Phác đồ chẩn đoán điều trị COVID – 19 của Trung Quốc phần Đông y

Đông y chữa bệnh

Phác đồ chẩn đoán và điều trị Bệnh COVID – 19 bản thứ 8 của Trung Quốc ban hành ngày 14-4-2021 (新型冠状病毒肺炎诊疗方案(试行第八版)). (Đến thời điểm ngày bắt đầu dịch văn bản 5/8/2021 là bản mới nhất). Văn bản gốc được đăng tải dạng PDF trên Website chính thức của Chính  Phủ Cộng Hòa Nhân Dân Trung Hoa http://www.gov.cn/  nên tính xác thực là tuyệt đối. Tôi cam đoan tất cả nội dung đã dịch không dùng với mục thương mại hay dùng nó để quảng bá bất cứ sản phẩm nào nhằm trục lợi trong thời điểm đại dịch đang diễn ra.

Lưu ý đặc biệt: Các bạn ngoài ngành Đông Y không được tự ý áp dụng nó khi không có chỉ định của bác sĩ chuyên môn. (Tôi khuyến khích người dân tiêm vacxin ngay khi có cơ hội để phòng bệnh cho mình, không mong đợi các thuốc Đông Y nhằm phòng bệnh COVID – 19 khi chưa có ban hành của Bộ Y tế Việt Nam).

Văn bản gốc của Phác đồ chẩn đoán điều trị COVID – 19 của Trung Quốc phần Đông y

Trong văn bản ban hành gồm các phần: Đặc điểm căn nguyên bệnh. Đặc điểm dịch tễ học. Thay đổi bệnh lý. Đặc điểm lâm sàng. Tiêu chuẩn chẩn đoán. Phân loại lâm sàng… Chẩn đoán phân biệt. Phát hiện và báo cáo trường hợp. Điều trị. Điều dưỡng. Tiêu chuẩn xuất viện và các biện pháp phòng ngừa sau khi xuất viện. Nguyên tắc vận chuyển. Phòng, chống nhiễm khuẩn trong các cơ sở y tế.

Đông Y nằm trong phần điều trị. Do thời gian có hạn Tôi không thể dịch hết toàn văn, cũng như các mục khác các bạn có thể xem phác đồ chẩn đoán và điều trị Bệnh COVID – 19 của bộ Y tế Việt Nam, có lẽ sẽ có ích cho các bạn. Trong bài dịch này Tôi chỉ dịch toàn bộ nội dung phần Đông Y trong phác đồ chẩn đoán điều trị bệnh COVID – 19 của Trung Quốc. Toàn bộ nội dung trong phần Đông Y như sau:

Bệnh vốn thuộc về phạm trù bệnh “Dịch” của Trung y, nguyên nhân bệnh vì cảm thụ khí “Dịch lệ”, các vùng có thể căn cứ vào đặc điểm bệnh tình, khí hậu địa phương cùng tình trạng thể chất khác nhau, tham chiếu phác đồ dưới để tiến hành biện chứng luận trị. Về việc lượng thuốc vượt quá liều của dược điển, cần phải sử dụng dưới sự chỉ đạo thầy thuốc.

1/ Thời kỳ Y học theo dõi

Biểu hiện lâm sàng 1: Sức lực giảm sút kèm theo vị tràng khó chịu.

Khuyến cáo Trung Dược thành phẩm: Viên nang Hoắc hương chính khí (hoặc hoàn, thuốc nước, dịch sắc uống).

Biểu hiện lâm sàng 2: Sức lực giảm sút kèm sốt.

Khuyến cáo Trung Dược thành phẩm: viên hạt Kim hoa thanh cảm, viên nang Liên hoa thanh ôn (hoặc viên hạt), viên nang Sơ phong giải độc (viên hạt).

