Các Thuốc điều trị Parkinson đang sử dụng hiện nay

Bệnh thần kinh

Parkinson là bệnh do hậu quả của những thương tổn thoái hóa một số nhân xám ở nền não, kiểm tra các hoạt động ngoại tháp và bán ngoại tháp. Sự thương tổn này trực tiếp hay gián tiếp ảnh hưởng đến hệ vận động và gây những triệu chứng của hệ ngoại tháp.

Ngày nay, người ta nhận thấy trong bệnh có sự giảm sút rõ rệt hàm lượng dopamin (một Chất dẫn truyền hệ thần kinh) trong chức phận của các cấu trúc ngoài bó tháp (nhân đuôi, nhân bèo, liềm đen).

Sự giảm sút hàm lượng dopamin của những nhân xám đỏ dẫn tới hậu quả làm tăng trương lực hệ phó giao cảm trung ương trên hệ GABA. Vì vậy, trong điều trị, 2 nhóm thuốc chính hay được sử dụng là:

+ Thuốc cường hệ dopaminergic.

+ Thuốc hủy hệ phó giao cảm trung ương.

Thuốc cường hệ dopaminergic

Levodopa

+ Levodopa đơn thuần: dopar, larodopa.

+ Levodopa phối hợp với thuốc phong tỏa dopa decarboxylase (madopar, sinemet).

Maintain (mantadix; symadin; symmetrel): viên nang 100mg, xi – rô 50mg/5ml.

Bromocriptin (parlodel): viên 2,5mg; viên nang 5mg.

Pergolid (permax): viên nén 0,05mg; 0,25mg; 1mg.

Selegilin (eldepry, L – cognitive ): viên nén 5mg; 10mg.

Levodopa (L – dopa, DOPA, viên nén 500mg)

  • Là tiền chất của dopamin: vì dopamin không qua được hàng rào máu – não, nên trong điều trị phải dùng chất tiền thân của nó là L- dopa, có khả năng thấm vào thần kinh trung ương, tại đó L – dopa bị khử carboxyl để thành dopamin.
  • Tác dụng: điều chỉnh cân bằng acetylcholin – dopamin bị rối loạn trong hội chứng parkinson. Levodopa có tác dụng lên tất cả các triệu chứng của parkinson như tăng trương lực, mất vận động, run, rối loạn dáng đi. L – dopa hiện được coi là thuốc có tác dụng điêu trị tốt nhất, tuy nhiên, kết quả còn phụ thuộc vào từng người bệnh, giai đoạn bệnh và thời gian dùng thuốc.
  • Chỉ định: bệnh parkinson và hội chứng parkinson: nhiễm độc, vữa xơ động mạch, hoặc sau khi bị viêm não.
  • Chống chỉ định: glaucom góc đóng, bệnh nặng ở tim mạch và hệ tạo huyết, phối hợp với vitmin B6.
  • Tác dụng phụ:

+ Rối loạn tiêu hóa: buồn nôn, nôn, chán ăn, giảm cân.

+ Rối loạn tâm thần: trầm cảm, lú lẫn, hoang tưởng.

+ Rối loạn tim mạch: tụt huyết áp tư thế đứng, suy mạch vành, loạn nhịp tim.

  • Liều dùng: uống liều tăng dần, chia thuốc làm nhiều lần trong ngày, uống sau bữa ăn.
  • Chú ý: khi đang dùng L – dopạ không nên dùng các thuốc ức chế monoamin – oxydase (IMAO) vì có thể gây cơn tăng huyết áp. Liều cao vitamin B6 (> 5mg) sẽ làm giảm tác dụng của L – dopa.

Madopar (levodopa/benserazid)

