BỆNH NGUYÊN, BỆNH CƠ
Bệnh Parkinson thuộc phạm vi chứng “chiên” của y học cổ truyền. Nguyên nhân chủ yếu là do đàm nhiệt, khí huyết hư suy, can thận khuy tổn.
- Đàm nhiệt động phong: do ăn uổng không điều độ, ăn quá nhiều các thức ngọt béo, uống rượu nhiều; hoặc do lo nghi quá nhiều, lao lực quá sức gây thương tỳ. Tỳ hư không vận hóa được thuỷ thấp làm thủy thấp đình trệ lại, dần dần tích tụ thành đàm, đàm tích lại lâu ngày hóa nhiệt, đàm nhiệt uẩn kết lâu ngày hóa hỏa, đàm hỏa thiêu đốt can kinh mà sinh phong, làm cân mạch không được nuôi dưỡng gây chứng run, cứng đờ, ngại vận động, hay quên, bụng ngực tức đầy, khạc đờm vàng, rêu lưỡi vàng nhớt…
- Khí huyết hư suy: do cơ thể bị bệnh lâu ngày, hoặc do tuổi cao khí huyết hư suy. Khí hư không hành được huyết gây huyết ứ; huyết hư làm cho cân mạch không được nuôi dưỡng, hư phong động lên mà gây chứng run, cứng đờ, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, tức ngực …
- Can thận âm hư: do tuổi cao thận tinh suy giảm khiến cho can huyết không được nuôi dưỡng; hoặc do cơ thể bị bệnh lâu ngày, âm dương, khí huyết đều hư tổn, tinh huyết hao, can thận hư suy, thận thuỷ cạn kiệt, cân mạch không được nuôi dưỡng làm nội phong động lên mà gây chứng run, cứng đờ, ù tai, hoa mắt chóng mặt, lưng gối mỏi, hay quên …
PHÂN THỂ LÂM SÀNG VÀ ĐIỀU TRỊ
Chứng “chiên” thường xuất hiện ở lứa tuổi trung niên và người cao tuổi. Nguyên nhân chủ yếu là do chính khí hư suy hoặc không đầy đủ; đàm trọc ngưng trở làm cho huyết không vận hành; trọc tà lưu lại trong cơ thể lâu ngày khó giải gây tức ngực, kinh mạch và các khiếu không thông. Nếu đã sẵn có bệnh khác trong cơ thể thì sẽ làm cho bệnh tình nặng thêm và thời gian mắc bệnh kéo dài, khó có thể tự khỏi được. Các hội chứng thường gặp là đàm nhiệt động phong, khí huyết hư suy, can thận âm hư…
Biểu hiện chủ yếu trong chứng “chiên” là huyết ứ nên trong quá trình điều trị, ngoài việc dựa vào biện chứng luận trị ra, còn nên dùng thêm các thuốc hoạt huyết hóa ứ, kể cả ở thể nặng lẫn thể nhẹ, đồng thời sử dụng các phương pháp không dùng thuốc y học cổ truyền (châm cứu, xoa bóp, dưỡng sinh). Mục đích của các phương pháp điều trị không dùng thuốc y học cổ truyền là phát huy những động tác tự động có lợi cho người bệnh, đặc biệt là những động tác của ngón tay và bàn chân; làm giảm sự tiêu hao năng lượng cho các động tác, tăng tính an toàn và độc lập cho người bệnh. Khi đó, người bệnh sẽ có thể tự phục vụ mình trong các hoạt động hằng ngày.
Thể đàm nhiệt động phong
Chứng hậu
- Đầu và tay chân run giật, co cứng
- Tinh thần chậm chạp
- Ngực bụng đầy tức
- Đờm vàng, khó khạc
- Nước tiểu vàng, ít
- Chất lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng nhớt
- Mạch huyền hoạt.
Pháp điều trị; thanh nhiệt hóa đàm, hoạt huyết tức phong.
Phương dược
- Cổ phương: Địch đàm thang hợp Thiên ma câu đằng ẩm gia giảm.
Trần bì | 10g | Bán hạ chế | 10g |
Bạch linh | 12g | Cam thảo | 06g |
Đởm nam tinh | 10g | Đảng sâm | 12g |
Xương bồ | 08g | Xích thược | 12g |
Thiên ma | 12g | Câu đằng | 12g |
Thạch quyết minh | 15g | Chi tử | 08g |
Hoàng cầm | 12g | Đan sâm | 15g |
Chỉ xác | 10g |
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Đàm nhiệt nội thịnh: chân tay nặng nề, cử động khó khăn, hoa mắt, chóng mặt, đờm nhiều, chất lưỡi bệu, rêu lưỡi vàng nhớt, gia trúc lịch 08g, thiên trúc hoàng 08g.
+ Bụng trướng nhiều, đại tiện không thông: gia đại hoàng 06g.
+ Nếu kèm theo huyết ứ: cảm giác đau nhức một chỗ hoặc toàn thân, chất lưỡi tía, gia địa long 08g, đào nhân 08g.
+ Nếu kèm theo can hỏa vượng: người nóng, hay cáu gắt, ngực sườn đầy tức, gia hạ khô thảo 12g, long đởm thảo 12g.
Trúc nhự | 12g | Rẻ cỏ xước | 10g |
Đảng sâm | 12g | Đan sâm | 12g |
Cảu đằng | 12g | Chỉ xác | 08g |
Chi tử | 08g | Hạ khô thảo | 12g |
Kê huyết đằng | 15g | Huyết giác | 12g |
sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15-20 phút, uống trong ngày.
châm cứu
- Châm tả: bách hội, phong long, khúc trì, hợp cốc, dương lăng tuyền, thái xung; châm bổ: tỳ du, vị du, túc tam lý, âm lăng tuyền. thời gian: 15-30 phút/lần X 1 — 2 lần/ngày.
+ Đờm rãi nhiều châm liêm tuyền, thiên đột.
+ Hàm dưới run châm thừa tương.
+ Đi không vững, chân tay run châm ngoại quan, hậu khê.
- Nhĩ châm: vỏ não, dưới vỏ, thần môn, chi trên, chi dưới. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
Xoa bóp bấm huyệt vùng lưng, tứ chi giúp khí huyết lưu thông, chân tay vận động dễ dàng hơn, giúp người bệnh tránh được những viêm nhiễm, loét do nằm lâu hoặc do lâu ngày không vận động. Thời gian: 20 — 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
Khí công – dưỡng sinh
Hướng dẫn người bệnh thực hiện các bài tập luyện ý, luyện thở, luyện hình thể phù hợp với tình trạng sức khỏe của từng người bệnh giúp cơ thể được thư giãn, tinh thần thỏai mái, nâng cao sức khỏe, chân tay vận động linh hoạt hơn. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 — 2 lần/ngày.
Thể khí huyết hư suy
Chứng hậu
- Đầu và tay chân run giật, co cứng kéo dài; chân tay run giật mạnh
- Tinh thần chậm chạp, ngại nói
- sắc mặt nhợt
- Thở ngắn, hụt hơi
- Lưỡi bệu, chất lưỡi đạm, nhợt
- Mạch trầm tế, vô lực.
Pháp điều trị: bổ khí dưỡng huyết, hoạt huyết tức phong
Phương dược
Cổ phương: Bát trân thang hợp Linh dương câu đằng thang gia giảm
|
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Hồi hộp, trống ngực: gia bá tử nhân 08g, viễn chí 08g, táo nhân 12g.
+ Huyết ứ nhiều: cảm giác đau nhức một chỗ hoặc toàn thân, chất lưỡi tía, mạch trầm hoạt, gia đào nhân 08g, hồng hoa 08g.
+ Khí hư gây đàm trệ: người nặng nề, mệt mỏi, gia trần bì 08g, bán hạ chế 08g, phục linh 12g.
+ Nếu kèm theo biểu hiện trung khí hư suy: chán ăn, bụng trướng đầy, ăn không tiêu, dùng Bổ trung ích khí thang.
Đảng sâm 15g Hoàng kỳ 15g
Đương quy 15g Bạch truật 15g
Thăng ma 12g Sài hồ 12g
Trẩnbì 08g Chích cam thảo 06g
Sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
Sâm nam | 15g | Củ mài | 15g |
Kê huyết đằng | 15g | Huyếf dụ | 15g |
Long nhãn | 12g | Chi tử sao | 08g |
Rễ cỏ xước | 10g | Đan sảm | 12g |
Rễ vủ bò | 12g | Quả dâu chín | 12g |
Câu đằng | 12g | Hạ khỏ thảo | 10g |
Địa long | 08g |
Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 — 20 phút, uống trong ngày.
Châm cứu
- Châm tả: bách hội, huyết hải, khúc trì, hợp cốc; châm bổ: túc tam lý, tam âm giao, tỳ du, vị du, dương lăng tuyền. Thời gian: 20 — 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
+ Đầu cổ cứng châm thiên trụ.
+ Hàm dưới run châm thừa tương.
+ Đi không vững, chân tay run châm ngoại quan, hậu khê.
- Nhĩ châm: vỏ não, dưới vỏ, chi trên, chi dưới. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1-2 lần/ngày.
Xoa bóp bấm huyệt vùng lưng, tứ chi. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
Khí công – dưỡng sinh
Thực hiện các bài tập luyện ý, luyện thở, luyện hình thể phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh. Thời gian: 20 — 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
Thể can thận âm hư
Chứng hậu
- Chứng “chiên” lâu ngày
- Chân tay run giật, hoạt động chậm chạp
- Mép chảy nước dãi
- Tinh thần chậm chạp, hay quên
- Người gầy
- Mất ngủ hoặc ngủ hay mơ
- Lưng gối mỏi
- Lưỡi gầy, chất lưỡi hồng nhợt; rêu lưỡi ít hoặc không rêu
- Mạch huyền tế hoặc tế sác.
Pháp điều trị: tư bổ can thận, dưỡng âm tức phong.
Phương dược
- Cổ phương: hằng ngày người bệnh nên dùng Đại bổ âm hoàn kết hợp với Lục vị địa hoàng hoàn.
+ Đại bổ âm hoàn:
Hoàng bá 160g Tri mẫu 160g
Quy bản 240g Thục địa 240g
Các vị thuốc tán bột mịn; tuỷ xương sống lợn vừa đủ hoà với nước, đun chín. Bột thuốc hoà với nước tuỷ xương sống lợn, luyện mật làm hoàn. Uống 8 – 12g/lần X 2 lần/ngày. Có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Lục vị địa hoàng hoàn;
Thục địa | 320g | Hoài sơn | 160g |
Sơn thù | 160g | Trạch tả | 120g |
Bạch lình | 120g | Đan bỉ | 120g |
Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 08g – 12g/lần X 2 lần/ngày với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Can thận hư tổn, lưng gối mỏi nhiếu: gia các vị thuốc sau vào bài Lục vị địa hoàng hoàn: đỗ trọng 120g, câu kỷ tử 120g, tử hà xa 1 cái.
+ Can thận âm hư, can hỏa thượng viêm: mắt đỏ, ngứa, thị lực giảm: thay Lục vi đia hoàng hoàn bằng Tri bá địa hoàng hoàn.
Thục địa | 320g | Hoài sơn | 160g |
Sơn thù | 160g | Trạch tả | 120g |
Bạch linh | 120g | Đan bì | 120g |
Tri mẫu | 120g | Hoàng bá | 120g |
Tất cả tán bột mịn, luyện mật làm hoàn, uống 08g – 12g/lần X 2 lần/ngày với nước sôi để nguội hoặc nước muối nhạt. Ngoài ra có thể làm thang với liều lượng thích hợp, sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần.
+ Co cứng cơ ngoại tháp, run nhiều: gia các vị thuốc sau vào bài đại bổ âm hoàn: trân châu mẫu 240g, long xỉ 240g. địa long 120g. toàn yết 120g.
Thuốc nam:
Kỷ tử | 12g | Đỗ đen sao chín | I2g |
Huyết dụ | 12g | Kê huyết đằng | I2g |
Hà thủ ỏ | 12g | Hoáng tinh | I2g |
Rễ cỏ xước | 10g | Miết giáp | 12g |
Rau má | 12g | Trâu cổ | 10g |
Sắc uống ngày 1 thang. Cách sắc: cho một lượng nước vừa ngập mặt thuốc, đun sôi 15 – 20 phút, uống trong ngày.
Châm cứu
- Châm tả: bách hội, thái xung, khúc trì, hợp cốc; châm bổ: can du, thận du, thái khê, tam âm giao, dương lăng tuyền. Thời gian: 10 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
+ Đầu cổ cứng châm thiên trụ.
+ Hàm dưới run châm thừa tương.
+ Đi không vững, chân tay run châm ngoại quan, hậu khê.
- Nhĩ châm: vỏ não. dưới vỏ, thần môn, chi trên, chi dưới. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
Xoa bóp bấm huyệt vùng lưng, tứ chi. Thời gian: 20 — 30 phút/lần X 1 – 2 lần/ngày.
Khi công – dưỡng sinh
Thực hiện các bài tập luyện ý, luyện thở, luyện hình thế phù hợp với tình trạng sức khoe của người bệnh. Thời gian: 20 – 30 phút/lần X 1 — 2 lần/ngày.
- CHĂM SÓC VÀ PHÒNG BỆNH
Ngoài việc điều chỉnh chế độ ăn uống, nghỉ ngơi, thư giãn… như đã trình bày ở phần y học hiện đại, thầy thuốc cần hướng dẫn người bệnh thực hiện các phương pháp chăm sóc và phòng bệnh của y học cổ truyền để giúp cho việc chăm sóc và phòng bệnh Parkinson có hiệu quả hơn.
Các phương pháp chăm sóc và phòng bệnh Parkinson của Y học cổ truyền bao gồm:
- Lao động phù hợp với tình hình sức khỏe ở mỗi lứa tuổi, két hợp VỚI nghi ngơi, thư giãn hợp lý là cách chăm sóc và phòng bệnh Parkinson có hiệu quá nhất.
- Xoa bóp bấm huyệt hằng ngày, giúp người bệnh thực hiện các động tác vận động thụ động là một trong những cách chăm sóc của y học cổ truyển. Xoa bóp bấm huyệt khiến cho khí huyết lưu thông, làm tử chi cử động linh hoạt hơn, hạn chế tiến triển của các triệu chứng bệnh và phòng tránh các biến chứng có thô xảy ra.
- Hướng dẫn người bệnh tập khí công — dưỡng sinh hằng ngày VỚI những bài tập luyện ý, luyện thở, luyện hình thể phù hợp với ý thích, tình trạng sức khoe của mỗi người giúp tinh thần thư thái, nâng cao sức khỏe, chân tay cử động linh hoạt. Đây là một trong những phương pháp chăm sóc và phòng bệnh có hiệu quá của y học cổ truyền đối với bệnh Parkinson.
- ẩm thực: hướng dẫn người bệnh thực hiện chế độ ăn uống điều độ, thanh đạm, không sử dụng quá nhiều các loại thức ăn ngọt béo, các chất kích thích dễ gây thương tỳ dẫn đến mắc bệnh Parkinson.
- Sinh hoạt: thầy thuốc cần thực hiện công tác tư vấn đề người bệnh có chế độ ăn việc và nghi ngơi hợp lý, giữ cho tinh thần thư thái, tránh tình trạng lao lực hoặc lo nghĩ quá nhiều có thể gây thương tỳ mà dẫn tới mắc bệnh Parkinson.
- tóm lại: Parkinson là một bệnh xảy ra do các tế bào của liềm đen bị thoái hóa nên không sản xuất đủ lượng dopamine cần thiết cho cơ thể. Hậu quả là mất điều khiến sự vận động, đẫn tới vận động chậm chạp, run và co cứng cơ ngoại tháp. Cho tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra nguyên nhân gây bệnh cụ thế. Việc điều trị chủ yếu là sử dụng thuốc và các biện pháp không dùng thuốc đế hạn chế tiến triển của bệnh và ngăn ngừa các biến chứng có thể xảy ra.