2/ Thời kỳ trị liệu Lâm sàng (chẩn đoán chính xác ca bệnh)

1) Thanh phế bài độc thang

Phạm vị thích hợp áp dụng: Kết hợp quan sát lâm sàng của bác sĩ các vùng, thích hợp với người bệnh Thể nhẹ, Thể phổ biến, Thể nặng, ở người bệnh Thể trầm trọng cấp cứu phải kết hợp với tình trạng thực tế của người bệnh mà sử dụng hợp lý.

Cơ sở phương tễ: Ma Hoàng 9g, Chích Cam Thảo 6g, Hạnh Nhân 9g, Sinh Thạch Cao 15~ 30g (sắc trước), Quế Chi 9g, Trạch Tả 9g, Chư Linh 9g, Bạch Thuật 9g, Phục Linh 15g, Sài Hồ 16g, Hoàng Cầm 6g, Khương Bán Hạ 9g, Sinh Khương 9g, Tử Uyển 9g, Đông Hoa 9g, Xạ Can 9g, Tế Tân 6g, Hoài Sơn 12g, Chỉ Thực 6g, Trần Bì 6g, Hoắc Hương 9g.

Cách uống: Thuốc sắc Trung dược truyền thống, sắc nước uống. Mỗi ngày 1 phó (thang), sớm tối đều uống một lần (sau khi ăn cơm 40 phút), uống ấm, 3 thang một đợt điều trị.

Nếu có điều kiện, mỗi lần uống hết thuốc có thể uống thêm nửa bát Đại Mễ thang, trường hợp lưỡi khô tân dịch khuy hư có thể nhiều uống tới một bát. (Chú ý: Nếu người bệnh không sốt thì cần dùng Sinh Thạch Cao liều nhỏ, sốt hoặc sốt cao có thể gia tăng liều dùng Sinh Thạch Cao). Nếu chứng trạng chuyển biến tốt đẹp mà chưa khỏi hẳn thì dùng uống liệu trình thứ 2, nếu người bệnh có tình trạng đặc biệt hoặc bệnh nền khác, liệu trình điều trị thứ 2 có thể căn cứ tình trạng thực tế để chỉnh sửa đơn thuốc, chứng trạng biến mất thì dừng thuốc.

Xuất xứ bài thuốc: Văn phòng ủy ban y tế sức khỏe quốc gia và Văn phòng cục Quản lý trung y dược quốc gia << về thông tri khuyến cáo sử dụng “Thanh Phế Bài Độc Thang” trong Trung Tây y kết hợp cấp cứu bệnh Viêm Phổi do Covid 19 >> (chính hàm của ban Trung Y Dược Quốc Gia số 22〔 2020〕).

2) Thể nhẹ

Chứng Hàn thấp uất phế

Lâm sàng biểu hiện: Phát nhiệt, phạp lực (Sức lực giảm sút), toàn thân đau mỏi, khái thấu, khạc đờm, ngực tức , thở khó, ăn không được, buồn nôn, nôn mửa, đại tiện nát dính khó đi. Lưỡi chất nhạt bệu kèm rìa lưỡi ngấn răng hoặc đỏ nhạt, rêu trắng dày bẩn nhầy hoặc trắng nhầy, mạch nhu hoặc hoạt.

Đơn thuốc khuyến cáo: Hàn thấp dịch phương

Cơ sở phương tễ: Sinh Ma Hoàng 6g, Sinh Thạch Cao 15g, Hạnh Nhân 9g, Khương Hoạt 15g, Đình Lịch Tử 15g, Quán Chúng 9g, Địa Long 15g, Từ Trường Khanh 15g, Hoắc Hương 15g, Bội Lan 9g, Thương Thuật 15g, Vân Linh 45g, Sinh Bạch Thuật 30g, Tiêu Tam Tiên đều  9g, Hậu Phác 15g, Tiêu Tân Lang 9g, Ổi Thảo Quả 9g, Sinh Khương 15g.

Liều dùng: Mỗi ngày 1 tễ (thang), sắc trong 600ml nước, chia làm 3 lần, sáng chiều tối uống 1 lần, uống trước ăn.

Chứng Thấp nhiệt uẩn phế

Biểu hiện lâm sàng: Sốt nhẹ hoặc không sốt, hơi sợ lạnh, sức lực giảm sút, đầu thân nặng nề, cơ bắp đau mỏi, ho khan đờm ít, nuốt đau, miệng khô không muốn uống nhiều, hoặc kèm thêm ngực buồn, bụng chướng, không ra mồ hôi hoặc mồ hôi ra không thông suốt, hoặc buồn nôn, chán ăn, đại tiện nát hoặc đại tiện dính nhớp khó đi. Lưỡi đỏ nhạt, rêu trắng dày dính hoặc vàng mỏng, mạch hoạt sác hoặc nhu.

Đơn thuốc khuyến cáo: Tân Lang 10g, Thảo Quả 10g, Hậu Phác 10g, Tri Mẫu 10g, Hoàng Cầm 10g, Sài Hồ 10g, Xích Thược 10g, Liên Kiều 15g, Thanh Hao 10g (Cho Sau), Thương Thuật 10g, Đại Thanh Diệp10g, Sinh Cam Thảo 5g.

Cách uống: Mỗi ngày 1 tễ, sắc với 400ml nước, dùng chia 2 lần uống, sớm muộn đều 1 lần.

3) Thể phổ biến

Chứng Thấp độc uất phế

Biểu hiện lâm sàng: Sốt, ho đờm ít, hoặc có đờm vàng, khó thở tức ngực, chướng bụng, táo bón khó đi. Chất lưỡi đỏ sậm, lưỡi chất bệu, rêu vàng dính hoặc vàng khô, mạch hoạt sác hoặc huyền hoạt.

Đơn thuốc khuyến cáo: Tuyên phế bại độc phương

Cơ sở phương tễ: Sinh Ma Hoàng 6g, Khổ Hạnh Nhân 15g, Sinh Thạch Cao 30g, Sinh Ý Dĩ Nhân 30g, Mao Thương Thuật 10g, Quảng Hoắc Hương 15g, Thanh Hao Thảo 12g, Hổ Trượng 20g, Mã Tiên Thảo 30g, Can Lô Căn 30g, Đình Lịch Tử 15g, Hóa Quất Hồng 15g, Sinh Cam Thảo 10g

Cách uống: Mỗi ngày 1 tễ, sắc với 400ml nước, chia 2 lần uống dùng, mỗi sáng tối đều 1 lần.

Chứng Hàn thấp trở phế

Biểu hiện lâm sàng: Sốt nhẹ, người mát, hoặc chưa sốt, ho khan, ít đờm, mệt mỏi thiếu lực, ngực buồn, bụng chướng, hoặc buồn nôn, đại tiện nát. Chất lưỡi nhạt hoặc hồng nhạt, rêu trắng hoặc trắng dính, mạch nhu.

Đơn thuốc khuyến cáo: Thương Thuật 15g, Trần Bì 10g, Hậu Phác 10g, Hoắc Hương 10g, Thảo Quả 6g, Sinh Ma Hoàng 6g, Khương Hoạt 10g, Sinh Khương 10g, Tân Lang 10g.

Cách uống: Mỗi ngày 1 tễ, sắc với 400ml nước, dùng chia 2 lần uống, sáng tối đều 1 lần.

4) Thể nặng

Chứng Dịch độc bế phế

Biểu hiện lâm sàng: Sốt mặt đỏ, ho, đờm vàng dính, ít, hoặc máu lẫn trong đờm, tức ngực khó thở, mệt mỏi, lì bì, miệng khô đắng dính, buồn nôn ăn không được, đại tiện khó đi, tiểu tiện ngắn đỏ. Lưỡi đỏ, rêu vàng dính, mạch hoạt sác.

Cơ sở phương tễ: Sinh Ma Hoàng 6g, Hạnh Nhân 9g, Sinh Thạch Cao 15g, Cam Thảo 3g, Hoắc Hương 10g (bỏ vào sau), Hậu Phác 10g, Thương Thuật 15g, Thảo Quả 10g, Pháp Bán Hạ 9g, Phục Linh 15g, Sinh Đại Hoàng 5g ( bỏ vào sau ), Sinh Hoàng Kỳ 10g, Đình Lịch Tử 10g, Xích Thược 10g.

Cách uống: Mỗi ngày 1~ 2 tễ, sắc nước uống, mỗi lần 100ml~ 200ml, mỗi ngày 2~ 4 lần, uống qua miệng hoặc cho qua đường mũi.

Chứng Khí doanh lưỡng phần

Biểu hiện lâm sàng: Sốt cao phiền khát, tức ngực khó thở, mê man nói nhảm, lơ mơ, hoặc nổi ban chẩn, hoặc thổ huyết, nục huyết, hoặc tứ chi co quắp. Lưỡi đỏ giáng ít rêu hoặc không rêu, mạch trầm tế sác, hoặc phù đại mà sác.

Đơn thuốc khuyến cáo: Sinh Thạch Cao 30~60g (sắc trước), Tri Mẫu 30g, Sinh Địa 30~ 60g, Thủy Ngưu Giác 30g (sắc trước), Xích Thược 30g, Huyền Sâm 30g, Liên Kiều 15g, Đan Bì 15g, Hoàng Liên 6g, Trúc Diệp 12g, Đình Lịch Tử 15g, Sinh Cam Thảo 6g.

Cách uống: Mỗi ngày 1 tễ, sắc nước uống, thạch cao sắc trước, Thủy Ngưu Giác cho vào sau các thuốc, mỗi lần 100ml~ 200ml, mỗi ngày 2~ 4 lần, uống qua miệng hoặc cho qua đường mũi.

Trung Dược thành phẩm Khuyến cáo: Hỷ Viêm Bình dạng tiêm, Huyết Tất Tịnh dạng tiêm, Nhiệt Độc Ninh dạng tiêm, Đàm Nhiệt Thanh dạng tiêm, Tỉnh Não Tịnh dạng tiêm.

Các thuốc có hiệu quả tương đương có thể được lựa chọn tùy theo tình trạng bệnh riêng biệt, hoặc cũng có thể dùng phối hợp 2 loại thuốc kết hợp tùy theo triệu chứng lâm sàng. Thuốc tiêm Trung dược có thể được sử dụng kết hợp với thuốc thang của Trung dược.

5) Thể Nguy kịch

Chứng Nội bế ngoại thoát

Biểu hiện lâm sàng: Thở khó khăn, thường xuyên thở hổn hển hoặc cần thở máy, kèm hôn mê, phiền táo, mồ hôi ra, chân tay lạnh, chất lưỡi tím tối, rêu dày dính hoặc táo, mạch phù đại vô căn.

Đơn thuốc khuyến cáo: Nhân Sâm 15g, Hắc Thuận Phiến 10g (sắc trước), Sơn Thù Du 15g, uống với Tô Hợp Hương Hoàn hoặc An Cung Ngưu Hoàng Hoàn.

Đối với những bệnh nhân thở máy, đầy bụng, đại tiện bí có thể dùng 5 ~ 10g Sinh Đại Hoàng. Trường hợp người và máy thở không đồng bộ, trong tình trạng sử dụng an thần sâu và liệt cơ, giãn cơ có thể dùng sinh Đại Hoàng 5-10g và Mang Tiêu 5-10g .

Khuyến cáo Trung Dược thành phẩm: Huyết Tất Tịnh dạng tiêm, Nhiệt Độc Ninh dạng tiêm, Đàm Nhiệt Thanh dạng tiêm, Tỉnh Não Tịnh dạng tiêm, Sâm Phụ dạng tiêm, Sinh Mạch dạng tiêm, Sâm Mạch dạng tiêm…

Các thuốc có hiệu quả tương đương có thể được lựa chọn tùy theo tình trạng bệnh riêng biệt, hoặc cũng có thể dùng phối hợp 2 loại thuốc kết hợp tùy theo triệu chứng lâm sàng. Thuốc tiêm Trung dược có thể được sử dụng kết hợp với thuốc thang của Trung dược.

Chú ý: Cách dùng thuốc tiêm Trung dược được khuyến cáo trong Thể nặng cùng Thể nguy hiểm trầm trọng.

Việc sử dụng thuốc Đông Y dạng tiêm theo nguyên tắc bắt đầu từ liều lượng nhỏ và điều chỉnh dần theo nguyên tắc biện chứng và sách hướng dẫn của thuốc, cách dùng được khuyến cáo như sau:

Nhiễm Virut hoặc kết hợp với nhiễm Vi khuẩn mức độ nhẹ: tiêm Natri Clorid 0,9% 250ml cộng với thuốc tiêm Hỷ Viêm Bình 100mg hai lần một ngày, hoặc tiêm Natri Clorid 0,9 % 250ml tiêm làm nóng 20ml, hoặc tiêm Natri Clorid 0,9% 250ml cộng với thuốc tiêm đàm nhiệt thanh 40ml hai lần một ngày.

Sốt cao kèm theo rối loạn ý thức: tiêm Natri Clorid 0,9 % 250ml cộng với tiêm Tỉnh Não Tĩnh 20ml hai lần một ngày.

Hội chứng phản ứng viêm toàn thân hoặc / và suy chức năng đa tạng: tiêm Natri Clorid 0,9%

Thuốc tiêm 250ml cộng với thuốc tiêm Huyết Tất Tịnh 100ml.

Ức chế miễn dịch: 250ml tiêm Glucose cộng với 100ml tiêm sâm mạch hoặc 20-60ml tiêm Sinh Mạch hai lần một ngày.

6) Thời kỳ hồi phục

Chứng Phế tỳ khí hư

Biểu hiện lâm sàng: Khí đoản, mệt mỏi, Sức lực giảm sút, ăn kém buồn nôn, đầy chướng, đại tiện vô lực, tiện nhão khó đi. Lưỡi nhạt bệu, rêu trắng dính.

Đơn thuốc khuyến cáo: Pháp Bán Hạ 9g, Trần Bì 10g, Đảng Sâm 15g, Chích Hoàng Kì 30g, Sao Bạch Thuật 10g, Phục Linh 15g, Hoắc Hương 10g, Sa Nhân 6g (bỏ vào sau), Cam Thảo 6g.

Cách uống: Mỗi ngày 1 tễ, sắc với 400ml nước, dùng chia 2 lần uống, sáng tối đều 1 lần.

Chứng Khí âm lưỡng hư

Biểu hiện lâm sàng: Sức lực giảm sút, khí đoản, miệng khô, khát nước, tâm quý, mồ hôi ra nhiều, ăn uống kém, sốt nhẹ hoặc không sốt, ho khan ít đờm. Lưỡi khô thiếu tân, mạch tế hoặc hư vô lực.

Đơn thuốc khuyến cáo: Nam Bắc Sa Sâm mỗi thứ 10g, Mạch Đông 15g, Tây Dương Sâm 6g, Ngũ Vị Tử 6g, Sinh Thạch Cao 15g, Đạm Trúc Diệp 10g, Tang Diệp 10g, Lô Căn 15g, Đan Sâm 15g, Sinh Cam Thảo 6g.

Cách uống: Mỗi ngày 1 tễ, sắc với 400ml nước, dùng chia 2 lần uống, sáng tối đều 1 lần.

Bác sĩ Nội Trú Nguyễn Trung Xin dịch hoàn tất ngày 6/8/2021.

Giải thích: Trong bản dịch tôi đã cố gắng dịch theo văn phong của một phác đồ, các triệu chứng của Đông Y tôi không tự ý dịch theo ý hiểu của mình mà đã nghiêm cẩn đối chiếu theo các triệu chứng của Tây Y và văn phong của Đông Y. Với các thuốc biệt dược của Đông Y dạng tiêm, tôi biết với nhiều người còn lạ lẫm nhưng không cách nào diễn tả cách dễ hiểu hơn, tôi cũng không lấy theo cách dịch của tiếng Anh với các biệt dược này vì cho rằng các âm Hán – Việt vẫn khiến người đọc gần gũi hơn.

Lý do tôi cấp tập dịch tài liệu này:

Từ mong muốn đóng góp chút sức lực nho nhỏ của mình cho ngành Đông Y trong thời điểm đại dịch COVID – 19 nên tôi đã cố gắng tìm và dịch Phác đồ chẩn đoán và điều trị Bệnh COVID – 19 của Trung Quốc này để những nhân viên trong ngành Đông Y tham khảo.

Một chuyên gia người Singapore đã phát biểu trên Vnexpress.net, Sau khi tiêm vacxin cho nhân dân nước họ thì họ đang đạt được tình trạng “bình thường mới”. Và thực tế Virus Covid – 19 sẽ không thể hoàn toàn biến mất. Theo thông tin truyền thông đưa ra, các lô vacxin nhà nước đặt mua sẽ về rất nhiều vào quý IV năm nay. Vì vậy tôi hy vọng Đông y có thể tham gia tích cực nhất trong giai đoạn này. Tôi thật lòng mong muốn các nhà phát triển dược liệu hãy tham khảo phác đồ này để nghiên cứu sản xuất dược liệu, tìm hướng đi đúng đắn cho Đông Y Việt Nam trong đại dịch này thay vì phát triển những dược liệu không có cơ sở lý luận gây ảnh hưởng cho kinh tế người dân và sức khỏe cộng đồng, để Đông Y được thực sự tham gia vào công cuộc phòng chống COVID – 19.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

6 Comments

  1. Cảm ơn BSNT Trung Xin! Bài viết trên có thể coi là phác đồ điều trị bênh covid 19.Trong bối cảnh hiện nay dịch bệnh đang diễn biến phức tạp. Việc sử dụng thuốc yhct đúng giai đoạn của bệnh sẽ phát huy hiệu quả điều trị bệnh. Để sử dụng thuốc trên lâm sàng cần được nghiên cứu kỹ lưỡng về cả tiền lâm sàng và lâm sàng, vèo thế trong lúc cấp bách này chúng ta nên thừa kế và áp dụng thành tựu nghiên cứu của Trung y là việc cần làm. Việc này hoàn toàn yên tâm vì độ tin cầy của phác đồ , có đủ cơ sở lý luận về dược lí và y lý.

    Reply
  2. Author

    Cám ơn Cô Hằng rất nhiều. Trong bối cảnh bệnh dịch hiện nay Đông y của chúng ta rất cần có những tài liệu quý như vậy, đây là phác đồ ban hành sửa đổi lần thứ 8, chứng tỏ nó đã được thay đổi nhiều lần theo tình hình thực tế. Để ban hành cho toàn quốc áp dụng nó chắc chắn phải được các chuyên gia đầu ngành Đông y của Trung Quốc khổ công nghiên cứu và bàn bạc.

    Reply
  3. Cám ơn Bác sĩ
    Rất xúc động vì tấm chân tình của Bác sĩ.
    Chỉ mong ngành Y Việt Nam coi trọng điều trị COVID 19 theo YHCT .

    Tp. HCM 2/9/2021

    Reply
    1. Author

      Cám ơn bác. Hy vọng các kiến thức này có giá trị trong điều trị với bệnh COVID -19 cho các đồng nghiệp.

      Reply

Hỏi đáp - bình luận