  • Tỷ lệ phối hợp: thường là 4/1 (100mg/25mg). Ví dụ: viên nang 125mg (tỷ lệ phối hợp là 100/25), viên nang 250mg (tỷ lệ phối hợp là 200/50), viên nang tác dụng kéo dài 125mg (tỷ lệ phối hợp là 100/25).
  • Cơ chế tác dụng: levodopa là acid amin tiền chất của dopamin, có tác dụng trên chứng mất động và cứng đờ; benserazid là chất ức chế decarboxylase ngoại biên. Phối hợp 2 chất có tác dụng tốt hơn, nhanh hơn, giảm tác dụng phụ.
  • Chống chỉ định: loạn tâm thần nặng, lú lẫn tâm thần, sa sút trí tuệ nặng; dùng với các thuốc an thần kinh, reserpin.
  • Tương tác thuốc: chống chỉ định với IMAO không chọn lọc (tăng huyết áp đột ngột kịch phát), reserpin và thuốc cùng họ (ức chế tác dụng của levodopa), với thuổc an thần kinh (đối kháng tương hỗ), methydopa (tăng tác dụng của levodopa, tác dụng hạ áp).
  • Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, buồn nôn, rối loạn tâm thần, tim mạch, động tác bất thường. Dùng thuốc tăng liều dần, đúng giờ theo chỉ định. Thuốc viên pha hỗn dịch dành cho người cao tuổi (khó nuốt viên thuốc).
  • Qụá liều: rất hiếm; biểu hiện: mất liệt rung, tăng huyết áp nguyên phát, sau đó là hạ HA vài giờ rồi tụt huyết áp thế đứng; nhịp xoang nhanh, lú lẫn, mất ngủ, chán ăn kéo dài vài tuần. Xử trí: theo dõi sát người bệnh có ý đồ tự sát, nguy cơ trầm cảm; nếu có biểu hiện loạn thần, bệnh tim, loét tiêu hỏa, nên chuyển tới viện.
  • Chú ý:

+ Không ngừng thuốc đột ngột (với thuốc có tác dụng cholinergic).

+ Người bị Glaucom góc đóng.

+ Nếu phải phẫu thuật cần dừng thuốc 5-6 tuần trước.

+ Không dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

  • Biệt dược:

Apo-lovecard (phối hợp carbidopa và levodopa).

Sinemet

  • Có hai tỷ lệ phối hợp: carbidopa 25mg + 100mg levodopa và 25mg carbidopa + 225mg levodopa.
  • Các thuốc: bendopa, biodopa, dopar, doparkin, madopar, medidopa, novedopa, parkidopa, prodopa, syndopa, weldopa
  • Thuốc chủ vận là một chất phản ứng có cùng hoạt tính dược lý giống dopamin. Có hai dạng thuốc chủ vận dopamin: trực tiếp và gián tiếp. Thuốc chủ vận trực tiếp là các chất có tác dụng thay thế dopamin và gắn vào các thụ cảm tiết dopamin khi có hiện tượng giảm dopamin (apomorphin, piribidil, bromocriptin…); các thuốc chủ vận gián tiếp là các chất gắn với các thụ cảm trước si – náp làm tiết dopamin (amphetamin).

Trivastal retard (viên nang phóng thích chậm 50mg)

  • Thành phần: peribedil 50mg.
  • Cơ chế tác dụng:

+ Peribedil là chất chủ vận dopamin, có tác dụng kích thích các thụ cảm thể dopamin và các đường dẫn truyền dopamin lực ở não.

+ Qua điều trị đã thấy: peribedil kích thích sinh điện ở vỏ não kiểu “dopamine lực”, lúc thức cũng như lúc ngủ, thuốc có tác động lâm sàng trên các chức năng khác nhau được kiểm soát bởi dopamin. Mặt khác, thuốc làm tăng cung lượng máu ở dạng phóng thích chậm, cho phép giải phóng hoạt chất từ từ, sau 24h, lượng thuốc đào thải qua thận là 50% và tuân hoàn ở vùng đùi, do đó, làm tăng tuần hoàn ngoại biên (do động mạch đùi có các thụ cảm thể dopaminergic).

+ Viên trivastal retart 50mg được hấp thu hoàn toàn sau 48 giờ.

  • Chỉ định:

+ Điều trị bổ sung các triệu chứng suy giảm bệnh lý nhận thức và thần kinh cảm giác mạn tính ở người lớn tuổi (ngoại trừ sa sút trí tuệ và bệnh Alzheimer).

+ Điều trị bổ sung chứng khập khiễng cách hồi trong bệnh tắc động mạch chi dưới (giai đoạn 2).

+ Điều trị bệnh Parkinson (liệt rung).

+ Dùng đơn độc (bệnh có run là chủ yếu).

+ Dùng phối hợp với levodopa, dùng ngay từ đầu hoặc về sau, đặc biệt trong dạng run.

+ Được đề nghị trong thiếu máu nhãn khoa cục bộ.

  • Chống chỉ định:

+ Shock do tim.

+ Nhồi máu cơ tim cấp.

+ Qua mẫn với thành phần của thuốc.

+ Phụ nữ có thai và cho con bú.

