủy đào thải của MHD trong huyết tương người trung bình là 9 giờ, sau khi dùng các liều duy nhất oxcarbazepine ; thanh thải toàn phần trong huyết tương là 3,6 l/giờ. Khi uống nhiều liều liên tiếp oxcarbazepine, dược động của thuốc dạng nguyên vẹn và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó không thay đổi, cho thấy không có tích tụ thuốc. Oxcarbazepine được đào thải hoàn toàn ; hơn 95% liều dùng, chủ yếu dưới dạng các chất chuyển hóa, xuất  hiện trong nước tiểu trong vòng 10 ngày. Các dạng tự do và liên hợp của MHD chiếm 60% lượng được đào thải qua thận và phần chất chuyển hóa liên hợp phụ chiếm khoảng 5-15% cho mỗi chất.

Đặc điểm của bệnh nhân: trên bệnh nhân mắc bệnh động kinh, liều hàng ngày 600 đến 1800 mg oxcarbazepine dạng viên cho những nồng độ ở trạng thái ổn định của chất chuyển hóa MHD trong khoảng 8,3-107,3 mmol/l. Các giá trị tương tự cũng đạt được với liều hàng ngày 1200 đến 2100 mg oxcarbazepine dạng hỗn dịch. Một vài bệnh nhân có thể cần liều cao hơn. Nồng độ ở trạng thái bền vững cao nhất được tìm thấy là 177 mmol/l. Ở bệnh nhân dùng duy nhất một  loại thuốc là oxcarbazepine, người ta tìm được mối liên hệ tuyến tính giữa liều hàng ngày từ 300 đến 2700 mg và nồng độ trong huyết tương của MHD. Không có mối liên hệ rõ ràng tồn tại giữa nồng độ trong huyết tương và hiệu quả điều trị.

Nồng độ ở trạng thái bền vững của MHD trên trẻ em mắc bệnh động kinh cũng tương tự như ở người lớn.

Ở người già, nồng độ tối đa trong huyết tương và diện tích dưới đường cong của MHD cao hơn đáng kể so với người trẻ tuổi, điều này có thể là do có sự suy giảm vừa phải chức năng thận.

Không cần các khuyến cáo đặc biệt về liều lượng trong những trường hợp này vì liều điều trị được điều chỉnh tùy theo từng người. Cho đến nay, dược động của oxcarbazepine và MHD chưa được nghiên cứu trên bệnh nhân suy gan. Tình trạng suy thận trung bình cũng ảnh hưởng một ít đến MHD và oxcarbazepine trong huyết tương. Tuy nhiên, do nồng độ MHD liên hợp trong huyết tương gia tăng có ý nghĩa, điều này có thể làm tăng cao hơn nồng độ của MHD tự do, ở bệnh nhân suy thận nặng (thanh thải creatinin <= 30 ml/phút), nên giảm khoảng một nửa liều oxcarbazepine.

CHỈ ĐỊNH

Động kinh toàn thể nguyên phát có kèm cơn co cứng-co giật (tonic clonic). Động kinh cục bộ, có hoặc không kèm theo cơn toàn thể hóa thứ phát.

CHỐNG CHỈ ĐỊNH

Quá mẫn đã biết với oxcarbazepine. Bloc nhĩ thất.

CHÚ Ý ĐỀ PHÒNG và THẬN TRỌNG LÚC DÙNG

Chỉ nên dùng Trileptal khi có sự theo dõi y khoa.

Trong quá trình điều trị với Trileptal, có thể bị giảm natri huyết. Do đó, nên kiểm tra natri huyết trước khi bắt đầu điều trị và sau đó trong những khoảng cách thời gian đều đặn. Cần theo dõi cẩn thận bệnh nhân có nồng độ natri trong huyết thanh thấp và bệnh nhân được điều trị với thuốc lợi tiểu.

Nếu trong quá trình điều trị mà lượng bạch cầu hay tiểu cầu thấp hay giảm xuống, nên theo dõi bệnh nhân và công thức máu cẩn thận. Nên ngưng Trileptal nếu có dấu hiệu chèn ép tủy đáng kể.

Nếu xuất hiện các dấu hiệu và triệu chứng gợi ý cho phản ứng trầm trọng trên da (như hội chứng Stevens-Johnson), nên ngưng ngay Trileptal. Nên cho bệnh nhân biết các dấu hiệu ngộ độc sớm của những phản ứng nêu trên như sốt, nổi ban, sang thương trong miệng, bầm giập, ban xuất huyết. Khuyên họ nên đi khám bác sĩ ngay nếu xuất hiện những phản ứng như trên. Nên theo dõi cẩn thận bệnh nhân suy thận, suy gan hay suy tim, và người già vì nhóm người này có nguy cơ bị tác dụng ngoại ý cao hơn (xem phần Dược lực).

Oxcarbazepine ít có tác dụng cảm ứng enzyme hơn carbamazepine ; nếu ở bệnh nhân được trị liệu bằng nhiều loại thuốc, trong đó carbamaz pine hay những thuốc chống động kinh khác có tác động cảm ứng enzyme được ngưng và thay thế bởi Trileptal, nên theo dõi các nồng độ trong huyết thanh của thuốc chống động kinh dùng đồng thời để tránh khả năng gây độc tính ; có thể cần thiết phải giảm liều của thuốc dùng phối hợp (xem phần Tương tác thuốc).

Như những thuốc chống động kinh khác, nên tránh ngưng đột ngột Trileptal. Nên giảm dần dần liều để giảm khả năng thúc đẩy cơn động kinh, nghĩa là sự tăng cơn động kinh hay tình trạng động kinh liên tục khi ngưng thuốc.

Nếu bắt buộc phải ngưng Trileptal một cách đột ngột, như trong trường hợp bị phản ứng phụ trầm trọng, sự chuyển đổi sang một thuốc chống động kinh khác nên được thực hiện dưới ảnh hưởng của một thuốc thích hợp (như diazepam tiêm tĩnh mạch, đặt trực tràng, phenytoin tiêm tĩnh mạch) và phải được theo dõi chặt chẽ.

Khi bệnh nhân có dị ứng với carbamazepine được chuyển sang dùng oxcarbazepine, nên cẩn thận vì đã có báo cáo về một vài trường hợp xảy ra dị ứng chéo. Điều này có thể do cấu trúc của hai hợp chất tương tự nhau.

Bệnh nhân được điều trị với Trileptal nên tránh uống rượu do có thể làm tăng tác dụng an thần của thuốc.

Tác động trên khả năng điều khiển xe và máy móc: khả năng phản xạ của bệnh nhân có thể bị giảm do chứng chóng mặt và buồn ngủ gây ra do Trileptal. Bệnh nhân nên đặc biệt cẩn thận khi lái xe hay vận hành máy móc.

LÚC CÓ THAI và LÚC NUÔI CON BÚ

Ở chuột, thử nghiệm sinh sản bao gồm khả năng sinh sản của chuột đực và chuột cái, quá trình mang thai và cho con bú không bị ảnh hưởng bất lợi do oxcarbazepine cho đến liều 150 mg/kg. Không có bằng chứng về khả năng gây quái thai ở chuột nhắt và thỏ. Tuy nhiên, một trong hai nghiên cứu ở chuột lớn cho thấy oxcarbazepine gây quái thai khi dùng tới liều từ 300 đến 1000 mg/kg mỗi ngày, và kèm theo là gây độc tính trên mẹ lẫn phôi hoặc bào thai. Chất chuyển hóa có hoạt tính trên người là MHD, được đem thử nghiệm trên chuột và thỏ, đã hoàn toàn không cho thấy có khả năng gây quái thai. Sự phát triển trước và sau khi sinh của thế hệ sau ở loài gậm nhấm bị trì trệ ở một vài mức độ nhất định với các liều gây độc cho thú mẹ. Các liều gây độc lên mẹ và phôi của oxcarbazepine hay MHD ở chuột được liên kết với những dấu hiệu suy yếu của sự làm tổ của trứng.

Phụ nữ mang thai mắc bệnh động kinh nên được điều trị đặc biệt cẩn thận. Nếu người phụ nữ đang được điều trị bằng Trileptal lại có thai hay nếu vấn đề bắt đầu điều trị với Trileptal đặt ra lúc đang có thai, phải cân nhắc cẩn thận giữa lợi ích của thuốc với những rủi ro có thể xảy ra, đặc biệt trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Oxcarbazepine và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó đi qua nhau thai. Các nồng độ MHD trong huyết tương người mẹ và đứa con sơ sinh thì giống nhau.

Nếu thuốc tuyệt đối cần thiết và không còn phương cách thay thế nào an toàn hơn, nên dùng liều với Trileptal thấp nhất có thể được.

Sự thiếu hụt acid folic được biết là có xảy ra trong thời kỳ có thai. Thuốc chống động kinh đã được báo cáo làm nặng thêm sự thiếu hụt acid folic. Sự thiếu hụt này có thể góp phần thêm việc gia tăng tần suất khiếm khuyết của đứa con có mẹ được điều trị bằng thuốc chống động kinh. Do đó, nên cung cấp acid folic cho người mẹ trước và trong khi mang thai. Sự thiếu hụt vitamin B12 có thể bỏ qua hay được điều trị.

Theo thường lệ, nên cẩn thận cân nhắc giữa lợi ích và nguy cơ của việc uống thuốc trong lúc cho con bú.

Oxcarbazepine và chất chuyển hóa có hoạt tính của nó được bài tiết qua sữa mẹ. tỷ lệ nồng độ trong sữa trên nồng độ trong huyết tương là 0,5 được tìm thấy cho cả hai loại hợp chất.

Không có kinh nghiệm để dựa theo đó mà xét đoán tính an toàn của Trileptal trong lúc cho con bú. Không thể loại trừ khả năng xảy ra tác dụng ngoại ý trên đứa trẻ. Do đó, nên cai sữa cho trẻ hay theo dõi đề phòng kỹ càng các tác động ngoại ý như ngủ quá nhiều.

TƯƠNG TÁC THUỐC

Trên cơ sở lý thuyết (sự liên hệ về cấu trúc với các thuốc chống trầm cảm tricyclique), việc sử dụng Trileptal không được khuyến cáo kết hợp với các chất ức chế monoamine-oxidase (IMAO); trước khi sử dụng Trileptal, nên ngưng dùng IMAO ít nhất 2 tuần hay lâu hơn nếu tình trạng lâm sàng cho phép.

Do chất chuyển hóa có hoạt tính là dẫn xuất 10-monohydroxy (MHD) gắn với protéine huyết tương yếu, nên rất ít có nguy cơ tương tác thuốc do sự thay thế khỏi vị trí gắn kết của oxcarbazepine.

Con đường chuyển hóa chính của oxcarbazepine và chất chuyển hóa có hoạt tính (MHD) không lệ thuộc vào hệ thống men cytochrome P-450. Do đó, sự ức chế hay thúc đẩy của hệ thống men này hầu như không có tác động lên dược động của oxcarbazepine và chất chuyển hóa có tác dụng của nó. Oxcarbazepine không gây cảm ứng các men kiểm soát các hoạt động của chúng trên cơ thể, và không có ảnh hưởng trên tốc độ đào thải của chất chuyển hóa có hoạt tính MHD của nó. Hơn nữa, trong những nghiên cứu lâm sàng và dược động học với oxcarbazepine và thuốc hạ sốt, và oxcarbazepine và warfarine, cho thấy được rằng thuốc có ít gây cảm ứng men so với carbamazepine.

Tuy nhiên, nồng độ trong huyết tương của estrogen và progestogen có thể giảm ở phụ nữ uống thuốc ngừa thai đồng thời với Trileptal, điều này có thể dẫn đến xuất huyết ồ ạt và có khả năng mất hiệu lực của thuốc ngừa thai. Nên cân nhắc dùng phương pháp tránh thai khác.

Hơn nữa, tính khả dụng toàn thân của felodipine giảm có ý nghĩa trong một nghiên cứu ở người tình nguyện khỏe mạnh.

Các nghiên cứu khác được thực hiện trên một số giới hạn người tình nguyện khỏe mạnh hay bệnh nhân động kinh dùng đồng thời Trileptal và những thuốc ức chế enzyme sau: cimétidine, erythromycine, dextropropoxyphene, viloxazine, verapamil. Không ghi nhận có tương tác thuốc có ảnh hưởng trên lâm sàng.

Các nồng độ ở trạng thái ổn định của phenytoin và acid valproic gia tăng khi thay thế carbamazepine bằng oxcarbazepine (xem phần Chú ý đề phòng và Thận trọng lúc dùng).

TÁC DỤNG KHÔNG MONG MUỐN

Các tác dụng không mong muốn của Trileptal thường nhẹ và thoáng qua và chủ yếu xảy ra lúc bắt đầu điều trị. Thường những tác dụng này giảm khi tiếp tục điều trị. Tác dụng ngoại ý thường gặp nhất được báo cáo là những phản ứng trên hệ thần kinh trung ương như mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ và nhức đầu.

  • Thần kinh trung ương (và ngoại biên): thường xuyên: mệt mỏi ; đôi khi: chóng mặt/choáng váng, buồn ngủ, nhức đầu, mất điều hòa, run rẩy, rối loại trí nhớ/tập trung, rối loạn giấc ngủ, rối loạn thị giác, dị cảm ; hiếm: dễ xúc cảm tâm thần, ù tai, trầm cảm, lo lắng.
  • Tiêu hóa: đôi khi: rối loạn tiêu hóa, như buồn nôn, nôn mửa, tiêu chảy.
  • Phản ứng quá mẫn: đôi khi: nổi ban da ; trường hợp riêng biệt: phản ứng dị ứng trầm trọng bao gồm hội chứng Stevens-Johnson.
  • Phản ứng huyết học: đôi khi: giảm số lượng bạch cầu (thất thường và chỉ thoáng qua) ; hiếm: giảm tiểu cầu, giảm toàn thể các dòng tế bào máu.
  • Gan: hiếm ; tăng men gan như transaminase, phosphatase kiềm.
  • Tim mạch: hiếm: hạ huyết áp.
  • Các phản ứng ngoại ý khác: đôi khi: tăng cân, giảm ham muốn tình dục, kinh nguyệt bất thường, phù, hạ natri huyết và giảm tính thẩm thấu huyết tương do tác dụng giống ADH dẫn đến trong một vài trường hợp hiếm, chứng nhiễm độc ứ nước đi kèm theo là chứng ngủ lịm, nôn mửa, nhức đầu, lú lẫn thần kinh, bất thường thần kinh ; hiếm: giảm cân.
  • Riêng đối với trẻ em (dùng đa liệu pháp): tính khí hung hăng, sốt (không rõ nguyên nhân).

LIỀU LƯỢNG và CÁCH DÙNG

Trileptal thích hợp khi được dùng để điều trị duy nhất hay phối hợp với những thuốc chống động kinh khác. Trong cả hai cách dùng này nên bắt đầu bằng liều thấp và nâng liều từ từ, cần điều chỉnh liều để thích hợp với nhu cầu của mỗi người bệnh. Bệnh nhân suy thận trầm trọng nên giảm bớt một nửa liều (xem phần Dược động học).

Người lớn:

Dùng một loại thuốc duy nhất: liều khởi đầu nên là 300 mg mỗi ngày. Hiệu quả trị liệu tốt được ghi nhận ở liều 600-1200 mg/ngày với hầu hết các bệnh nhân có đáp ứng thuận lợi ở liều 900 mg/ngày.

Điều trị với nhiều thuốc: (ở bệnh nhân động kinh nặng và những trường hợp lờn thuốc): liều bắt đầu nên là 300 mg mỗi ngày, sau đó tăng dần cho đến khi đạt được đáp ứng tối ưu. Liều duy trì trong khoảng 900 và 3000 mg/ngày.

Trong cả hai trường hợp dùng Trileptal riêng rẽ hay kết hợp, nên bắt đầu điều trị với liều 10 mg/kg thể trọng mỗi ngày và tăng từ từ. Liều khuyến cáo để duy trì vào khoảng 30 mg/kg/ngày. Nếu vẫn chưa kiểm soát được các cơn động kinh, có thể tăng lên theo từng trường hợp bằng cách thêm 5-10 mg/kg thể trọng mỗi ngày.

Khi không thể đạt được một liều chính xác (mg/kg) với các dạng viên nén có sẵn cho trẻ em và nhất thiết phải điều trị với Trileptal, nên quyết định dùng liều ước lượng theo từng trường hợp.

Cách dùng:

Ở một vài bệnh nhân, có thể áp dụng phác đồ dùng thuốc mỗi ngày hai lần ; tuy nhiên, thông thường, nên dùng thuốc ba lần mỗi ngày.

Thuốc viên nén nên uống với nước trong bữa ăn hoặc sau bữa ăn.

QUÁ LIỀU

Trong các khảo sát chuyên biệt trên súc vật, oxcarbazepine và MHD dạng uống có LD50 > 1000 mg/kg. Ở người, độc tính với oxcarbazepine hầu như hiếm thấy.

Các biểu hiện lâm sàng có thể giống như khi bị quá liều carbamazepine do hai chất này có cấu trúc phân tử tương tự nhau.

Điều trị: không có thuốc giải độc chuyên biệt cho Trileptal. Bệnh nhân có thể được điều trị triệu chứng, loại thuốc bằng cách rửa dạ dày và/hoặc hấp phụ thuốc bằng than hoạt tính. Nên lưu ý đến các dấu hiệu sinh tồn đặc biệt là sự dẫn truyền ở tim, chất điện giải và sự hô hấp. Đưa bệnh nhân nhập viện và sử dụng các biện pháp hỗ trợ y khoa trường hợp bị ngộ độc nặng.

Ngộ độc thể khí gây tức thở cấp tính

Chất khí độc xâm nhập vào cơ thể, gây cản trở cho việc cung cấp hấp thu, vận chuyển và lợi dụng ôxy, dẫn đến ngộ độc làm cho cơ thể thiếu ôxy gọi là ngộ độc thế khí gây tức thở. Dựa vào cơ chế ngộ độc thể khí này có thể chia ra làm 3 loại khác nhau:

  • Thể khí gây tức thở đơn thuần như Nitrogen, khí Marsh, khí Ethane và hơi nước, v.v… Chất độc của các loại khí này là rất thấp hoặc thuộc loại thể khí quán tính. Nhưng trong một số trường hợp nhất định và trong một không gian nhất định, với một lượng khí lớn sẽ làm cho hàm lượng ôxy trong không khí giảm đi rõ rệt, gây ra thiếu ôxy, nghẹt thở.
  • Tức thở do thiếu không khí ở máu như Carbon Monoxide… Loại khí này có thể gây trở ngại cho việc kết hợp huyết sắc tố với ôxygen, ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển ôxy trong máu, do đó làm cho thiếu ôxy trong cơ thể, gây ra tức thở.
  • Thể khí gây tức thở do tế bào, như Hydrogen Sulfìde. Loại chất độc này chủ yếu nhằm ức chế men hô hấp trong tế bào, từ đó gây trở ngại cho tế bào sử dụng ôxy, làm cho “tức thở” ở tế bào trong cơ thể. Các loại tức thở trên do thể khí gây ra dù là thuộc loại nào, do bộ phận nào đó gây ra bệnh thiếu khí ôxy cho cơ thể, nên bị ngộ độc loại này đều có các biểu hiện lâm sàng và các cách chữa trị như nhau. Não là cơ quan phải tiêu hao lượng khí lớn nhất trong cơ thể, cực kỳ nhậy cảm với việc bị thiếu ôxy, cho nên biểu hiện lâm sàng chủ yếu của chức năng não bị cản trở là bị ngộ độc do thiếu ôxy, gây nên nghẹt thở. Trọng điểm của việc điều trị là phải điều trị các tổn thương về não do việc thiếu ôxy gây ra. Dưới đây sẽ sơ lược giới thiệu một số cách điều trị đối với các ca ngộ độc ôxy cấp tính gây nghẹt thở thường gặp trong quá trình sinh hoạt sản xuất ở nông thôn.
  1. Ngộ độc khí Sunfua Hydro cấp tính
  2. Ngộ độc Carbon Monoxide (CO) cấp tính
  3. Các ngộ độc khác

Tại nhiều vùng nông thôn ở Trung Quốc, thường hay đem bỏ nguyên liệu phân vào xử lý để tạo ra khí mêtan, ngoài ra còn có nhiều trại chăn nuôi gia cầm khá lớn cũng xử lý phân để tạo khí mêtan. Trong quá trình tiến hành các bước trên sẽ sinh ra nhiều loại khí độc như khí C02 (khí Carbonnic), khí Sunfurơ Hydro, khí Marsh, khi Amoniac, mêtan, v.v… Trong đó khí Sunfurơ Hydro là loại khí độc gây tức thở tế bào. Khí CO2, Mêtan chỉ là loại gây tức thở đơn thuần, còn Amoniac là loại khí gây kích thích. Theo báo cáo, các trường hợp xảy ra ngộ độc thường là do không cẩn thận hoặc ngã vào bể khí Mêtan hoặc do đi vào những nơi chứa các chất hóa học để làm phân bón, thậm chí có thể gây ra tử vong. Cách đề phòng và xử lý có thể tham khảo các nguyên tắc đề phòng và xử lý các ca ngộ độc khí Sunfurơ Hydro và Ôxit Carbon (CO).

Huyệt Phù Đột

Phù Đột

Tên Huyệt:

Phù = giống như 4 ngón tay nằm ngang = 3 thốn; Đột ý chỉ cuống họng. Huyệt ở cách cuống họng 3 thốn, vì vậy gọi là Phù Đột (Trung Y Cương Mục).

Tên Khác:

Phò Đột, Thuỷ Đột, Thuỷ Huyệt.

Xuất Xứ:

Thiên ‘Bản Du’ (Linh khu.2).

Đặc Tính:

Huyệt thứ 18 của kinh Đại Trường.

Huyệt đặc hiệu dùng trong trường hợp mất tiếng.

1 trong nhóm huyệt Thiên Dũ (‘Thiên Dũ Ngũ Bộ’ gồm: Nhân Nghênh (Vị 9) + Phù Đột (Đại trường.18) + Thiên Dũ (Tam tiêu.16) + Thiên Phủ (Phế 3) + Thiên Trụ (Bàng quang.12) (Linh khu 21, 20).

Vị Trí huyệt:

Trên cơ ức đòn chũm, trên đường ngang qua bờ trên sụn giáp trạng, ngang ra 3 thốn.

Giải Phẫu:

Dưới huyệt là cơ bám da cổ, bó ức và bó đòn của cơ ức-đòn-chũm, các cơ bậc thang, chỗ bám vào xương của cơ góc.

Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh cơ da-cổ, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não số XI, các nhánh của đám rối thần kinh cổ sâu.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Chủ Trị: Trị bụng đau, tắc tiếng nói, suyễn, ho.

Phối Huyệt:

1. Phối Thiên Đột (Nh.22) + Thiên Khê (Tỳ 18) trị họng khò khè, họng có cảm giác như vướng (Thiên Kim Phương).

2. Phối Hợp Cốc (Đại trường.4) + Thiên Đột (Nh.22) trị mất tiếng, khàn tiếng (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu:

Châm thẳng sâu 0, 5 – 1 thốn, Cứu 3 – 5 tráng, Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:

Thiên ‘Hàn Nhiệt Bệnh’ ghi: “Bị cảm 1 cách đột ngột, khí nghịch lên (làm cho cổ họng và lưỡi) bị cứng: châm huyệt Phù Đột và châm ra máu Thiệt Bản [Phong Phủ]” (Linh khu 21, 16).

Các tiếng thổi khi nghe tim

Các tiếng thổi giống như tiếng luồng gió đi qua bễ. Trong một thời gian dài, nghiên cứu các tiếng thổi của tim đã là cơ sở chính và gần như chỉ để chẩn đoán các bệnh tim.

Mô tả các tiếng thổi

VỊ TRÍ TIẾNG THỔI TRONG CHU KỲ TIM: sau khi đã nhận biết được tiếng thứ nhất và tiếng thứ hai, và nếu cần thì bắt động mạch cảnh (tương ứng với tiếng thứ nhất), có thể xác định tiếng thổi là tiếng thổi tâm thu trương hay tiếng thổi tâm trương hay tiếng thổi liên tục.

Trong các trường hợp khó, cách duy nhất để xác định vị trí của tiếng thổi là ghi đồng thời tâm thanh đồ và điện tâm đồ.

ĐẶC ĐIỂM VỀ ÂM CỦA TIẾNG THỔI

  • Độ cao: là tần số các rung động được nghe thấy. Các tiếng thổi có âm cao nhất là tiếng thổi tâm trương của động mạch chủ, các tiếng thổi trầm nhất là tiếng rung tâm trương của van hai lá. Để nghe các tiếng thổi tâm trương của động mạch chủ nên dùng chụp nghe có màng, với tiếng rung tâm trương thì nên dùng chụp nghe không có màng hoặc nghe trực tiếp.
  • Cường độ: phụ thuộc vào biên độ của rung động. Rõ ràng là chỉ có thể xác định chính xác biên độ này ở nguồn phát sinh rung động tức là ở bên trong tim. Cường độ tiếng thổi phụ thuộc vào độ truyền âm của các mô nằm giữa tim và ống nghe cũng như vào khoảng cách từ tim đến thành ngực. Khoảng cách này thay đổi theo tư thế đứng hoặc nằm, nằm ngửa hay nằm nghiêng sang trái. Mặt khác, cường độ tiếng thổi có thể tăng hoặc giảm từ từ. Cường độ tiếng thổi có thể được chia theo thang 6 bậc như sau:

Độ 1: tiếng thổi rất khó nghe.

Độ 2: tiếng thổi được nghe thấy một cách dễ dàng.

Độ 3: có cường độ trung gian.

Độ 4: tiếng thổi mạnh.

Độ 5: tiếng thổi rất mạnh.

Độ 6: tiếng thổi mạnh đến nỗi vẫn nghe thấy được khi ống nghe không sát lên thành ngực.

  • Âm sắc: liên quan đến sự trộn lẫn các rung động tạo thành tiếng thổi. Âm sắc làm cho tiếng thổi có tính chất riêng; ví dụ, tiếng thổi rít như tiếng luồng hơi nước phun, tiếng thổi êm, tiếng thổi thô ráp, tiếng thổi thánh thót hay giống tiếng chim kêu.

 

VỊ TRÍ VÀ LAN TRUYỀN: cần xác định vị trí nào trên lồng nghực là nơi nghe được tiếng thổi rõ nhất và tiếng thổi lan theo hướng nào.

Vị trí các tiếng thổi thường được xác định theo các điểm là các ổ van tim. Hướng lan thường theo chiều dòng máu đã tạo ra tiếng thổi.

THAY ĐỔI TIẾNG THỔI: tính chất của tiếng thổi được nghiên cứu trong các điều kiện sau:

  1. Gắng sức nhẹ: nhất là ở người trẻ. Tiếng thổi tâm thu có thể xuất hiện 1 – 2 phút sau khi gắng sức. Đôi khi, có thể phát hiện được tiếng thổi tâm trương không có lúc nghỉ ngơi, nhất là tiếng rung của van hai lá. Tốc độ máu tăng là nguyên nhân gây ra các tiếng thổi này.
  2. Thay đổi tư thế: đứng đôi khi làm xuất hiện tiếng thổi tâm trương của động mạch chủ, nếu bệnh nhân cúi ra trước thì tiếng thổi rõ hơn.
  3. Nhịn thở sau khi đã hít vào: thường làm tăng các tiếng thổi tâm thu ở tim phải (van động mạch phổi và van ba lá) và làm giảm tiếng thổi ở tim trái (van động mạch chủ và van hai lá). Nghiệm pháp này giúp phân biệt tiếng thổi van ba lá (mạnh lên) và tiếng thổi van hai lá (yếu đi).

GHI CHÚ – Phương pháp nghe các tiếng thổi bớt quan trọng vì hiện có các phương pháp thăm dò tim không gây chấn thương và có gây chấn thương. Với các phương tiện hiện đại đó, việc xác định vị trí, hướng lan, cường độ và sự thay đổi tiếng thổi giảm phần quan trọng nhưng thời điểm xuất hiện tiếng thổi vẫn giữ nguyên giá trị chẩn đoán.

Isoproterenol – Thuốc điều trị nhịp tim chậm

Cơ chế tác dụng:

Isoproterenol hydrochloride là một amin giao cảm tổng hợp có tác dụng chọn lọc gần hoàn toàn trên thụ thể α  – adrenergic. Các đặc tính inotrope (+) và điều nhịp của nó thường làm tăng cung lượng tim mặc dù nó làm giảm huyết áp trung bình do giãn hệ tĩnh mạch ngoại vi và tăng dung tích lòng tĩnh mạch. Isoproterenol làm tăng đáng kể nhu cầu O2 cơ tim và có thể gây ra hay làm nặng thêm thiếu máu cơ tim. Các thuốc tăng sức co bóp cơ tim mới (dobutamin, amrinone) đã thay thế isoproterenol trên thực tế lâm sàng hiện nay.

Chỉ định:

Isoproterenol được dùng để kiểm soát huyết động tạm thời trong trường hợp có nhịp chậm nặng. Hiện nay chỉ định chính là điều trị nhịp chậm. Tuy nhiên trong các trường hợp có nhịp tim chậm lúc đầu nên sử dụng atropin, tạo nhịp, dopamin và epinephrine trước khi dùng isoproterenol (máy tạo nhịp điện tử góp phần kiểm soát tốt hơn isoproterenol mà không kèm theo tăng tiêu thụ O2 cơ tim và nguy cơ loạn nhịp nhanh). Tạo nhịp tim nên dùng thay cho isoproterenol càng sớm càng tốt sau khi isoproterenol đã được chỉ định như một biện pháp tạm thời. Khi sử dụng isoproterenol với mục đích hỗ trợ nhịp có thể làm thiếu máu cơ tim và tụt huyết áp. Trong điều trị ngừng tim không nên dùng isoproterenol.

Liều lượng:

Liều để hỗ trợ nhịp tim thường nhỏ, không lớn hơn 10µg/phút là đủ. Liều bắt đầu là 2µg/phút, chỉnh liều từ từ cho tới khi tần số tim khoảng ≥ 60 lần/phút là được. Hoà 1mg isoproterenol trong 250ml dextrose 5% sẽ có dung dịch nồng độ 4µg/ml phải truyền nó bằng một bơm truyền dịch để đảm bảo tốc độ truyền chính xác.

Chú ý:

Do isoproterenol làm tăng nhu cầu O2 cơ tim nên tránh dùng khi có bệnh lý thiếu máu cơ tim. Đặc tính điều nhịp của nó có thể gây ra loạn nhịp nặng như: nhịp nhanh thất, rung thất. Nó có thể làm nặng lên các loạn nhịp  nhanh do ngộ độc digital và có thể gây hạ kali máu.

Huyệt Ngoại Quan

Ngoại Quan

Tên Huyệt Ngoại Quan:

Huyệt ở phía ngoài so với huyệt Nội Quan, vì vậy gọi là Ngoại Quan (Trung Y Cương Mục).

Xuất Xứ:

Thiên ‘Kinh Mạch’ (Linh khu.10).

Đặc Tính Huyệt Ngoại Quan:

Huyệt thứ 5 của kinh Tam Tiêu.

Huyệt Lạc.

1 trong Bát Hội Huyệt (huyệt giao hội với Dương Duy Mạch),

Biệt Tẩu của kinh Quyết Âm.

Vị Trí Huyệt Ngoại Quan:

Trên lằn chỉ cổ tay 2 thốn, giữa xương quay và xương trụ, ở mặt giữa sau cánh tay.

Giải Phẫu:

Dưới da là khe giữa các cơ duỗi chung ngón tay và cơ duỗi dài riêng ngón tay cái ở ngoài, với các cơ duỗi riêng ngón tay út và cơ duỗi riêng ngón tay trỏ ở trong, giữa màng gian cốt.

Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C7.

Tác Dụng Huyệt Ngoại Quan:

Giải biểu nhiệt, khu đờm, thông khí trệ ở kinh lạc.

Chủ Trị Huyệt Ngoại Quan:

Trị chi trên liệt, thần kinh gian sườn đau, đầu đau, tai ù, điếc, cổ gáy cứng, sốt, cảm mạo.

Phối Huyệt:

1. Phối Hội Tông (Tam tiêu.7) trị tai ù (Thiên Kim Phương).

2. Phối Khúc Trì (Đại trường.11) + Thiên Tỉnh (Tam tiêu.10) trị cánh tay teo, liệt, tê (Thiên Kim Phương).

3. Phối Đại (Thái) Uyên (Phế 9) + Nội Đình (Vị 44) + Thương Khâu (Tỳ 5) + Túc Tam Lý (Vị 36) trị miệng không mở được (Thiên Kim Phương).

4. Phối Chi Câu (Tam tiêu.6) + Đại Lăng (Tâm bào.7) trị bụng bị bí kết (Ngọc Long Ca).

5. Phối Dương Lăng Tuyền (Đ.34) + Khúc Trì (Đại trường.11) + Phong Thị (Đ.31) + Tam Âm Giao (Tỳ 6) + Thủ Tam Lý (Đại trường.10) trị tay chân đau do phong thấp (Châm Cứu Đại Thành).

6. Tả Ngoại Quan (Tam tiêu.5) thấu Nội Quan (Tâm bào.6) trị hông sườn đau (Y Học Cương Mục).

7. Phối Hậu Khê (Tiểu trường.3) trị đầu và mắt đau (Thần Cứu Kinh Luân).

8. Phối Đại Chùy (Đc.14) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) trị cảm mà không sốt (Châm Cứu Học Giản Biên).

9. Phối Ế Phong (Tam tiêu.17) + Giáp Xa (Vị 6) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Khúc Trì (Đại trường.11) trị quai bị (Trung Quốc Châm Cứu Học Khái Yếu).

10. Phối Bá Hội (Đc.20) + Hợp Cốc (Đại trường.4) + Liệt Khuyết (Phế 7) trị ngoại cảm (Châm Cứu Học Thượng Hải).

11. Phối Khúc Trì (Đại trường.11) trị tay cứng đờ (Châm Cứu Học Thượng Hải).

12. Phối Dương Phụ (Đ.38) + Nội Quan (Tâm bào.6) trị hông ngực đau nhói (Châm Cứu Học Thượng Hải).

13. Phối Dưỡng Lão (Tiểu trường.6) + Nội Quan (Tâm bào.6) trị khớp cổ tay đau (Châm Cứu Học Thượng Hải).

Cách châm Cứu Huyệt Ngoại Quan:

Châm thẳng 0, 5 – 1 thốn, hoặc xiên qua Nội Quan. Cứu 3 – 5 tráng – Ôn cứu 5 – 10 phút.

Tham Khảo:

”Biệt của thủ Thiếu dương gọi là Ngoại Quan… Bệnh thực thì quyết, hư thì liệt, què, ngồi xuống không đứng lên được. Nên thủ huyệt lấc để châm” (Linh khu 10, 158).

“Khớp tay chân sưng đau, gối lạnh, tay chân tê, đầu đau do phong, lưng đau, gân xương trong và ngoài đùi đau, đỉnh đầu đau, xương chân mày đau, tay chân nóng, tay chân tê, mồ hôi trộn, mắt sưng, mắt lở loét, thương hàn mà biểu nóng, ra mồ hôi, duy chỉ có huyệt Ngoại Quan là cần thiết” (Bát Mạch Bát Huyệt Trị Chứng Ca).

Hiểu Về U Lympho Không Hodgkin

U Lympho Không Hodgkin Là Gì?

U lympho đề cập đến một loại ung thư của hệ thống bạch huyết. Hệ thống bạch huyết là một mạng lưới các hạch (khối mô) được kết nối bởi các mạch. Các hạch bạch huyết cùng nhau giúp loại bỏ chất lỏng và sản phẩm thải ra khỏi cơ thể. Các hạch bạch huyết hoạt động như những bộ lọc nhỏ, loại bỏ các sinh vật và tế bào lạ.

Lymphocytes là một loại tế bào máu trắng giúp chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn, virus hoặc nấm. Chức năng của các hạch bạch huyết là ngăn ngừa nhiễm trùng xâm nhập vào dòng máu. Khi hệ thống bạch huyết đang chống lại một nhiễm trùng hoạt động, bạn có thể nhận thấy rằng một số hạch bạch huyết trong khu vực nhiễm trùng trở nên sưng lên và nhạy cảm. Đây là phản ứng bình thường của cơ thể với một nhiễm trùng.

U lympho xảy ra khi các tế bào hạch bạch huyết hoặc lymphocytes bắt đầu nhân lên một cách không kiểm soát, sản xuất các tế bào ung thư có khả năng xâm lấn bất thường vào các mô khác trong cơ thể. Hai loại u lympho chính là u lympho Hodgkin và u lympho không Hodgkin. Sự khác biệt giữa hai loại u lympho này là những đặc điểm độc đáo của các tế bào u lympho khác nhau.

U lympho không Hodgkin được phân loại thành nhiều kiểu phụ khác nhau dựa trên tế bào nguồn gốc (tế bào B hoặc tế bào T) và các đặc điểm của tế bào. Kiểu phụ của u lympho không Hodgkin dự đoán sự cần thiết của việc điều trị sớm, phản ứng với điều trị, loại điều trị cần thiết và tiên lượng bệnh.

U lympho không Hodgkin phổ biến hơn nhiều so với u lympho Hodgkin. U lympho không Hodgkin là nguyên nhân thứ bảy phổ biến nhất gây tử vong liên quan đến ung thư ở Hoa Kỳ. Nguy cơ phát triển u lympho không Hodgkin tăng theo tuổi và phổ biến hơn ở nam giới so với nữ giới, cũng như ở người da trắng. Bắc Mỹ có một trong những tỷ lệ mắc u lympho không Hodgkin cao nhất.

Nguyên Nhân Gây U Lympho Không Hodgkin Là Gì?

Nguyên nhân chính xác của u lympho không Hodgkin chưa được biết đến. Tuy nhiên, có nhiều tình trạng y tế liên quan đến nguy cơ gia tăng phát triển bệnh:

  • Khiếm khuyết miễn dịch di truyền
  • Hội chứng di truyền: Hội chứng Down, hội chứng Klinefelter (một tình trạng di truyền ở nam giới do có một nhiễm sắc thể X dư thừa)
  • Rối loạn miễn dịch và các phương pháp điều trị của chúng: Hội chứng Sjögren (một rối loạn miễn dịch đặc trưng bởi sự khô bất thường của niêm mạc), viêm khớp dạng thấp, lupus ban đỏ hệ thống
  • Bệnh celiac, một bệnh liên quan đến việc xử lý các thành phần nhất định của gluten, một loại protein trong ngũ cốc
  • Bệnh viêm ruột, đặc biệt là bệnh Crohn và phương pháp điều trị của nó
  • Bệnh vẩy nến
  • Tiền sử gia đình có người mắc u lympho
  • Vi khuẩn: Helicobacter pylori, liên quan đến viêm dạ dày và loét dạ dày; Borrelia burgdorferi, liên quan đến bệnh Lyme; Campylobacter jejuni; Chlamydia psittaci
  • Virus: HIV, HTLV-1, SV-40, HHV-8, virus Epstein Barr, virus viêm gan
  • Sự chuyển vị nhiễm sắc thể không ngẫu nhiên và tái cấu trúc phân tử

Các Yếu Tố Khác Bao Gồm:

  • Tiếp xúc thường xuyên với một số hóa chất, bao gồm thuốc diệt côn trùng và thuốc diệt cỏ, cùng với nhiều hóa chất được sử dụng trong các ngành công nghiệp như nông nghiệp, hàn và gỗ
  • Tiếp xúc với tai nạn hạt nhân, thử nghiệm hạt nhân, hoặc rò rỉ phóng xạ dưới lòng đất
  • Điều trị bằng thuốc ức chế miễn dịch, để ngăn ngừa sự đào thải cơ quan cấy ghép hoặc để điều trị các rối loạn viêm và tự miễn
  • Các tác nhân gây hoại tử khối u được sử dụng để điều trị viêm khớp vẩy nến và viêm khớp dạng thấp cũng như bệnh viêm ruột
  • Tiếp xúc trước đó với hóa trị và/hoặc xạ trị được sử dụng để điều trị một chẩn đoán ung thư trước đó
  • Điều trị bằng thuốc có tên là Dilantin (phenytoin), thường được sử dụng để điều trị rối loạn co giật
  • Sử dụng thuốc nhuộm tóc, đặc biệt là các màu tối và vĩnh viễn, được sử dụng trước năm 1980 (nghiên cứu chưa có kết luận rõ ràng)
  • Nồng độ cao nitrat có trong nước uống
  • Chế độ ăn uống giàu chất béo và sản phẩm từ thịt
  • Tiếp xúc với ánh sáng tia cực tím
  • Tiêu thụ rượu

Viêm mũi xoang trẻ em

NGUYÊN NHÂN

  • Viêm đướng hô hấp trên: chảy mũi, ho, nghẹt mũi, sốt nhẹ, viêm tai giữa và nhức đầu nhẹ.
  • Viêm mũi dị ứng: có khoảng 40% trẻ viêm mũi dị ứng liên quan suyễn.
  • Suyễn: có khoảng 80% trẻ em suyễn liên quan đến dị ứng.
  • Suy giảm miễn dịch: ở trẻ có liên quan cha mẹ bị AIDS
  • Bệnh trào ngược dạ dày thưc quản: chiếm tỷ lệ cao ở trẻ viêm mũi xoang.
  • Bất thường về hốc mũi: vẹo vách ngăn, quá phát cuốn mũi, quá phát VA vòm và VA vòi.

Các nguyên nhân trên kéo dài dai dẳng dẫn đến niêm mạc phù nề, ứ đọng dịch dẫn đến tắc lỗ thông mũi xoang.

TRIỆU CHỨNG

  • Chảy mũi đặc, tanh.
  • Ho do đàm, dịch chảy xuống họng thanh quản.
  • Sốt: sốt nhẹ hay sốt cao tùy theo mức độ bội nhiễm phối hợp.
  • Thở hôi, khò khè do dịch chảy xuống hạ họng.
  • Trẻ quấy khóc: do nghẹt mũi, phải há mồm để thở, trẻ hay quấy khóc.

Nội soi mũi xoang: khe mũi hai bên nhiều dịch nhày, đặc, chảy từ cửa mũi sau xuống họng, niêm mạc cuốn mũi giữa, cuốn mũi dưới phù nề. Vòm mũi họng VA quá phát che kín cửa mũi sau đè vào vòi Eustache.

hình ảnh mờ các xoang hàm, xoang sàng CT scan: hình ảnh mờ các xoang hàm, xoang sàng hay xoang trán một hay hai bên.

ĐIỀU TRỊ

1.Nội khoa: dùng thuốc hiệu quả tốt với Amoxiciline, Cefuroxime, Clarithrocine hay

Azithromycine. Trường hợp không đáp ứng điều trị với Amoxilline cần thay bằng Clavulanate (90mg/kg). Thời gian điều trị trung bình từ 10 – 21 ngày. Hỗ trợ với Steroid xịt mũi. Rửa mũi làm sạch hốc mũi mỗi ngày. Kháng histamine có tác dụng hỗ trợ tốt.

2.Ngoại khoa:

-Nạo VA: là một phẫu thuật ngoại khoa được ưu tiên do VA phì đại gây tắc cửa mũi sau. Cần nạo VA cho trẻ sau18 tháng tuổi.

-Phẫu thuật nội soi mũi xoang chức năng(Fess): lấy đi tối thiểu bệnh tích mũi xoang, để lại các mô bình thường.

Chỉ định phẫu thuật Fess ở trẻ em:

+Nghẹt mũi hoàn toàn do polype mũi.

+Polype cửa mũi sau.

+Biến chứng nội sọ do viêm xoang.

+Áp xe quanh ổ mắt.

+Làm tổn thương thần kinh thị giác.

+Viêm túi lệ.

+Viêm xoang do nấm.

BIẾN CHỨNG

1.Biến chứng ổ mắt: 75% bệnh nhi nhiễm trùng ổ mắt do viêm xoang. Biến chứng này nhiều hơn ở người lớn.

2.Biến chứng nội sọ:

Viêm màng não

Áp xe ngoài màng cứng, dưới màng cứng.

Áp xe não.

Thuyên tắc tĩnh mạch dọc trên.

Dấu Hiệu Của Ung Thư Máu và Cách Chẩn Đoán

Nhiều loại ung thư tấn công các tế bào tạo nên máu của bạn. Các triệu chứng của chúng thường xuất hiện từ từ, vì vậy bạn có thể không nhận ra chúng. Và một số người thậm chí không có triệu chứng nào.

Tuy nhiên, có một số điều cần lưu ý với những loại ung thư máu phổ biến nhất.

Bệnh Bạch Cầu

Các tế bào máu được sản xuất trong tủy xương, và đó là nơi bệnh bạch cầu bắt đầu. Bệnh này khiến cơ thể bạn sản xuất các tế bào bạch cầu phát triển không kiểm soát và sống lâu hơn mức bình thường. Và không giống như các tế bào bạch cầu bình thường, chúng không giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng.

Có nhiều dạng bệnh bạch cầu khác nhau. Một số tiến triển nhanh chóng (cấp tính). Bạn có thể cảm thấy rất ốm đột ngột, như thể bạn vừa bị cúm. Các dạng khác có thể mất nhiều năm để gây ra triệu chứng (mãn tính). Dấu hiệu đầu tiên của bạn có thể là kết quả bất thường trong một xét nghiệm máu định kỳ.

Hầu hết các dấu hiệu của bệnh bạch cầu xuất hiện vì các tế bào ung thư ngăn cản các tế bào máu khỏe mạnh phát triển và hoạt động bình thường.

Thiếu máu: Đây là khi cơ thể bạn không sản xuất đủ tế bào hồng cầu, hoặc những tế bào bạn có không thực hiện tốt chức năng của chúng. Dấu hiệu của nó bao gồm:

  • Cảm thấy mệt mỏi và yếu ớt
  • Khó thở
  • Chóng mặt
  • Da nhợt nhạt
  • Đau ngực

Khó đông máu: Tiểu cầu là các tế bào làm cho máu đông lại. Khi cơ thể bạn không sản xuất đủ tiểu cầu, những vết cắt nhỏ có thể chảy máu nhiều hơn bình thường, hoặc bạn có thể thường xuyên bị chảy máu mũi. Bạn cũng có thể gặp phải:

  • Bị bầm tím bất thường
  • Chảy máu nướu
  • Các đốm đỏ nhỏ trên da do các mạch máu bị vỡ
  • Kỳ kinh nặng
  • Phân có màu đen hoặc có vệt đỏ.

Các triệu chứng khác: Bởi vì các tế bào bạch cầu của bạn không chống lại nhiễm trùng tốt, bạn sẽ dễ bị ốm hơn và mất nhiều thời gian để hồi phục. Bạn có thể bị sốt nhiều lần và có đổ mồ hôi ban đêm.

Các tế bào ung thư có thể tích tụ trong các hạch bạch huyết, amidan, gan và lách, gây sưng.
Bạn có thể cảm thấy có khối u ở cổ hoặc nách, hoặc bạn có thể cảm thấy no sau khi chỉ ăn một ít.
Bạn có thể giảm cân nhiều mà không cần cố gắng.
Sự phát triển của các tế bào ung thư trong tủy xương đôi khi gây ra cơn đau xương.

Bệnh Lymphoma

Hệ bạch huyết của bạn mang các tế bào bạch cầu chống nhiễm trùng được gọi là lymphocyte khắp cơ thể và giúp loại bỏ chất thải. Bệnh lymphoma khiến cơ thể bạn sản xuất lymphocyte phát triển không kiểm soát và làm khó khăn hơn trong việc chống nhiễm trùng.

Các hạch bạch huyết sưng là dấu hiệu chính của bệnh lymphoma. Bạn có thể nhận thấy một khối u ở cổ, nách, hoặc bẹn. Các hạch bạch huyết nằm sâu trong cơ thể có thể chèn ép vào các cơ quan và gây ra ho, khó thở, hoặc đau ở ngực, bụng hoặc xương. Lách của bạn có thể phình to, khiến bạn cảm thấy no hoặc chướng bụng. Các hạch sưng thường không đau, nhưng có thể gây đau khi bạn uống rượu.

Một số dấu hiệu phổ biến khác của bệnh lymphoma là:

  • Sốt
  • Đổ mồ hôi ban đêm
  • Cảm thấy mệt mỏi
  • Giảm cân không giải thích được
  • Ngứa da

Đa U Tủy

Tế bào plasma là một loại tế bào chống bệnh khác trong máu của bạn. Bệnh đa u tủy khiến tủy xương của bạn sản xuất các tế bào plasma phát triển không kiểm soát và ngăn cơ thể bạn sản xuất đủ các tế bào máu khỏe mạnh. Chúng cũng tiết ra các hóa chất vào máu có thể gây hại cho các cơ quan và mô của bạn.

Một số dạng tiến triển nhanh hơn những dạng khác, nhưng triệu chứng thường không xuất hiện cho đến khi bạn đã mắc bệnh một thời gian.

Đau xương: Dấu hiệu phổ biến nhất của bệnh đa u tủy là cơn đau nghiêm trọng và kéo dài, thường là ở lưng hoặc xương sườn. Các tế bào ung thư tiết ra một hóa chất ngăn cản quá trình phát triển và chữa lành bình thường trong xương của bạn. Chúng trở nên mỏng manh và yếu và có thể gãy dễ dàng.

Tổn thương xương ở cột sống có thể tạo áp lực lên các dây thần kinh và gây ra đau hoặc yếu ở chân, tê tay và mất kiểm soát ruột hoặc bàng quang.

Tăng canxi huyết: Bệnh đa u tủy gây ra mức canxi cao trong máu của bạn. Điều đó có thể dẫn đến:

  • Buồn nôn và đau bụng
  • Khát nước và đi tiểu quá nhiều
  • Táo bón
  • Mất cảm giác thèm ăn
  • Yếu đuối
  • Nhầm lẫn

Quá nhiều canxi trong máu cũng có thể gây hại cho thận của bạn. Một số loại protein được tạo ra bởi các tế bào ung thư cũng có thể gây hại. Các dấu hiệu bao gồm sưng mắt cá chân, khó thở và ngứa da.

Các triệu chứng khác của bệnh đa u tủy: Các protein mà các tế bào ung thư tiết ra có thể làm hỏng các dây thần kinh của bạn, gây ra yếu, tê và đau ở tay và chân. Các tế bào đa u tủy cũng làm dày đặc các tế bào khỏe mạnh trong máu của bạn. Điều đó có thể gây ra các vấn đề chảy máu và làm cho bạn bị thiếu máu và dễ mắc nhiễm trùng hơn.

Ung Thư Máu Được Chẩn Đoán Như Thế Nào?

Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng bạn có thể mắc ung thư máu, các xét nghiệm cụ thể có thể giúp họ xác định chắc chắn. Bạn có thể cần thực hiện nhiều xét nghiệm để biết chính xác điều gì đang xảy ra.

Xét Nghiệm Máu

Một y tá hoặc kỹ thuật viên sẽ lấy một ít máu từ tĩnh mạch ở cánh tay của bạn gần khuỷu tay. Nhóm y tế của bạn có thể sử dụng mẫu máu để thực hiện:

  • Tính toàn bộ tế bào máu (CBC): Xét nghiệm phổ biến này đo lường số lượng tế bào bạch cầu, tế bào hồng cầu và các thành phần khác tạo nên máu của bạn. Nếu xét nghiệm phát hiện quá nhiều hoặc quá ít một số loại tế bào, điều đó có thể là dấu hiệu của vấn đề.
  • Phết máu: Nếu xét nghiệm tính toàn bộ tế bào máu không đưa ra kết quả rõ ràng hoặc bác sĩ của bạn nghĩ rằng cơ thể bạn không sản xuất tế bào máu đúng cách, họ có thể khuyến nghị xét nghiệm này. Nó cho biết tế bào máu có bình thường không và nếu bạn có đủ số lượng.
  • Hóa học máu: Xét nghiệm này đo lường đường huyết, cholesterol, protein, điện giải và các thành phần khác trong máu của bạn. Điều này cho bác sĩ biết về sức khỏe tổng thể của bạn và có thể chỉ ra một số vấn đề.
  • Phân tích bạch cầu: Xét nghiệm này đo lường các loại tế bào bạch cầu khác nhau trong máu của bạn. Kết quả giúp cho thấy khả năng cơ thể bạn có thể chống lại nhiễm trùng. Nó cũng có thể cho thấy dấu hiệu của một số loại ung thư máu, như bệnh bạch cầu, và cho biết mức độ tiến triển của chúng. Đây thường được thực hiện như một phần của CBC định kỳ.
  • FISH (khung huỳnh quang trong tình huống): Xét nghiệm này tập trung vào các tế bào ung thư máu. Nó cho biết liệu bản thiết kế di truyền của các tế bào bạch cầu có bất thường hay không. Một số gen có thể chỉ ra loại bệnh bạch cầu mà bạn có.

Tủy Xương

Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng bạn có thể mắc ung thư máu, họ có thể khuyên bạn thực hiện một thủ thuật để lấy mẫu tế bào từ tủy xương của bạn. Bác sĩ sẽ sử dụng một kim dài để lấy một ít mô từ xương của bạn, thường là xương hông.

Họ sẽ phân tích mẫu mô để xác định sự hiện diện của các tế bào ung thư, bất thường di truyền hoặc một số dạng tế bào nhất định.

Hình Ảnh

Nếu bác sĩ của bạn nghĩ rằng bạn có thể có bệnh lymphoma hoặc bệnh đa u tủy, họ có thể khuyên bạn thực hiện các xét nghiệm hình ảnh, bao gồm:

  • Chụp X-quang: Xét nghiệm hình ảnh này có thể cho thấy liệu bạn có khối u ở trong ngực hay không.
  • Chụp cắt lớp vi tính (CT): Xét nghiệm này sử dụng một máy tính và X-quang để tạo ra hình ảnh 3D chi tiết của cơ thể bạn.
  • Chụp cộng hưởng từ (MRI): Xét nghiệm này sử dụng từ trường và sóng vô tuyến để tạo ra hình ảnh của các mô mềm, bao gồm tủy sống.

Các phương pháp hình ảnh có thể chỉ ra sự hiện diện của các hạch bạch huyết sưng hoặc bất thường khác. Điều đó có thể cho bác sĩ biết rằng bạn có thể có lymphoma hoặc đa u tủy.

Sinh Thiết

Nếu bác sĩ nghĩ rằng bạn có thể có bệnh lymphoma, họ có thể lấy mẫu một phần hạch bạch huyết của bạn để kiểm tra. Họ sẽ phân tích mô hạch bạch huyết để xác định loại ung thư mà bạn có.

Khi Nào Nên Gặp Bác Sĩ?

Hãy đặt lịch hẹn với bác sĩ của bạn nếu bạn gặp phải bất kỳ triệu chứng nào đã đề cập ở trên hoặc nếu bạn lo lắng về bất kỳ điều gì. Ngay cả khi bạn không có triệu chứng nào, hãy thử nghiệm định kỳ.

Ung thư máu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của bạn, vì vậy càng phát hiện sớm, khả năng điều trị sẽ càng tốt

Tâm huyết hư

Chứng Tâm huyết hư là chỉ chứng bệnh gây nên Tâm huyết bất túc biểu hiện là: Tâm thần không yên phần nhiều do mắc bệnh lâu ngày, thể lực yếu, sự sinh hóa kém, hoặc do thiếu máu hoặc do mệt nhọc về tinh thần quá độ làm tổn thương Tâm huyết…

– Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là hồi hộp, sợ sệt, Tâm phiền mất ngủ hay mê, dễ sợ hãi, chóng quên, hoa mắt chóng mặt, sắc mặt không tươi. Môi, lưỡi nhợt, mạch Tế Nhược.

– Chứng Tâm huyết hư thường gặp trong các bệnh: “Tâm quý”, “Chinh sung Bất mị”,”Hư lao”.

Chứng này cần phân biệt với các chứng: “Chứng Tâm âm hư”, “Chứng Tâm khí huyết đều hư”, “ Chứng Tâm Tỳ đều hư”.

Phân tích

Chứng Tâm huyết hư do tật bệnh khác nhau nên biểu hiện lâm sàng cũng có đặc điểm khác nhau, phép chữa cũng không hoàn toàn giống nhau, cần phải phân tích cho kỹ.

– Nếu trong bệnh Tâm quý xuất hiện chứng Tâm huyết hư, biếu hiện các chứng trạng hồi hộp, hay quên, tâm phiền, ít ngủ, chóng mặt, rêu lưỡi sạch, mạch Tế Sác… Phần nhiều do Tâm huyết bất túc, doanh huyết hao tổn, huyết mạch không đầy đủ gây nên; Điều trị phải dưỡng ám, bổ huyết, Dùng bài Tứ vật thang (Hòa tễ cục phương), gia thêm các vị Toan tảo nhân, Bá tứ nhân, Viễn trí đế tư dưỡng tâm thần.

– Nếu trong bệnh Chinh sung xuất hiện chứng Tâm huyết hư biểu hiện lâm sàng là Tim hồi hộp từng cơn, dễ kinh sợ, đêm ngủ không yên, phiền táo, chất lưỡi đỏ mạch Huyền Sác…Bệnh này phần nhiều do huyết hư bất túc, Tạng Phủ không được nuôi dưỡng gây nên; Điều trị phải bổ huyết dưỡng tâm, trấn kinh an thần, dùng bài thuốc Qui tỳ thang (Tế sinh phương) hợp với Từ châu hoàn (Thiên kim phương).

Nếu trong bệnh Bất Mị có cả chứng Tâm huyết hư, biểu hiện lâm sàng có các chứng hồi hộp, sốt đêm không ngủ được, Tâm phiền hay giận, hay quên, mạch Hoạt Sác… phần nhiều do Tâm huyết bất túc, Tâm hỏa quá thịnh gây nên, điều trị nên dưỡng huyết tư âm, thanh tâm an thần, dùng bài: Thiên vương bổ tâm đan (Nhiếp sinh bí phẫu) hoặc bài Chu sa an thần hoàn (Lan thất bí tàng).

– Nếu trong bệnh Hư lao xuất hiện chứng Tâm huyết hư, biểu hiện lâm sàng có các chứng Tim hồi hộp sợ sệt, mất ngủ, hay mê, chóng quên, sắc mặt không tươi, chất lưỡi nhợt, mạch Tế hoặc Kết Đại. Bệnh này đa số do phú bẩm bất túc tinh huyết không mạch, tư lự hao thương, sau khi ốm không được chăm sóc kịp thời; điều trị phải dưỡng huyết an thần, cho uống bài Duỡng Tâm thang(Chứng trị chuẩn thằng) hoặc Qui tỳ thang (Phụ nhân lương phương).

Tóm lại chứng hậu tuy giống nhau, nhưng trong tật bệnh khác nhau, biểu hiện chứng trạng cũng có đặc điểm riêng, lâm sàng phải căn cứ vào những đặc điểm nói trên để phân tích.

Chứng Tâm huyết hư phân nhiều phát sinh ở người thể lực yếu VÌ huyết hao tổn không được nhu dưỡng, thường biểu hiện là tinh thần ủy mị, sắc mặt trắng nhợt chất lưỡi nhạt, ven lưỡi có vết răng mạch Tế Nhược. Nếu là phụ nữ mà xuất hiện chứng Tâm huyết hư, thường biểu hiện là chu kỳ kéo dài hoặc bế kinh; Đối với chứng Tâm huyết hư trong thời kỳ tiền mãn kinh, thường thấy kinh nguyệt rả rích mãi không dứt; Tình huống này cần “Nhân nhân chế nghi”.

Tâm chủ về huyết mạch, vẻ tươi đẹp ở mặt, nếu Tâm huyết bất túc thì huyết mạch khó lưu thông dẫn đến khí trệ, biểu hiện lâm sàng có chứng ngực sườn chướng đầy. Khí là soái của huyết, khí hành thì huyết hành; Trong bài thuốc bổ Tâm huyết nên kèm theo các vị thuốc lý khí. Tâm huyết bất túc cũng dẫn đến huyết mạch bị tê nghẽn cho nên chứng này còn biểu hiện kiêm cả huyết ứ, có triệu chứng đau vùng ngực; nơi đau, điểm đau cố định, chất lưỡi xanh tía…Ngoài ra, Tâm huyết bất túc, khí huyết vận hành không lợi, thường dẫn đến các loại âm tà lưu đọng, như thủy thấp và đàm trọc, xuất hiện các chứng trạng sắc mặt trắng xanh, chân tay không ấm, hoa mắt chóng mặt, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng nhớt; mạch Nhu Tế v.v. cũng cần phải phân biệt.

Chẩn đoán phàn biệt

1) Chứng Tâm âm hư với chứng Tâm huyết hư: cả hai đều có chứng hậu âm huyết của tạng Tâm suy hư, nhưng mức độ suy hư có nặng nhẹ khác nhau. Chứng Tâm huyết hư sự hao tổn là ở Tâm huyết, cho nên mới hồi hộp sợ sệt, mất ngủ hay quên, sắc mặt kém tươi, lưỡi nhợt, mạch Tế. Còn chứng Tâm âm hư thì do hư tổn ảnh hưởng đến Tâm âm. Phần nhiều từ hư tổn ở Tâm huyết phát triển thêm một bậc, biểu hiện lâm sàng ngoài những chứng về Tâm huyết hư như hồi hộp sợ sệt, mất ngủ hay quên, sắc mặt không tươi… còn có thêm các chứng tâm phiền, chất lưỡi đỏ, đầu lưỡi khô và đỏ, mạch Tế mà Sác. Hoặc thấy kiêm các chứng trạng lòng bàn chân tay nóng, ra mồ hôi trộm, mộng di… Đó là do tư lự lao thương, doanh huyết suy hư, âm tinh hao tổn ngấm ngầm, Tâm hỏa quấy cố trong gây nên, điều trị theo phép tư âm dưỡng tâm an thần. Như vậy thì thấy chứng Tâm huyết hư so với chứng Tâm âm hư bệnh tình nhẹ hơn. Hai loại này có thể phân biệt có chỗ có tâm phiền hay không, có hư hỏa quấy rối ở trong nên chất lưỡi đỏ mạch Sác.

2) Chứng Tâm khí huyết đều hư với chứng Tâm huyết hư: Chứng Tâm khí huyết đều hư phần nhiều do ốm lâu không khỏi, hoặc cao tuổi thể lực yếu, dẫn đến Tâm khí và Tâm huyết bất túc. Về lâm sàng, ngoài những chứng trạng về Tâm huyết bất túc như hồi hộp tâm phiền, mất ngủ hay mê… Còn có thêm chứng hậu Tâm khí hư như đoản hơi, sắc mặt trắng bệch mạch Hư vô lực… Chứng Tâm huyết hư phần nhiều do tư lự, tinh thẩn mệt nhọc, đến nỗi huyết không nuôi Tâm, hoặc mất huyết quá nhiều, âm huyết bất túc gây nên. Biểu hiện lâm sàng là sắc mặt kém tươi, môi lưỡi nhợt, chóng mặt hoa mắt, mạch Tế Nhược v.v. đó là những đặc điểm để chẩn đoán phân biệt.

3) Chứng Tâm Tỳ đều hư với chứng Tâm huyết hư: Chứng Tâm huyết hư nguyên nhân phần nhiều do ốm lâu thể lực yếu hoặc lo nghĩ hao tổn tinh thần, hao thương âm huyết, hoặc do mất máu quá nhiều làm tổn thương doanh huyết. Tâm chủ huyết, âm huyết bất túc thì huyết không nuôi được Tâm. Tâm thần không được nuôi dưỡng, có thể xuất hiện các chứng trạng mất ngủ hay mê, chóng quên, hồi hộp sợ sệt v.v. Chính như sách Đan Khê tâm pháp nói:”Hồi hộp là do huyết hư; hồi hộp bất kỳ lúc nào phần nhiều là do huyết thiếu”. Tâm chủ huyết mạch, Tỳ chú về vận hóa, Tâm hư thì thần không giữ yên ở bên trong, Tỳ hư thì vận hóa mất chức năng, cho nên chứng Tâm Tỳ đều hư ngoài những triệu chứng như hồi hộp, sợ sệt, mất ngủ hay quên v.v. còn biểu hiện các chứng hậu của Tỳ hư như kém ăn, bụng chướng, đại tiện nhão, sắc mặt vàng úa… Như vậy là đối với chứng Tâm huyết hư có chỗ khác nhau như không chướng bụng, đại tiện nhão và sắc mặt vàng úa. Chứng Tâm huyết hư là do Tâm huyết bất túc gây nên. Triệu chứng chủ yếu trong lâm sàng là hồi hộp sợ sệt, chóng mặt, hay quên, hoàn toàn không có chứng trướng bụng Tỳ hư.

Trích dẫn y văn

– Vai trò chủ yếu của con người là Tâm, nuôi dưỡng Tâm là huyết, một khi Tâm huyết hư hư thần khí không giữ gìn được, Thần thoát đi thì nhà sẽ rỗng không, nhà bị rỗng không thì sẽ uất mà ứ đọng đờm… cho nên đàm ở vị trí của Tâm(Chứng trị vậng bổ).

– Sau khi đẻ bị huyết hư Tâm phiền đoản hơi tuy cũng là Tâm phiền nhưng khi đẻ thì huyết đi xuống, khí phần nhiều hư thoát; Cái hư của huyết đều là do khí hư cho nên Tâm phiền thì phải có chứng đoản hơi nên dùng các bài Qui tỳ thang, Đương qui bổ huyết thang, Dưỡng vinh thang để bổ khí và sinh huyết thì chứng Tâm phiền sẽ khỏi. Còn như những người bị thổ huyết là do khí nghịch lên phần nhiều là do khí thực huyết hư có triệu chứng Tâm phiền nhất là huyết không nuôi Tâm thì nặng hơn. Nếu lại đi bổ khí thì khí càng mạnh mà huyết lại càng hư, khó mà khỏi bệnh của Tâm; Điều trị phải bổ huyết thanh hỏa cho uống Chu sa an thần hoàn (Huyết chứng luận).

Các Thuốc điều trị Parkinson đang sử dụng hiện nay

Parkinson là bệnh do hậu quả của những thương tổn thoái hóa một số nhân xám ở nền não, kiểm tra các hoạt động ngoại tháp và bán ngoại tháp. Sự thương tổn này trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến hệ vận động và gây những triệu chứng của hệ ngoại tháp.

Ngày nay, người ta nhận thấy trong bệnh có sự giảm sút rõ rệt hàm lượng dopamin (một Chất dẫn truyền hệ thần kinh) trong chức phận của các cấu trúc ngoài bó tháp (nhân đuôi, nhân bèo, liềm đen).

Sự giảm sút hàm lượng dopamin của những nhân xám đỏ dẫn tới hậu quả làm tăng trương lực hệ phó giao cảm trung ương trên hệ GABA. Vì vậy, trong điều trị, 2 nhóm thuốc chính hay được sử dụng là:

+ Thuốc cường hệ dopaminergic.

+ Thuốc hủy hệ phó giao cảm trung ương.

Thuốc cường hệ dopaminergic

Levodopa

+ Levodopa đơn thuần: dopar, larodopa.

+ Levodopa phối hợp với thuốc phong tỏa dopa decarboxylase (madopar, sinemet).

Maintain (mantadix; symadin; symmetrel): viên nang 100mg, xi – rô 50mg/5ml.

Bromocriptin (parlodel): viên 2,5mg; viên nang 5mg.

Pergolid (permax): viên nén 0,05mg; 0,25mg; 1mg.

Selegilin (eldepry, L – cognitive ): viên nén 5mg; 10mg.

Levodopa (L – dopa, DOPA, viên nén 500mg)

  • Là tiền chất của dopamin: vì dopamin không qua được hàng rào máu – não, nên trong điều trị phải dùng chất tiền thân của nó là L- dopa, có khả năng thấm vào thần kinh trung ương, tại đó L – dopa bị khử carboxyl để thành dopamin.
  • Tác dụng: điều chỉnh cân bằng acetylcholin – dopamin bị rối loạn trong hội chứng parkinson. Levodopa có tác dụng lên tất cả các triệu chứng của parkinson như tăng trương lực, mất vận động, run, rối loạn dáng đi. L – dopa hiện được coi là thuốc có tác dụng điêu trị tốt nhất, tuy nhiên, kết quả còn phụ thuộc vào từng người bệnh, giai đoạn bệnh và thời gian dùng thuốc.
  • Chỉ định: bệnh parkinson và hội chứng parkinson: nhiễm độc, vữa xơ động mạch, hoặc sau khi bị viêm não.
  • Chống chỉ định: glaucom góc đóng, bệnh nặng ở tim mạch và hệ tạo huyết, phối hợp với vitmin B6.
  • Tác dụng phụ:

+ Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm cân.

+ Rối loạn tâm thần: trầm cảm, lú lẫn, hoang tưởng.

+ Rối loạn tim mạch: tụt huyết áp tư thế đứng, suy mạch vành, loạn nhịp tim.

  • Liều dùng: uống liều tăng dần, chia thuốc làm nhiều lần trong ngày, uống sau bữa ăn.
  • Chú ý: khi đang dùng L – dopạ không nên dùng các thuốc ức chế monoamin – oxydase (IMAO) vì có thể gây cơn tăng huyết áp. Liều cao vitamin B6 (> 5mg) sẽ làm giảm tác dụng của L – dopa.

Madopar (levodopa/benserazid)

  • Tỷ lệ phối hợp: thường là 4/1 (100mg/25mg). Ví dụ: viên nang 125mg (tỷ lệ phối hợp là 100/25), viên nang 250mg (tỷ lệ phối hợp là 200/50), viên nang tác dụng kéo dài 125mg (tỷ lệ phối hợp là 100/25).
  • Cơ chế tác dụng: levodopa là acid amin tiền chất của dopamin, có tác dụng trên chứng mất động và cứng đờ; benserazid là chất ức chế decarboxylase ngoại biên. Phối hợp 2 chất có tác dụng tốt hơn, nhanh hơn, giảm tác dụng phụ.
  • Chống chỉ định: loạn tâm thần nặng, lú lẫn tâm thần, sa sút trí tuệ nặng; dùng với các thuốc an thần kinh, reserpin.
  • Tương tác thuốc: chống chỉ định với IMAO không chọn lọc (tăng huyết áp đột ngột kịch phát), reserpin và thuốc cùng họ (ức chế tác dụng của levodopa), với thuổc an thần kinh (đối kháng tương hỗ), methydopa (tăng tác dụng của levodopa, tác dụng hạ áp).
  • Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, buồn nôn, rối loạn tâm thần, tim mạch, động tác bất thường. Dùng thuốc tăng liều dần, đúng giờ theo chỉ định. Thuốc viên pha hỗn dịch dành cho người cao tuổi (khó nuốt viên thuốc).
  • Qụá liều: rất hiếm; biểu hiện: mất liệt rung, tăng huyết áp nguyên phát, sau đó là hạ HA vài giờ rồi tụt huyết áp thế đứng; nhịp xoang nhanh, lú lẫn, mất ngủ, chán ăn kéo dài vài tuần. Xử trí: theo dõi sát người bệnh có ý đồ tự sát, nguy cơ trầm cảm; nếu có biểu hiện loạn thần, bệnh tim, loét tiêu hỏa, nên chuyển tới viện.
  • Chú ý:

+ Không ngừng thuốc đột ngột (với thuốc có tác dụng cholinergic).

+ Người bị Glaucom góc đóng.

+ Nếu phải phẫu thuật cần dừng thuốc 5-6 tuần trước.

+ Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

  • Biệt dược:

Apo-lovecard (phối hợp carbidopa và levodopa).

Sinemet

  • Có hai tỷ lệ phối hợp: carbidopa 25mg + 100mg levodopa và 25mg carbidopa + 225mg levodopa.
  • Các thuốc: bendopa, biodopa, dopar, doparkin, madopar, medidopa, novedopa, parkidopa, prodopa, syndopa, weldopa
  • Thuốc chủ vận là một chất phản ứng có cùng hoạt tính dược lý giống dopamin. Có hai dạng thuốc chủ vận dopamin: trực tiếp và gián tiếp. Thuốc chủ vận trực tiếp là các chất có tác dụng thay thế dopamin và gắn vào các thụ cảm tiết dopamin khi có hiện tượng giảm dopamin (apomorphin, piribidil, bromocriptin…); các thuốc chủ vận gián tiếp là các chất gắn với các thụ cảm trước si – náp làm tiết dopamin (amphetamin).

Trivastal retard (viên nang phóng thích chậm 50mg)

  • Thành phần: peribedil 50mg.
  • Cơ chế tác dụng:

+ Peribedil là chất chủ vận dopamin, có tác dụng kích thích các thụ cảm thể dopamin và các đường dẫn truyền dopamin lực ở não.

+ Qua điều trị đã thấy: peribedil kích thích sinh điện ở vỏ não kiểu “dopamine lực”, lúc thức cũng như lúc ngủ, thuốc có tác động lâm sàng trên các chức năng khác nhau được kiểm soát bởi dopamin. Mặt khác, thuốc làm tăng cung lượng máu ở dạng phóng thích chậm, cho phép giải phóng hoạt chất từ từ, sau 24h, lượng thuốc đào thải qua thận là 50% và tuân hoàn ở vùng đùi, do đó, làm tăng tuần hoàn ngoại biên (do động mạch đùi có các thụ cảm thể dopaminergic).

+ Viên trivastal retart 50mg được hấp thu hoàn toàn sau 48 giờ.

  • Chỉ định:

+ Điều trị bổ sung các triệu chứng suy giảm bệnh lý nhận thức và thần kinh cảm giác mạn tính ở người lớn tuổi (ngoại trừ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer).

+ Điều trị bổ sung chứng khập khiễng cách hồi trong bệnh tắc động mạch chi dưới (giai đoạn 2).

+ Điều trị bệnh Parkinson (liệt rung).

+ Dùng đơn độc (bệnh có run là chủ yếu).

+ Dùng phối hợp với levodopa, dùng ngay từ đầu hoặc về sau, đặc biệt trong dạng run.

+ Được đề nghị trong thiếu máu nhãn khoa cục bộ.

  • Chống chỉ định:

+ Shock do tim.

+ Nhồi máu cơ tim cấp.

+ Qua mẫn với thành phần của thuốc.

+ Phụ nữ có thai và cho con bú.

  • Tác dụng phụ:

+ Rối loạn nhẹ đường tiêu hóa: có thể tự khỏi sau khi cho lại liều thích hợp + Rối loạn tâm thần (lú lẫn, dễ bị kích động): hết sau ngưng điều trị.

+ Hạ huyết áp (hãn hữu).

  • Liều và cách dùng:

+ Trong rối loạn nhận thức và thần kinh giác quan, thiếu máu cục bộ: 1 viên/ngày vào cuối các bữa ăn chính, hoặc 2 viên/ngày nếu nặng.

+ Trong Parkinson: dùng đơn độc…. 150mg – 250mg/ngày, chia làm 3- 5 lần.

+ Bổ sung cho liệu pháp levodopa…. 80 – 140mg/ngày, chia làm 3-5 lần. Tỷ lệ 50mg peribedil/250mg levodopa.

+ Uống thuốc vào cuối các bữa ăn, không được nhai.

  • Chú ý: nếu quá liều sẽ gây nôn nhiều

Cognitive (selegiline viên 5mg, 10mg).

Isicom (carbidopa) viên 275mg

Phối hợp levodopa với thuốc phong toả dopa decarboxylase, gián tiếp làm tăng lượng levodopa.

Amantadin

  • Amantadin là dẫn chất tổng hợp, có tác dụng với các triệu chứng của

+ Cơ chế: có thể thay đổi sự giải phóng và sự thu hồi dopamin ở cả ngoại biên và trung ương, qua đó nồng độ dopamin trong các nhân xám tăng cao, có thể amantadin còn có tác dụng kháng cholinergic.

+ Tác dụng: làm giảm nhanh triệu chứng mất vận động, ít có tác dụng trên triệu chứng run và tăng trương lực cơ, có tác dụng hiệp đồng với levodopa.

+ Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hoá, mất ngủ, giật cơ, phù chi dưới.

– Bromocriptin: là dẫn chất của ergot, có công thức hoá học giống dopamin, tác dụng tốt với Parkinson.

+ Tác dụng: kém levodopa, nhưng có thể dùng thay thế levodopa khi thuốc này có chống chỉ định hoặc kém hiệu quả.

+ Tác dụng phụ: chán ăn, buồn nôn, hạ huyết áp khi đứng, có thể gặp ảo giác.

+ Bromocriptin mesylat (parlodel); viên 2,5mg, viên nang 5mg; liều khởi đầu 2,5mg X 2 lần/ngày, tăng dần liều, tối đa 100mg/ngày.

Thuốc hủy phó giao cảm trung ương

Thuốc này làm giảm triệu chứng run và cứng cơ, không tác dụng lên triệu chứng thiểu động.

Loại thiên nhiên

  • Hyoscyamin, atropin Sulfat,
  • Loại tổng hợp:

+ Trihexyphenidyl: artan, parkintan, viên 2mg và 5mg.

+ Dietazin: diparcol.

+ Thuốc khác: procyclindin (kemadrin), orphenadrin (dicipal), benztropin (cogentin).

  • Các thuốc huỷ phó giao cảm trung ương: một số triệu chứng của bệnh Parkinson như run, tăng tiết nước bọt là thể hiện sự cường phó giáo cảm. Thuốc được dùng giai đoạn đầu của bệnh hoặc phối hợp với levodopa, đặc biệt nếu triệu chứng run chiếm ưu thế.
  • Tác dụng phụ: kháng cholinergic ngoại biên: dãn đồng tử, khô miệng, táo bón.
  • Chống chỉ định: bệnh nhân tăng huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt.

Artan

Tác dụng huỷ phó giao cảm, tác dụng kém atropin nhưng ít độc; viên 2mg, 5 mg; uống 4 – 6 – 10mg/ngày, chia làm nhiều lần.

Dietazin (diparcol)

  • Là dẫn chất của phenothiazin, có tác dụng diệt hạch, huỷ phó giáo cảm, huỷ giao cảm, kháng histamin và chống co thắt. Ngoài ra, tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, an thần nhẹ.
  • Tác dụng tốt với triệu chứng run.
  • Tác dụng phụ: chóng mặt, tê chân tay, táo bón.

Uống mỗi ngày 0,05g; tăng dần tới 0,5 – 1,0g.

BỆNH ĐÁI THÁO NHẠT

I.   ĐẠI CƯƠNG

Bệnh đái tháo nhạt (ĐTN) là rối loạn cân bằng nước do đào thải qua thận nước không thẩm thấu. Bệnh thường do khiếm khuyết tiết arginine vasopressin (AVP) từ thùy sau tuyến yên (ĐTN trung ương), hoặc do thận không đáp ứng với AVP (ĐTN do thận).

ADH được tổng hợp từ nhân trên thị và nhân cạnh thất của vùng dưới đồi, sau đó được chuyển xuống thùy sau tuyến yên để tích trữ và giải phóng theo nhu cầu hoạt động của cơ thể. Các thụ thể thẩm thấu trong vùng dưới đồi rất nhạy cảm với những thay đổi về độ thẩm thấu huyết tương được xác định trước hết bằng nồng độ Natri (Na). Giải phóng ADH bị ức chế khi độ thẩm thấu tăng trên mức độ ngưỡng, sau đó tiết ADH tăng lên nhanh chóng cùng với độ thẩm thấu huyết tương.

ADH trước hết tác động ở ống lượn xa và ống góp làm tăng tính thấm và tái hấp thu nước. Tác dụng của ADH trung gian qua V2 receptor cặp với protein G, những tín hiệu chuyển vị các kênh aquaporin-2 vào màng đỉnh của tế bào chính trong ống góp. Khi liên kết với kênh aquaporin-3 và aquaporin-4 trên mặt bên nền những tế bào này, nước được chảy xuống tự do nhờ độ chênh thẩm thấu từ dịch ống thận tương đối loãng đến tủy thận có độ cô đặc cao, do vậy giảm sản xuất và giảm hoạt tính của ADH gây nên rối loạn tái hấp thu nước trong tiểu cầu thận, làm cho nước tiểu bị hòa loãng và mất nước tự do.

Một số tình trạng khác liên quan đến tiết ADH như nôn, giảm thể tích trong lòng mạch, hạ đường huyết cấp, giảm glucocorticoid, thao tác trong phẫu thuật đụng chạm tới các cơ quan trong ổ bụng, stress sinh lý và bệnh lý, hút thuốc.

Hai rối loạn cơ bản gây ĐTN: ĐTN trung ương và ĐTN do thận.

  • ĐTN trung ương do các tế bào tiết ADH bị tổn thương, làm giảm ADH lưu hành trong máu, có thể ĐTN hoàn toàn hoặc không hoàn toàn, nồng độ ADH tăng không đủ để đáp ứng với kích thích thẩm thấu mạnh như khi mất nước.
  • ĐTN do thận, nguyên nhân là do rối loạn đáp ứng của thận với ADH do rối loạn ở ống góp. ĐTN do thận có thể hoàn toàn do ống thận không đáp ứng với bất kỳ nồng độ nào của ADH, hoặc ĐTN không hoàn toàn như khi tăng nồng độ ADH trong máu sẽ gây nên đáp ứng thận không đầy đủ.

II.   NGUYÊN NHÂN BỆNH ĐÁI THÁO NHẠT TRUNG ƯƠNG

Bệnh ĐTN trung ương có đặc điểm là giảm giải phóng hormon chống bài niệu (ADH) gây nên đa niệu ở những mức độ khác nhau. Thiếu ADH là do rối loạn ở một hoặc nhiều vị trí liên quan đến tiết ADH như các receptor thẩm thấu vùng dưới đồi, nhân trên thị, nhân cạnh thất hoặc phần cao của ống trên thị-tuyến yên. Ngược lại, tổn thương phần thấp, vùng lồi giữa hoặc thùy sau tuyến yên chỉ gây đa niệu không thường xuyên, vì ADH được sản xuất ở vùng dưới đồi vẫn tiết vào hệ thống tuần hoàn qua hệ thống cửa ở vùng lồi giữa.

Người bệnh ĐTN trung ương có triệu chứng đa niệu, có thể có giảm tỷ trọng khoáng của xương, cột sống thắt lưng và cổ xương đùi, ngay cả người bệnh đang được điều trị bằng desmopressin (dDAVP).

Nguyên nhân thường gặp nhất của ĐTN trung ương là do phẫu thuật thần kinh, chấn thương, những khối u tiên phát hoặc thứ phát, bệnh thâm nhiễm (như Langerhans cell histiocytosis), và ĐTN không rõ nguyên nhân.

Bất kỳ thể nào của ĐTN trung ương cũng có thể bùng phát hoặc xuất hiện lần đầu trong khi có thai, vì trong khi có thai, quá trình thoái giáng ADH tăng do rau thai tiết nhiều vasopressinase.

1.  Đái tháo nhạt không rõ nguyên nhân

Chiếm khoảng 30-50% ĐTN trung ương, thường liên quan với sự phá hủy tế bào tiết hormon ở nhân vùng dưới đồi, các quá trình tự miễn có vai trò quan trọng trong cơ chế bệnh sinh thể bệnh này, các kháng thể trực tiếp kháng lại tế bào tiết vasopressin đã phát hiện được ở những người bệnh bị các bệnh nội tiết tự miễn mà lúc đầu chưa có triệu chứng đái tháo nhạt trung ương. Quá trình tự miễn đặc trưng bởi thâm nhiễm tế bào lymphocyte thân tuyến yên và thùy sau tuyến yên, xẩy ra sau khi các thần kinh đích bị phá hoại.

Chụp MRI sớm trong quá trình diễn biến bệnh thường phát hiện dày hoặc mở rộng thân tuyến yên. Dày thân tuyến yên là dấu hiệu không đặc hiệu, một số trẻ em có dấu hiệu này theo dõi về sau phát triển u mầm hoặc bệnh mô bào, dày tiến triển thân tuyến yên, chụp MRI hàng loạt rất có giá trị trong phát hiện u mầm.

Giảm tiết các hormon thùy trước tuyến yên như GH, TSH, ACTH cũng có thể có hoặc xẩy ra ở những người bệnh bị ĐTN trung ương không rõ nguyên nhân. Tuy nhiên, một số người bệnh có bệnh nội tiết thùy trước tuyến yên vài năm sau khi có triệu chứng bệnh ĐTN trung ương, như phát hiện có khối u tuyến yên hoặc khối u trên hố yên, chứng tỏ những rối loạn bệnh lý ban đầu của bệnh chính đã bị che khuất bởi triệu chứng bệnh ĐTN.

Đái tháo nhạt trung ương gia đình, còn có tên Familial neurohypophyseal diabetes insipidus (FNDI) là bệnh trội nhiễm sắc thể thường (autosomal dominant disease), do những đột biến gen arginin-vasopressin (AVP).

2.  Phẫu thuật thần kinh hoặc chấn thương

ĐTN trung ương có thể gây nên do phẫu thuật thần kinh hoặc do chấn thương vùng dưới đồi và thùy sau tuyến yên. Tỷ lệ dao động từ 10-20% nếu phẫu thuật lấy khối u khu trú trong hố yên, đến 60-80% sau phẫu thuật lấy khối u kích thước rất lớn. Nhờ những thành tựu phẫu thuật nội soi, tỷ lệ này đã giảm đáng kể (2,7%-13,6%).

Nồng độ natri huyết tương > 145mmol/L trong 5 ngày đầu sau phẫu thuật có giá trị cao dự báo phát triển ĐTN kéo dài. Ngược lại, người bệnh có nồng độ natri huyết tương < 145 mmol/L trong 5 ngày đầu sau phẫu thuật sẽ rất ít xẩy ra ĐTN kéo dài. Đây là thông số có giá trị dự báo tốt.

Tổn thương nặng vùng dưới đồi hoặc ống tuyến yên do phẫu thuật thần kinh hoặc do chấn thương thường gây nên phản ứng ba pha rất đặc trưng:

  • Pha đầu tiên là đa niệu, trong 24 giờ đầu, kéo dài 4-5 ngày. Pha này phản ánh sự ức chế giải phóng ADH do rối loạn chức năng vùng dưới đồi.
  • Pha tiếp theo: chống bài niệu, từ ngày thứ 6 đến ngày thứ 11, các hormon tích trữ được giải phóng từ từ từ thùy sau tuyến yên đang thoái hóa. Trong giai đoạn này, uống nước quá nhiều có thể đưa đến hạ Na+máu giống như trong hội chứng tiết ADH không thích hợp.
  • Pha thứ 3: ĐTN xảy ra khi hormon thùy sau tuyến yên tích trữ giảm.

Hầu hết ĐTN không kéo dài. Ví dụ, người bệnh bị tổn thương vùng dưới đồi hoặc ống tuyến yên không nặng lắm thường có ĐTN trung ương thoáng qua, bắt đầu 24-48 giờ sau phẫu thuật và có thể hết sau một tuần. Không phải tất cả các người bệnh đều tiến triển qua ba pha như vậy, một số người bệnh không có khởi đầu bằng triệu chứng đa niệu, chỉ có triệu chứng hạ Na+ máu, sau đó trở lại bình thường.

Mặc dầu tỷ lệ tương đối cao ĐTN trung ương ở những người bệnh đã trải qua phẫu thuật, nhưng cần lưu ý đa niệu có thể xẩy ra do dùng thuốc điều trị với mục đích hạn chế phù não bằng manitol hoặc glucocorticoids. Những trường hợp này có thể phân biệt với ĐTN bằng đo độ thẩm thấu niệu, đáp ứng với hạn chế nước và tiêm ADH.

3.  Ung thư

Tiên phát hoặc thứ phát (thường gặp nhất là ung thư phổi, leukemia hoặc lymphoma), các khối u não có thể ở vùng dưới đồi-tuyến yên gây nên ĐTN trung ương. Trong một số trường hợp bệnh di căn, đa niệu là triệu chứng thường gặp.

4.  Bệnh thiếu oxy não

Bệnh thiếu oxy não hoặc thiếu máu não nặng có thể làm giảm giải phóng ADH. Mức độ thay đổi từ nhẹ, không có triệu chứng đến đa niệu rõ. Ví dụ, đa niệu rõ trên lâm sàng thường ít gặp ở người bệnh bị hội chứng Sheehan ngay cả khi tiết ADH dưới mức bình thường. Sự xuất hiện ĐTN ở những người bệnh này ổn định, thỉnh thoảng có các dấu hiệu bệnh lý đang làm sẹo và teo trong nhân trên thị và thùy sau tuyến yên.

5.  Những bệnh do thâm nhiễm

Người bệnh bị Langerhans cell histiocytosis (còn có tên histiocytosis X và eosinophilic granuloma) có nguy cơ cao đặc biệt đối với ĐTN trung ương do bệnh vùng dưới đồi-tuyến yên. Có tới 40% người bệnh có đa niệu trong bốn năm đầu, đặc biệt nếu phát triển nhiều hệ thống và lồi mắt.

Bệnh thâm nhiễm tương tự có thể xẩy ra khi bị sarcoidosis, nó có thể gây nên đa niệu vì đái tháo nhạt do thận (do tăng calci máu), hoặc do uống nhiều tiên phát. Những bệnh thâm nhiễm khác ít gây ĐTN trung ương là: Wegener’s granulomatosis và viêm tuyến yên tự miễn thâm nhiễm tế bào lympho (autoimmune lymphocytic hypophysis), bệnh này có thể tự khỏi.

6.  Sau cơn nhịp nhanh trên thất

Đa niệu thoáng qua đôi khi gặp sau điều chỉnh nhịp nhanh trên thất, cả hai triệu chứng đào thải nhiều nước và Na+ qua nước tiểu có thể gặp do giảm tiết ADH và tăng giải phóng peptid đào thải natri qua nước tiểu của nhĩ. Những thay đổi về hormon này có thể trung gian bởi tăng áp lực nhĩ trái và tăng huyết áp hệ thống, bằng cách đó hoạt hóa receptor thể tích tại chỗ.

7.  Chán ăn do thần kinh

Giải phóng ADH thường thấp hơn bình thường hoặc không ổn định ở người bệnh chán ăn do thần kinh, có lẽ do rối loạn chức năng não. Khiếm khuyết này thường nhẹ, khi có đa niệu trước hết do khát.

8.  Gan nhiễm mỡ cấp ở người có thai (acute fatty liver of pregnancy)

ĐTN trung ương thoáng qua kết hợp với nhiễm mỡ gan cấp ở người có thai. Cơ chế bệnh sinh chưa rõ.

9.  Hội chứng Wolfram hoặc hội chứng DIDMOAD

Có đặc điểm ĐTN trung ương, đái tháo đường, teo thị và điếc, là bệnh di truyền lặn nhiễm sắc thể thường với sự thâm nhiễm không hoàn toàn.

Hội chứng Wolfram có nguyên nhân ít nhất do hai gen khác nhau: WFS1 và ZCD2, cả hai được mã hóa trong các protein của lưới nội bào, hình như có tác dụng đến cân bằng calci nội mô. Wolframin, là sản phẩm của WFS1 được bộc lộ trong một số tổ chức như tụy, nhân cạnh thất và nhân trên thị của não. Đái tháo nhạt trong những bệnh này là do mất các thần kinh tiết vasopressin trong nhân trên thị và rối loạn quá trình chuyển hóa tiền chất của vasopressin. Những biến đổi của WFS1 cũng là bẩm tố của đái tháo đường typ 2.

III.   CHẨN ĐOÁN XÁC ĐỊNH

Khát, uống nhiều, đái nhiều, lượng nước tiểu trong ngày trên 3 lít, tỷ trọng nước tiểu thấp (1,001-1,005), mất khả năng cô đặc nước tiểu, không có thay đổi bệnh lý trong thành phần nước tiểu. Vasopressin có tác dụng điều trị đặc hiệu.

IV.  . CHẨN ĐOÁN PHÂN BIỆT

Hỏi về xuất hiện đái nhiều, tiền sử gia đình giúp chẩn đoán nguyên nhân ĐTN. Cần làm một số nghiệm pháp sau đây giúp chẩn đoán phân biệt:

1.  Nghiệm pháp nhịn nước
  • Chỉ nên tiến hành cho người bệnh có đái nhiều nhược trương, nồng độ natri và độ thẩm thấu huyết tương bình thường. Cách tiến hành như sau:
  • Ngừng các thuốc có ảnh hưởng đến tác dụng và tiết ADH như caffein, rượu, thuốc lá ít nhất 24 giờ, các yếu tố kích thích khác đối với tiết ADH như nôn, hạ huyết áp cần được theo dõi để giúp đỡ cho phân tích kết quả.
  • Nghiệm pháp được tiến hành vào buổi sáng. Theo dõi từng giờ một cân nặng, độ thẩm thấu huyết tương, nồng độ natri huyết tương, độ thẩm thấu và thể tích nước tiểu của người bệnh.
  • Ngườibệnh được yêu cầu nhịn uống nước tới khi cân nặng cơ thể giảm 5%, nồng độ natri và độ thẩm thấu huyết tương đạt tới giới hạn cao của bình thường (Na > 145 và độ thẩm thấu > 295 mOsm/kg, hoặc độ thẩm thấu niệu đo hàng giờ ổn định (biến thiên < 5% trong vòng 3 giờ).
    • Đánh giá kết quả:
  • Nếu độ thẩm thấu nước tiểu không đạt được 300mOsm/kg trước khi những thông số này đạt được, loại bỏ khả năng uống nhiều tiên phát.
  • Đái tháo nhạt không hoàn toàn: độ thẩm thấu nước tiểu sẽ lớn hơn độ thẩm thấu huyết tương, nhưng nước tiểu vẫn còn cô đặc dưới mức tối đa.
  • Đái tháo nhạt hoàn toàn: độ thẩm thấu nước tiểu sẽ duy trì thấp hơn độ thẩm thấu huyết tương.
    • Phân biệt giữa đái tháo nhạt trung ương và đái tháo nhạt do thận.
  • Tiêm dưới da Desmopressin liều 0,03 mcg/kg cân nặng. Đo độ thẩm thấu nước tiểu sau 30, 60 và 120 phút. Đái tháo nhạt trung ương: độ thẩm thấu nước tiểu sẽ tăng hơn 50% so với khi mất nước. Đái tháo nhạt do thận: độ thẩm thấu nước tiểu có thể tăng, nhưng không tăng được trên 50%.
  • Nồng độ ADH thu được trước, trong khi làm nghiệm pháp nhịn nước được biểu diễn trên một đồ thị có thể giúp phân biệt giữa đái tháo nhạt trung ương không hoàn toàn, đái tháo nhạt do thận không hoàn toàn, và uống nhiều tiên phát.
2.  Nghiệm pháp truyền dung dịch natri ưu trương

Nghiệm pháp nhịn nước không có khả năng phân biệt giữa người bệnh có khả năng cô đặc nước tiểu dưới mức tối đa trong quá trình nhịn nước, truyền dung dịch natri ưu trương là cần thiết để đạt được mục đích này.

Người bệnh đái tháo nhạt không hoàn toàn (trung ương hoặc thận) có thể có khả năng cô đặc một phần nước tiểu tương xứng với khiếm khuyết về tiết và tác dụng của ADH. Truyền dung dịch natri ưu trương và đo nồng độ ADH sẽ giúp phân biệt giữa uống nhiều tiên phát, đái tháo nhạt trung ương không hoàn toàn, đái tháo nhạt không hoàn toàn do thận.

  • Cách tiến hành:
  • Truyền dung dịch natri ưu trương (3%) với tốc độ 0,05-0,1 mL/kg/phút. Trong 1 đến 2 giờ, cứ 30 phút một lần đo natri và độ thẩm thấu huyết tương.
  • Định lượng ADH khi natri và độ thẩm thấu huyết tương đạt đến mức giới hạn trên của bình thường (Na >145 mEq/L và osmolality > 295 mOsm/kg).
  • Lập đường biểu diễn để sau đó phân biệt giữa uống nhiều tiên phát, đái tháo nhạt trung ương hay do thận không hoàn toàn.

Nghiệm pháp này chống chỉ định đối với người có nguy cơ gây tăng gánh thể tích (như người bệnh đang có bệnh tim hoặc suy tim ứ huyết).

V.  ĐIỀU TRỊ

  1. Điều trị đái tháo nhạt trung ương
    • Thuốc được chỉ định nhiều nhất để điều trị ĐTN trung ương là đồng vận ADH- So với ADH (vasopressin), dDAVP (desmopressin) thời gian bán hủy dài hơn, không gây co mạch, ít tác dụng phụ.

Thuốc có thể cho theo đường tiêm (dưới da, tĩnh mạch), đường mũi, hoặc đường uống.

  • dDAVP tiêm dưới da hoặc tĩnh mạch tác dụng xuất hiện nhanh, thường cho với liều 1 đến 2 mcg một hoặc 2 lần /ngày.
  • Theo đường mũi, tác dụng xuất hiện cũng nhanh, có thể cho liều 1 đến 4 lần xịt/ngày (10 mcg một lần xịt) chia ra 1 đến 3 lần ngày.
  • Theo đường uống, thuốc tác dụng sau 30 – 60 phút, liều 0,1 đến 0,4 mg từ 1 đến 4 lần /ngày, liều tối đa 1,2 mg /ngày. dDAVP uống rất có tác dụng, nhưng bị hạn chế ở một số người bệnh vì ruột hấp thu kém, giảm sinh khả dụng.

Thay đổi từ đường mũi sang đường tiêm sẽ tốt hơn vì giảm liều tới 10 lần. Vì sinh khả dụng thay đổi khi uống, nên khi điều trị bằng đường uống cần điều chỉnh liều.

Đối với người bệnh ổn định, dung nạp tốt với thuốc đường uống, giảm khát, phương pháp đơn giản, an toàn, cho liều dDAVP bắt đầu 0,1 mg uống và đánh giá sự đáp ứng của người bệnh (như giảm lượng nước tiểu, tăng áp lực thẩm thấu nước tiểu, giảm khát).

Nếu trong vài giờ người bệnh không đáp ứng hoặc đáp ứng không đầy đủ, có thể tăng liều, cứ vài giờ tăng 0,1 mg cho tới khi đạt được hiệu quả. Trong quá trình điều trị người bệnh sẽ được theo dõi lượng nước tiểu bài xuất 24 giờ, độ thẩm thấu nước tiểu, tỷ trọng nước tiểu.

Liều có thể tăng tới mức tối đa 0,4 mg x 3-4 lần ngày (1,2mg) vì những liều cao hơn có thể kéo dài thời gian tác dụng, nhưng khả năng cô đặc nước tiểu thường không có tác dụng hơn. Trong suốt quá trình điều chỉnh liều này, khuyên người bệnh chỉ uống nước khi khát để tránh khả năng ngộ độc nước và hạ natri huyết tương. Tương tự, khuyên người bệnh uống nước khi khát để đề phòng tăng natri máu và giảm thể tích huyết tương tái lại khi dDAVP đã hết tác dụng. Công thức này có thể áp dụng cho bất kỳ người bệnh nào đã ổn định mà cơ chế khát không bị ảnh hưởng (bình thường), và có tác dụng đặc biệt cho những người bệnh bị đái tháo nhạt thoáng qua (như sau phẫu thuật tuyến yên hoặc chấn thương đầu), còn dDAVP sẽ được chỉnh liều nếu người bệnh tiếp tục có bằng chứng đái tháo nhạt. Theo dõi sát trong thời gian dài cho những người bệnh về cân bằng nước và tình trạng đái nhiều.

Đối với người bệnh bị đái tháo nhạt mạn tính nhưng cơ chế khát không bị rối loạn, có thể áp dụng phác đồ điều trị liều dDAVP cố định. Có thể cho liều thấp nhất để làm giảm triệu chứng đái tháo nhạt đến mức dung nạp được với nguy cơ tối thiểu hạ natri huyết. Vì người bệnh có khả năng bù tình trạng tăng natri huyết bằng cách tăng uống nước bất kỳ lúc nào khi khát, nhưng không có cách tương tự để xác định tình trạng hạ natri huyết nếu người bệnh uống nhiều do nguyên nhân khác. Nhiều người bệnh cho một liều trước khi đi ngủ để giảm đi đái đêm.

Những người bệnh đái tháo nhạt không uống nhiều (adipsic DI) điều trị cực kỳ khó, những người bệnh này cho dDAVP liều cố định, theo dõi sát tình trạng mất nước và điều chỉnh lượng nước vào bằng các thông số gián tiếp như cân bằng nước điện giải (đo cân nặng hàng ngày).

  • Một số thuốc khác cũng có tác dụng điều trị đái tháo nhạt trung ương:
    • Chlopropamid (Diabinese) là thuốc hạ đường huyết, nó có tác dụng làm tăng tái hấp thu nước qua ADH, liều thông thường 125 đến 500mg một ngày, có thể cho tới 4 ngày với liều tối đa.
    • Carbamazepin, liều 100 đến 300mg hai lần /ngày có tác dụng tăng đáp ứng đối với ADH.
    • Clofibrat liều 500mg cứ 6 giờ cho một lần cải thiện tình trạng đái nhiều do tăng giải phóng ADH.
    • Chế độ ăn giảm muối kết hợp với lợi tiểu thiazid có tác dụng điều trị đái tháo nhạt trung ương do giảm thể tích nhẹ, tăng tái hấp thu natri và nước ở ống lượn gần, thuốc có tác dụng tốt hơn khi điều trị đái tháo nhạt do thận.
    • Indomethacin là thuốc chống viêm không thuộc nhóm steroid có thể làm tăng khả năng cô đặc nước tiểu của thận do ức chế tổng hợp prostaglandin thận, giảm tốc độ lọc và tăng đáp ứng của thận đối với ADH.
    • Một số trường hợp người bệnh đái tháo nhạt có triệu chứng nôn, buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, gây rối loạn nước và điện giải, cần bồi phụ nước điện giải đủ và kịp thời.
    • Điều trị các bệnh phối hợp nếu có.
    • Nâng cao thể trạng, bổ sung các vitamin thiết yếu.
2.  Điều trị đái tháo nhạt do thận

Vì thận không đáp ứng với ADH, dDAVP không có hiệu quả. Nếu đái tháo nhạt do thận mắc phải, tình trạng cô đặc nước tiểu sẽ được cải thiện một cách nhanh chóng sau khi ngừng thuốc gây đái tháo nhạt và điều chỉnh rối loạn điện giải.

Điều chỉnh bằng chế độ ăn hạn chế muối và lợi tiểu thiazid (ví dụ hydrochlorithiazid, 25mg ngày 1-2 lần). Thiazid có tác dụng làm giảm chung bài xuất nước tự do và điện giải do kích thích hấp thụ natri ở ống lượn gần và hạn chế đào thải natri ở ống lượn xa. Theo dõi tình trạng giảm thể tích và hạ kali máu.

Amilorid có thể làm tăng tác dụng của lợi tiểu thiazid do làm tăng bài xuất natri và do tác dụng chống bài niệu đưa đến giảm thể tích còn giảm bài xuất kali. Amilorid cũng dùng để điều trị người bệnh đái tháo nhạt do uống lithi kéo dài, vì nó chẹn kênh natri ở ống góp, qua kênh này lithi đi vào và tương tác giữa ống thận với ADH.

Các thuốc chống viêm không thuộc nhóm steroid cũng có tác dụng tốt điều trị đái tháo nhạt do thận vì nó làm giảm mức lọc thận, giảm tổng hợp prostaglandin là đối kháng với tác dụng của ADH.

Vì một số trường hợp đái tháo nhạt do thận là đái tháo nhạt không hoàn toàn, dDAVP cũng có thể có hiệu quả đối với những người bệnh này.

VI.  . THEO DÕI BỆNH NHÂN

Người bệnh đái tháo nhạt trung ương được điều trị bằng phác đồ liều cố định cần theo dõi tình trạng hạ natri huyết, đôi khi thử ngừng dDAVP để xem đa niệu có tái lại không, và natri huyết thanh cũng được kiểm tra định kỳ.

Người bệnh đái tháo nhạt nên mang trong mình thẻ y tế ghi rõ tình trạng bệnh của mình (như người bệnh đái tháo đường), để khi có cấp cứu đột xuất, nhân viên y tế dễ xử lý.

Lợi ích sức khỏe của giấc ngủ trưa

Giấc Ngủ Trưa Mỗi Ngày?

Ngủ trưa không chỉ dành cho trẻ em. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng giấc ngủ trưa vào buổi chiều rất tốt cho người lớn. Bạn không cần cảm thấy lười biếng khi tận hưởng giấc ngủ ban ngày. Một giấc ngủ ngắn vào giữa buổi chiều có thể cải thiện trí nhớ, nâng cao hiệu suất công việc, cải thiện tâm trạng, làm bạn tỉnh táo hơn và giảm căng thẳng. Hãy cùng khám phá những lợi ích của giấc ngủ trưa.

Cải Thiện Trí Nhớ

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong việc lưu trữ trí nhớ. Một giấc ngủ trưa có thể giúp bạn nhớ lại những điều đã học được vào đầu ngày giống như một đêm ngủ đầy đủ. Ngủ trưa cũng giúp bạn không quên các kỹ năng vận động, cảm nhận và khả năng hồi tưởng từ ngữ.

Kết Nối Thông Tin Dễ Dàng Hơn

Không chỉ giúp bạn nhớ lại những gì vừa học, mà giấc ngủ trưa còn giúp não bộ của bạn kết nối thông tin. Trong một nghiên cứu, những người ngủ trưa cảm thấy dễ dàng hơn khi ghép nối thông tin mà họ đã nhận được trong ngày.

Giúp Bạn Thăng Tiến Trong Công Việc

Khi bạn làm một công việc lặp đi lặp lại trong suốt cả ngày, hiệu suất của bạn sẽ giảm đi theo thời gian. Các nghiên cứu cho thấy giấc ngủ trưa có thể giúp bạn duy trì sự ổn định trong hiệu suất làm việc.

Lợi Ích Của Giấc Ngủ Làm Đẹp
Lợi Ích Của Giấc Ngủ Làm Đẹp

Cải Thiện Tâm Trạng

Nếu bạn cảm thấy chán nản, hãy thử ngủ trưa để nâng cao tinh thần. Ngủ trưa, hoặc thậm chí chỉ nghỉ ngơi trong một giờ mà không cần ngủ, có thể cải thiện cái nhìn của bạn. Các chuyên gia cho rằng sự thư giãn đến từ việc nằm xuống và nghỉ ngơi là một cách nâng cao tâm trạng, cho dù bạn có ngủ hay không.

Cần Tỉnh Táo Hơn? Ngủ Trưa

Nếu bạn bắt đầu cảm thấy buồn ngủ ngay sau bữa trưa, bạn không cô đơn. Cảm giác buồn ngủ sau bữa trưa là điều rất phổ biến. Một giấc ngủ trưa 20 phút có thể giúp bạn chiến đấu với đôi mắt nặng nề.

Giấc Ngủ Ngắn Mang Lại Lợi Ích Lớn

Một giấc ngủ trưa ngắn chỉ 10 phút cũng có thể có lợi, nhưng hãy giữ giấc ngủ trưa của bạn dưới 30 phút để không cảm thấy mệt mỏi hơn khi thức dậy. Cảm giác mệt mỏi sau giấc ngủ trưa gọi là “tình trạng ngủ ngắn.” Càng ngủ lâu, bạn càng có khả năng gặp phải cảm giác này. Cảm giác này càng tồi tệ, bạn sẽ cần thời gian nhiều hơn để tỉnh táo và trở lại làm việc.

Giấc Ngủ Trưa Tốt Hơn Caffeine

Nếu bạn cảm thấy mệt mỏi nhưng vẫn có việc hoặc học tập phải làm, có thể bạn sẽ tốt hơn nếu ngủ trưa thay vì uống cà phê. So với caffeine, ngủ trưa có thể mang lại trí nhớ và khả năng học tập tốt hơn.

Có Một Đêm Dài Phía Trước? Ngủ Trưa Có Thể Giúp

Nếu bạn biết rằng mình sẽ không có nhiều giấc ngủ trong một hoặc hai đêm (do đi du lịch, chẳng hạn), bạn sẽ tốt hơn nếu chuẩn bị với một giấc ngủ trưa trước đó thay vì cố gắng chống chọi với caffeine. Giấc ngủ trưa càng dài càng tốt. Nếu bạn phải dùng đến caffeine, việc uống một lượng nhỏ thường xuyên sẽ tốt hơn là uống một cốc lớn.

Chúng Có Thể Giúp Giảm Căng Thẳng

Nếu bạn đang phải chịu nhiều áp lực, một giấc ngủ trưa có thể giúp giải tỏa căng thẳng và cải thiện sức khỏe miễn dịch của bạn. Các chuyên gia cho rằng một giấc ngủ trưa 30 phút có thể phát huy tác dụng.

Chúng Tốt Cho Tim Bạn

Một giấc ngủ trưa thậm chí có thể giúp tim của bạn. Một nghiên cứu cho thấy những người ngủ trưa từ 45 đến 60 phút có huyết áp thấp hơn sau khi trải qua áp lực tinh thần. Vì vậy, giấc ngủ trưa có thể giúp cơ thể bạn phục hồi sau những tình huống căng thẳng.

Chúng Có Thể Tăng Cường Sự Sáng Tạo

Bạn có bao giờ thức dậy với một ý tưởng tuyệt vời? Giấc ngủ REM, thường bắt đầu từ 70 đến 90 phút sau khi bạn ngủ, kích hoạt các phần của não liên quan đến hình ảnh và giấc mơ. Một giấc ngủ trưa với giấc ngủ REM có thể giúp bạn kết hợp ý tưởng theo những cách mới để tìm ra câu trả lời.

Giấc Ngủ Trưa Có Thể Giúp Bạn Ngủ Tốt Hơn Vào Ban Đêm

Mặc dù có vẻ không hợp lý, nhưng việc ngủ trưa vào ban ngày có thể giúp người cao tuổi cải thiện giấc ngủ vào ban đêm. Các nghiên cứu cho thấy một giấc ngủ trưa 30 phút từ 1 giờ chiều đến 3 giờ chiều kết hợp với việc tập thể dục vừa phải, như đi bộ và kéo giãn vào buổi tối, giúp cải thiện giấc ngủ ban đêm. Sức khỏe tinh thần và thể chất cũng có thể được cải thiện.

Chúng Có Thể Giúp Các Em Nhỏ Của Bạn

Nhiều trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo ngừng ngủ trưa trước khi vào tiểu học. Sự thật là, giấc ngủ trưa rất quan trọng cho việc học tập và phát triển ở độ tuổi đó. Trẻ em ngủ trưa thường xuyên có khả năng nhớ lại những điều đã học tốt hơn. Vì bộ nhớ ngắn hạn còn hạn chế ở độ tuổi này, trẻ nhỏ cần ngủ nhiều hơn. Đó là một phần quan trọng trong cách bộ não giữ gìn ký ức.

Biến Chúng Thành Thói Quen

Trong khi một số lợi ích của giấc ngủ trưa có thể dành cho bất kỳ ai, có một số bằng chứng cho thấy giấc ngủ trưa chỉ cải thiện một số loại học tập khi người đó thực hiện thường xuyên. Điều này bao gồm khả năng phân biệt giữa những thứ tương tự như hình ảnh hoặc kết cấu.

Khi Nào Nên Ngủ Trưa?

Để nhận được nhiều lợi ích nhất từ giấc ngủ trưa, bạn cần phải chọn thời điểm đúng. Hầu hết mọi người sẽ thấy giấc ngủ trưa vào buổi chiều là tự nhiên và hữu ích nhất. Một số người cho rằng giấc ngủ sẽ tốt hơn vào khoảng từ 2 giờ đến 3 giờ chiều, khi con người thường có sự sụt giảm về sự tỉnh táo. Thời điểm tốt nhất cho bạn sẽ phụ thuộc vào mức độ nghỉ ngơi ban đầu của bạn. Nếu bạn đã nghỉ ngơi đầy đủ, một giấc ngủ trưa muộn hơn sẽ tốt hơn. Nếu bạn đang thiếu ngủ, bạn sẽ muốn ngủ trưa sớm hơn.

Thuốc nam chữa xơ gan cổ chướng

  1. Chứng lớn bụng nước do gan cứng
  • Củ hành tây ép lấy nước 200g

Mật ong 100g – Rượu nhẹ 12 – 14° 1 lít Ngày uống 2 lần sáng và tối mỗi lần 30 – 60g Ngoài ra trừ đàm và ra mồ hôi

  • Củ hành tây ép lấy nước 1 phần

Rượu 90° 1 phần

Ngày uống từ 14 – 40g cồn nước này.

  1. Xơ gan cổ trướng
  • Gia vị Chân vũ thang

Nam sâm 4g

Bạch linh 16g

Bạch truật 16g

Bạch thược 12g

Phụ tử 12g

Đinh lăng 8g

Thanh bì 4g

Chỉ thực 16g

Can khương 8g

Bình can, bổ thổ, lợi thủy

  • Tiểu Thanh long thang

Quế chi 16g

Tế tân 4g

Bán hạ 8g

Đại táo 4g

Chích thảo 4g

Can khương 8g

Ngũ vị tử 4g

Ma hoàng 12g

Phụ tử 8g

  • Tiên cổ

Cam toại 20g

Mộc hương 40g (tán bột)

Hạt bìm bìm 40g (tán bột)

Thịt lợn nọc 80g nướng vừa chín

Làm thành 20 viên

Mỗi ngày 3 viên sáng trưa chiều ăn cháo đường uống 3 ngày liền Kiêng mặn, mỡ; ăn nhiều đường, cam, chanh.

  • Rút phù gan

Lá chanh 30g – Ô dược 12g

Rễ mắc cỡ 60g – Chỉ xác 12g

Cam toại 1 phần – Bạch giới tử 1 phần

Hắc sửu 2 phân Sao vàng tán bột

Mỗi gói 5g: 1 ngày 4 gói tối đa, bình thường 2 gói uống lúc đói, 15 phút sau đau bụng, đi ngoài nhiều 4-5 lần.

  1. Xơ gan cổ trướng

Có 2 cách chữa:

  • Dùng bài hạch tâm rồi gia giảm
  • Theo triệu chứng Trung y âm hư – khí hư – lợi tiểu nhẹ.
  • Bài Hạch tâm
  • Phòng Kỷ Hoàng kỳ thang
  • Phòng kỷ – Hoàng kỳ
  • Bạch truật – Sinh khương
  • Đại táo

Uống liên tục 4 tháng

  • Nếu là âm hư:
  • Bạch thược            – Hoài sơn
  • Sinh cam thảo       – Trần bì
  • Nếu là dương hư:
  • Phụ tử         – Nhục quế
  • Can khương           – Hoài sơn
  • Sinh cam thảo – Trần bì
  • Biện chứng:

Âm hư: Dùng Lục vị Dương hư: Phụ tử lý trung Khí hư: Bổ trung ích khí Bài lợi tiểu

  • Bài lợi thủy tán

Hoạt huyết – Hành khí – Lợi thủy Chống khí uất, huyết ứ trong xơ gan

  • Phục linh 5 đồng cân
  • Bạch truật 5 đồng cân
  • Trư linh 5 đồng cân
  • Xa tiền tử 5 đồng cân
  • Hoạt thạch 5 đồng cân
  • Trạch lan 2,5 đồng cân
  • Hồng hoa 2 đồng cân
  • Mộc hương 2 đồng cân
  • Đào nhân 2,5 đồng cân
  • Binh lang 1,5 đồng cân
  • Vương bất lưu hành 3 đồng cân Tán dập sắc uống.

Uống trong 10 ngày vòng bụng xuống 10cm, có bệnh nhân uống 1 tháng 8 ngày hết nhiều, nước tiểu hơn 1000 ml, bụng từ 132 cm giảm xuống 72 cm.

* Công thức:

  1. ứ công tán
  • Hắc bạch sửu 8 phân – Bột Tiểu hồi 2 phân

Mỗi lần uống 5 – 6 đồng cân nhịn đói uống.

  1. Cổ trướng hoằn
  • Sinh cam toại 6 lạng – Sa nhân 1 lạng
  • Hoàng cầm 5 đồng cân – Mộc hương 1 lạng

Sáng đói uống 30 viên hạt bằng hạt đậu xanh.

  1. Thập táo thang
  • Cam toại – Đại táo
  • Nguyên hoa – Đại kích

Nước Đại táo sắc riêng uống với 8 phân – 1 đồng cân thuốc bột tán của 3 thứ trên

  • Nếu trục mà ra nước được thì bụng nhỏ lại nhanh
  • Thể trạng còn tốt mới dám dùng
  • Uống 1 ngày, nghỉ 1 ngày hoặc 2-3 ngày liền rồi nghỉ 2-3 ngày
  • Nếu có xuất huyết: không nên dùng
  • Có loét dạ dày: không dùng
  • Có viêm ruột cấp tính: không dùng
  1. Xơ gan cổ trướng
  • Đại hồi 3 phân – Muôi ăn 1 cân
  • Mộc hương 2 phân   – Phèn đen 2 phân
  • Quế hương 2 phân    – Phác tiêu 2 phân

Giấy bản gói thuốc, muối bao chung quanh. Tán thành bột.

Mỗi lần uống 5g, ngày 2 lần.

Xơ gan cổ trướng

  1. Nuốt viên Lô hội mà khỏi
  2. Ăn thịt cóc mà khỏi
  3. Bài Long đởm tả can thang Can ưa sơ tiết mà lại hay uất
  • Khí uất sinh huyết tụ – Thấp uất sinh nhiệt
  • Thủy thuộc vị tỳ – Trướng thuộc vị can
  1. Cỏ tranh, cỏ xước, cỏ roi ngựa, mã đề

Bài cóc + Sa nhân.

  • Cỏ roi ngựa 30g
  • Thanh bì 12g
  • Vỏ rụt 20g
  • Tô tử 16g
  • Chỉ thực 12g
  • Hạt cải củ 16g
  • Ô dược 12g
  • Nghệ xanh (Nga truật) 20g
  • Bông mã đề 12g
  • Chỉ xác 12g
  • Củ gấu 20g
  • Sa nhân 20g
  • Vỏ cau khô 12g
  • Trần bì 12g
  • Binh lang 20g

Thanh bì, Trần bì, Chỉ xác, Chỉ thực, Sa nhân, Củ gấu tán bột, các vị khác nấu cao đặc, ngào bột làm viên.

Thuốc trị xơ gan cổ trưởng

  • Bài 1
  • Cây cỏ may 10g                          – Cây mâm xôi 50g
  • Củ cây cô gừng 100g                 – Cây đuồm đuỗm 50g
  • Cách làm: Sao vàng từng vị, hạ thổ cho vào siêu đất đổ 6 bát nước sắc còn 3.
  • Cách uống: uống ngày 3 lần mỗi lần 1 bát: sáng, trưa, chiều; bã thuốc đun sôi uống thay nước chè hàng ngày. Uống 7 thang
  • Tác dụng: Lợi tiểu tiêu độc cho gan và mật, người lớn thấy kết quả trong 35 – 40 ngày
  • Phản ứng: Uống vào bụng sôi tiểu nhiều, sau 3 ngày thèm ăn, thèm ngủ, nếu có phản ứng mạnh nên giảm liều lượng.
  • Bài 2

Khi uống bài 1 có chuyển biến, nếu cơ thể bình thường thì uống bài 2 để ngăn tái phát, nếu chưa chuyển tiếp tục bài một.

  • Cách làm: Lấy 1 cành ổi khoảng 40 cm nướng chín, cạo sạch vô cháy, thái mỏng lấy 150g bỏ vào siêu đổ 6 bát nước, sắc còn 3 bát uống làm 3 lần 10 phút trước bữa ăn.
  • Phản ứng: Cảm thấy mệt mỏi, nhưng không sao, 1 đêm sẽ khỏi.
  • Bài 3

Giải độc nhanh, trừ phù lâu ngày

  • Cách làm: Bắt 1 con cóc gai lột lấy da và gan bọc đất sét da và gan ấy rồi đem đốt thành than tán nhỏ trộn với 20g Đại hồi (cũng tán nhô). Cuộn bột thuốc vào giấy như điếu thuốc để cứu.
  • Cách xông: Cởi quần áo, trùm từ chân đến cổ thật kín đốt cuộn thuốc để xông chân và mình trong 25 – 30 phút, sau đó lau người đi nằm ngay.
  • Chú ý: Thuốc này độc, giữ không cho khói vào mũi và miệng.
  • Kiêng: Khi dùng bài 1 và 2 nên kiêng ăn các thức đắng, cay, chua.
  1. Xơ gan
  • Khởi tử 5 đồng cân                      – Ngưu tất: giáng nghịch 3 đồng cân
  • Ô dược 3 đồng cân                      – Tiểu hồi: giáng can khí 2 đồng cân
  • Thanh bì nhuận can khí 3 đồng cân

Chủ trị Can hư, can huyết táo.

Ô dược
Ô dược
  1. Thuốc xơ gan cổ trướng
  • Rau má khô 18 – 20g – vỏ núc nác 18 – 20g
  • Rễ cây lá gai (kỵ sắt) 16 – 18g
  • Hạt dành dành 6 – 10g (chi tử)

Sao cháy như cà phê táo bón sao vàng

  • Chùm gởi cây dâu.
  1. Chữa bệnh cổ trướng thời kỳ 2
  • Công thức: (liều lượng 1 ngày)
  • Hạt bìm bìm 20g – Rễ cỏ tranh 20g
  • Trần bì 16g                                   – Binh lang 16g
  • Vỏ rụt 20g                                    – Hạt củ cải 20g
  • Chỉ thực 16g – Thanh bì 16g
  • Bào chế: Thanh bì, Trần bì, Chỉ thực tán bột rây mịn, các vị khác nấu thành cao đặc, ngào bột kể trên làm viên.
  1. Chữa trị cổ trướng thời kỳ 3
  • Công thức: (liều dùng 1 ngày chỉ định không thay đổi)
  • Nguyên hoa lg – Cam toại lg
  • Đại kích 1g

Bào chế 3 vị cùng tán bột ngào hồ làm viên.

  1. Bài thuốc chữa xơ gan cổ trướng

Lấy lá cỏ chân vịt sắc uống mỗi ấm 300g chừng 4 thang sẽ khỏi.

  1. Bài thuốc chữa chứng xơ gan, cổ trướng
  • Vỏ cây chân chim 18g – Lá tía tô 4g
  • Cây thòng bong 18g – Cây cúc tần 14g
  • Cây cỏ bồng 20g

Các vị làm một thang sắc uống đến khỏi mới thôi, kiêng ăn mặn.

  1. Xơ gan cổ trướng
  • Cây mua (thứ có lông trái cũng có lông), bỏ lá, trái chỉ lấy cây Sao khử thổ đem sắc uống.
  1. Xơ gan cổ trướng

Uống cho lợi tiểu, tua rễ cây da, lá da tươi Sắc 100 – 150g uống trong ngày Uống liên tục trong 7-10 ngày.

Bệnh Porphyrin da – nguyên nhân, triệu chứng, điều trị

  1. ĐẠI CƯƠNG

Porphyrin da là bệnh do rối loạn tổng hợp nhân hem gây nên. Tuỳ theo vị trí rối loạn tổng hợp hem sẽ gây nên những nhóm bệnh porphyrin khác nhau. Có những nhóm bệnh nguy hiểm đến tính mạng người bệnh như rối loạn porphyrin cấp tính có hoặc không có các biểu hiện ngoài da. Tuy nhiên, porphyrin da chậm là hình thái lâm sàng phổ biến nhất trong nhóm bệnh porphyrin.

  1. NGUYÊN NHÂN

– Bệnh porphyrin da được coi là một bệnh da do ánh sáng với các biểu hiện là thương tổn ở vùng hở, bộc lộ với ánh sáng mặt trời mà chất cảm quang ở đây chính là porphyrin tồn tại trong các lớp biểu bì da.

Tổng hợp nhân hem được điều phối bởi 8 enzyme. Trong đó rối loạn chuyển hoá porphyrin ở người xảy ra do thiếu hoạt động của 2 trong 8 enzyme trong quá trình này. Các rối loạn chuyển hoá nhân hem dẫn đến hình thành porphyrin và tiền chất khác nhau. Khi đạt đến một nồng độ nào đó sẽ xuất hiện triệu chứng nhiễm độc các cơ quan nội tạng và có các biểu hiện ngoài da, thần kinh. Một số yếu tố làm phát bệnh hay làm bệnh nặng thêm như uống quá nhiều bia, rượu, uống thuốc tránh thai, thuốc nội tiết tố khác, hay các nhiễm trùng cấp và mạn tính.

  1. CHẨN ĐOÁN

a) Lâm sàng

– Tổn thương da

+ Bọng nước kích thước bằng hạt đậu xanh đến hạt lạc, chứa dịch trong, đục khi nhiễm khuẩn hoặc màu đỏ nếu có máu. Bọng nước dập vỡ để lại vảy tiết, vết trợt, lành để lại sẹo teo trên da, kèm theo da xạm đen.

+ Có thể có da đỏ lan rộng ở mặt mà hay gặp nhất là quanh mắt và vùng trán.

Cũng có thể thấy xuất hiện xơ cứng bì khu trú hay tập trung ở da đầu.

+ Dấu hiệu Nikolsky có thể dương tính.

+ Vị trí: thương tổn ở vùng hở, đối xứng như mu tay, mặt dưới cẳng tay, mu chân, nếp gấp cổ chân, vùng da tam giác cổ áo, thái dương. Ngoài ra các vùng khác như khoeo chân, nếp gấp khuỷu tay, xung quanh thắt lưng cùng là vùng hay có thương tổn do porphyrin gây ra.

+ Tuổi khởi phát bệnh: thường ở tuổi 30-40, rất hiếm gặp ở tuổi dậy thì.

+ Ngoài ra có thể gặp các triệu chứng khác như chứng rậm lông, mụn nước, hạt milia.

–  Các biểu hiện khác

+ Nước tiểu đỏ khi soi bằng đèn wood.

+ Có thể gặp gan to, lách to.

b) Cận lâm sàng

–  Nước tiểu có porphobilinogen, urino-porphobilinogen.

–  Phân có porphyrin.

–  Sắt huyết thanh tăng.

–   Mô bệnh học: bọng nước nằm ở dưới thượng bì, ở lớp nhú và dưới nhú có xâm nhập tế bào lympho, tổ chức bào.

–  Bản đồ gen xác định đột biến nhiễm sắc thể.

c) Chẩn đoán xác định

Dựa vào các dấu hiệu lâm sàng và cận lâm sàng chủ yếu sau:

–  Bọng nước ở vị trí da hở, khi khỏi để lại sẹo.

–  Nước tiểu đỏ khi soi bằng đèn Wood.

–  Trong phân và nước tiểu, nồng độ porphyrin tăng cao.

d) Chẩn đoán phân biệt

–  Các loại xạm da

+ Sạm dado nhiễm độc ánh sáng.

+ Sạm dado dị ứng với ánh sáng.

+ Cháy nắng, rám nắng.

+ Các bệnh da do ánh sáng khác. Các bệnh da do ánh sáng có đặc trưng sau: nếu loại bỏ chất cảm quang thì bệnh giảm hoặc khỏi. Các chất cảm quang có thể là hoá chất hoặc là thuốc.

– Chẩn đoán phân biệt với bệnh Durhing-Brocq

+ Bọng nước tập trung từng chùm, thành đám trên nền da đỏ.

+ Có tiền triệu và gặp bất cứ vùng nào của cơ thể.

+ Bệnh nặng lên khi ăn nhiều ngũ cốc, hình thành bọng nước ở tổn thương.

+ Test disulon: cho người bệnh uống disulon, các tổn thương sẽ cải thiện trong vòng vài giờ đến vài ngày gợi ý chẩn đoán bệnh.

–  Bệnh IgA thành dải: dựa vào miễn dịch huỳnh quang và lâm sàng.

–   Ly thượng bì bọng nước bẩm sinh: bọng nước ở vùng tỳ đè. Đẻ ra đã có thương tổn.

  1. ĐIỀU TRỊ

a) Nguyên tắc:

Đây là một bệnh da do ánh sáng cho nên phải tuân thủ mọi nguyên tắc điều trị của một bệnh da do ánh sáng kết hợp tại chỗ và toàn thân cùng với tránh tái phát và phòng bệnh.

b) Điều trị cụ thể

–  Tại chỗ

+ Bôi kem chống nắng trước khi ra ngoài trời 30 phút.

+ Bôi các thuốc giảm sắc tố da như: hydroquinion, axit azelaic, leucodinin B hay kem có chứa vitamin A axit. Nếu các bọng nước nhiễm trùng bôi dung dịch màu sát khuẩn như milian, castellani, xanh methylen, nếu có vảy tiết bôi mỡ kháng sinh.

–  Thuốc toàn thân

+ Thuốc sốt rét tổng hợp: cloroquin 0,25g, camoquin 0,25g, plaquenil (hydoxy cloroquin 200mg), delagyl …Uống một trong các loại trên mỗi ngày 1 viên hoặc 2 ngày uống 1 viên kéo dài từ 1-2 tuần, sau đó có thể uống 2 tuần một lần, mỗi lần 1 viên trong vòng 8-18 tháng. Đối với trẻ em ≤ 4 tuổi: liều 4mg/kg, 1 tuần 2 lần kéo dài 1 tháng, sau đó có thể uống 1 tuần 1 lần.

+ Desferrioxamine B: thuốc có tác dụng tăng đào thải sắt. Tiêm bắp 1,5g/ngày, một tuần tiêm 5 ngày hoặc tiêm tĩnh mạch một tuần một lần, mỗi lần 200g. Tổng thời gian điều trị là 11 tháng.

+ Trích máu tĩnh mạch, mỗi lần bỏ đi từ 300-500ml, có thể trích nhiều lần.

  1. TIẾN TRIỂN VÀ TIÊN LƯỢNG

Bệnh porphyrin da chậm là một bệnh mạn tính, tiến triển thành từng đợt. Bệnh phát ra và nặng lên về mùa hè, cuối mùa xuân. Bọng nước thường xuất hiện sau những sang chấn nhẹ như tỳ đè, đụng dập

  1. PHÒNG BỆNH

–  Đi khám và điều trị sớm khi xuất hiện các triệu chứng ngoài da.

–   Sử dụng các biện pháp bảo vệ khi ra ngoài trời: đội mũ, đeo kính, quần áo dài kết hợp với bôi kem chống nắng.

–   Điều trị tại chỗ kết hợp với thuốc toàn thân theo chỉ định của các bác sỹ chuyên khoa da liễu để tránh bệnh tái phát hoặc làm cho bệnh nặng lên.

–   Không dùng rượu, chất kích thích, thuốc tránh thai và hạn chế dùng các thuốc nội tiết tố khác nếu không thật sự cần thiết.

–   Không nên dùng các thuốc ngoài da hay uống các thuốc có chứa phenol, psoralen, meladinin, thuốc có chứa sulphamid, cyclin.

–  Thay đổi nhịp ngày đêm (làm việc đêm, nghỉ ngơi trong nhà vào ban ngày).