  • Tác dụng phụ:

+ Rối loạn nhẹ đường tiêu hóa: có thể tự khỏi sau khi cho lại liều thích hợp + Rối loạn tâm thần (lú lẫn, dễ bị kích động): hết sau ngưng điều trị.

+ Hạ huyết áp (hãn hữu).

  • Liều và cách dùng:

+ Trong rối loạn nhận thức và thần kinh giác quan, thiếu máu cục bộ: 1 viên/ngày vào cuối các bữa ăn chính, hoặc 2 viên/ngày nếu nặng.

+ Trong Parkinson: dùng đơn độc…. 150mg – 250mg/ngày, chia làm 3- 5 lần.

+ Bổ sung cho liệu pháp levodopa…. 80 – 140mg/ngày, chia làm 3-5 lần. Tỷ lệ 50mg peribedil/250mg levodopa.

+ Uống thuốc vào cuối các bữa ăn, không được nhai.

  • Chú ý: nếu quá liều sẽ gây nôn nhiều

Cognitive (selegiline viên 5mg, 10mg).

Isicom (carbidopa) viên 275mg

Phối hợp levodopa với thuốc phong toả dopa decarboxylase, gián tiếp làm tăng lượng levodopa.

Amantadin

  • Amantadin là dẫn chất tổng hợp, có tác dụng với các triệu chứng của

+ Cơ chế: có thể thay đổi sự giải phóng và sự thu hồi dopamin ở cả ngoại biên và trung ương, qua đó nồng độ dopamin trong các nhân xám tăng cao, có thể amantadin còn có tác dụng kháng cholinergic.

+ Tác dụng: làm giảm nhanh triệu chứng mất vận động, ít có tác dụng trên triệu chứng run và tăng trương lực cơ, có tác dụng hiệp đồng với levodopa.

+ Tác dụng phụ: rối loạn tiêu hoá, mất ngủ, giật cơ, phù chi dưới.

– Bromocriptin: là dẫn chất của ergot, có công thức hoá học giống dopamin, tác dụng tốt với Parkinson.

+ Tác dụng: kém levodopa, nhưng có thể dùng thay thế levodopa khi thuốc này có chống chỉ định hoặc kém hiệu quả.

+ Tác dụng phụ: chán ăn, buồn nôn, hạ huyết áp khi đứng, có thể gặp ảo giác.

+ Bromocriptin mesylat (parlodel); viên 2,5mg, viên nang 5mg; liều khởi đầu 2,5mg X 2 lần/ngày, tăng dần liều, tối đa 100mg/ngày.

Thuốc hủy phó giao cảm trung ương

Thuốc này làm giảm triệu chứng run và cứng cơ, không tác dụng lên triệu chứng thiểu động.

Loại thiên nhiên

  • Hyoscyamin, atropin Sulfat,
  • Loại tổng hợp:

+ Trihexyphenidyl: artan, parkintan, viên 2mg và 5mg.

+ Dietazin: diparcol.

+ Thuốc khác: procyclindin (kemadrin), orphenadrin (dicipal), benztropin (cogentin).

  • Các thuốc huỷ phó giao cảm trung ương: một số triệu chứng của bệnh Parkinson như run, tăng tiết nước bọt là thể hiện sự cường phó giáo cảm. Thuốc được dùng giai đoạn đầu của bệnh hoặc phối hợp với levodopa, đặc biệt nếu triệu chứng run chiếm ưu thế.
  • Tác dụng phụ: kháng cholinergic ngoại biên: dãn đồng tử, khô miệng, táo bón.
  • Chống chỉ định: bệnh nhân tăng huyết áp, phì đại tuyến tiền liệt.

Artan

Tác dụng huỷ phó giao cảm, tác dụng kém atropin nhưng ít độc; viên 2mg, 5 mg; uống 4 – 6 – 10mg/ngày, chia làm nhiều lần.

Dietazin (diparcol)

  • Là dẫn chất của phenothiazin, có tác dụng diệt hạch, huỷ phó giáo cảm, huỷ giao cảm, kháng histamin và chống co thắt. Ngoài ra, tác dụng giảm đau, hạ nhiệt, an thần nhẹ.
  • Tác dụng tốt với triệu chứng run.
  • Tác dụng phụ: chóng mặt, tê chân tay, táo bón.

Uống mỗi ngày 0,05g; tăng dần tới 0,5 – 1,0g.

Bệnh thần kinh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận