Nuy là chứng bệnh gân rời rạc, chân tay mềm yếu không có sức, hoặc chỉ thấy hai chân rũ mệt không vận động được.
Những ghi chép về chứng nuy đã thấy rất sớm ở sách “Nội kinh”, thiên “Nuy luận” sách “Tố vấn” nói: “Phổi nóng làm cho lá phổi khô, thì ngoài bì mao cũng thể hiện ra trạng thái hư nhược căng mỏng, nhiệt khí lưu lại lâu thì sinh ra trạng thái hư nhược cẳng, nhiệt khí lưu lại lâu thì sinh ra chứng “Nuy tích” và còn nêu ra rằng khí của 5 tạng nóng đều có thể làm tổn thương đến bộ vị sở chủ của nó, mà đều tự làm thành chứng “Nuy”, cho nên ngoài chứng “Nuy tích” (tê liệt chân tay) lại còn có các tên gọi khác như “mạch Nuy”, “cân Nuy”, “nhục Nuy”, “cốt Nuy”, đại khái thì nhiệt ở trong làm tổn hại tân dịch, huyết của tâm tỳ suy thiếu, hoặc tinh huyết của can thận không đủ, đều có thể làm cho gân xương mất sự nuôi dưỡng, nên chân tay yếu không sử dụng được. Vì chữa bệnh này nói chung là phải tu dưỡng tinh huyết, bồi bổ hậu thiên cho nên sách “Nội kinh” có nói: “Chữa chứng “Nuy” thì cần chú trọng vào kinh dương minh”, nhưng thấp nhiệt lưu lại lâu ngày cũng có thể gây nên bệnh này cho nên sách “Nội kinh” lại nói: “Thấp nhiệt không trừ được thì gân lớn sẽ co ngắn lại, gân nhỏ sẽ dần dài ra; co ngắn lại thì thành co quắp, giãn đài ra thì thành rũ liệt”.
-
NGUYÊN NHÂN
Nguyên nhân phát sinh ra chứng “Nuy”, sách “Nội kinh” chú trọng vào phổi nóng làm cho lá phổi khô mà sinh ra chân tay rũ liệt, còn vì tình chí phòng lao, thấp nhiệt, và sau khi khỏi bệnh, sau khi đẻ cũng có thể sinh ra bệnh này. Trương Cảnh Nhạc nói: “Xét về chứng “Nuy” trong “Nội kinh” đều nói là vì nhiệt mà 5 chứng của ngũ tạng lại quy vào vì phế nhiệt làm cho lá phổi khô đến nỗi kim khô, thủy thiếu mà làm thành chứng “Nuy”. Lại vì buồn thương quá độ, tư lự vô cùng, bị thấp dần ngấm, thì lại không phải hết thảy là hỏa chứng… Cho nên nhân đó mà sinh ra hỏa chứng cũng có, nhân đó mà bại thương nguyên khí cũng có. Nguyên khí bại thương thì tinh hư không có khả năng tươi nhuần, huyết hư không có khả năng nuôi dưỡng, cũng không phải là ít”. Trương Thị nói như thế là đã có sự bổ sung thêm về nhân tố gây bệnh của chứng này. Nay đem nguyên nhân bệnh của chứng “Nuy” chia ra bàn như sau đây:
- Phế nhiệt xông đốt
Nhiệt tà làm hại tân dịch làm cho thủy suy hỏa vượng, gân mạch mất sự nhu nhuận, sách “Nội kinh” nói: “Phế nhiệt làm cho lá phổi khô thì sinh chứng Nuy tích”. Trương Tử Hoà nói: “Đại để chứng Nuy đều là do nhiệt phạm vào mà thành bệnh”. Cho nên sau khi bệnh ôn nhiệt khỏi rồi thì thường vì âm hư, dương lạc nóng, tân dịch bị tổn thương mà thành chứng Nuy.
- Thiên “Nuy luận” sách “Nội kinh” có nêu ra một số nhân tố về tình chí như: “Có điều gì thất chí, cầu mong không được”, “buồn thương thái quá”, “nghĩ ngợi vô cùng”, cũng là một trong những nguyên nhân gây ra chứng Nuy. Bởi vì thất tình bị thường tất nhiên sẽ thương tổn đến tâm tỳ mà khí huyết bị hư suy, gân mạch bị mất sự nuôi dưỡng mà thành ra chứng Nuy.
- Thiên “Nuy luận” sách “Nội kinh” nói: “ý nghĩ dâm dục, nhập phòng quá độ làm cho tổn cân bị rời rạc mà phát ra chứng cẩn Nuy”. Đó là nói rõ vì phòng lao quá độ, làm cho can thận bị suy kém, tinh huyết thiếu mà thành ra chứng Nuy.
- Mưa ướt ngấm vào người hoặc ăn nhiều đồ ngon, béo
thấp nhiệt uất lại mà thành bốc lên, làm cho gân mạch bị rời rạc, tức là như sách “Nội kinh” nói: “Vì bị ẩm thấp cảm nhiễm lâu ngày, hoặc ở chỗ ẩm ướt, cơ nhục bị thấp ngấm vào làm cho tê dại thành ra chứng Nhục Nuy”.
Ngoài ra lại còn có sau khi bệnh nặng hoặc sau khi sinh đẻ mà thành ra chứng Nuy, đó đều là do khí huyết hư tổn mạch không được nuôi dưỡng mà sinh ra.
-
BIỆN CHỨNG
Chứng “Nuy” thường thấy là hai chân bị liệt, hoặc cả tay và chân bại liệt không cử động được, thậm chí chân không đứng lên được, tay không cầm được vật gì. Những đốt xương đầu gối, mắt cá, khuỷu tay, cổ tay giống như thoát mất, lâu rồi thì da thịt gầy mòn, đến nỗi không dậy được. Nay căn cứ vào nguyên nhân bệnh khác nhau kết hợp với mạch và chứng trình bày sau đây:
- Phế nhiệt xông đốt
Phần nhiều phát sinh sau khi bệnh nhiệt hoặc sau khi bệnh nhiệt hiện ra các chứng tâm phiền miệng khát, ho sặc, họng khô, đi tiểu ngắn đỏ, và nóng đau, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch tế sác.
- Tâm tỳ bị thương tổn
Người ngày thường hay giận, hay buồn, lòng bàn tay, bàn chân nóng, miệng lưỡi khô ráo, mạch tế mà sác. Bệnh lâu thì thấy có kiêm chứng tim đập mạnh, sợ hãi mất ngủ, váng đầu, ăn uống ít, sắc mặt khô héo, không bóng, lưỡi phần nhiều đỏ nhợt, mạch hư nhược vô lực.
- Can thận suy kém
Tất nhiên có những chứng “Di tinh” tiết ra sớm, hoặc lưng xương sống nhức nhũn, đầu choáng, mắt hoa như âm hư có nhiệt thì mạch tế sác, lưỡi đỏ sậm, âm dương đều hư thì mạch trầm tế vô lực, lưỡi đỏ hoặc giữa lưỡi thấy dãn ra, mạch nhu tế.
Phân biệt bệnh này với chứng “tý”, chứng “Nuy” thì gân mạch rời rạc cho nên chủ chứng là rũ liệt không có sức, không cử động được, nói chung đầu không đau nhức, mà chứng “tý” thì chủ chứng là đau nhức.
-
CÁCH CHỮA
Cách chữa chứng Nuy hư thì nhiệt thái quá, hại đến tân dịch thì nên thanh nhuận dùng bài Môn đông thanh phế ẩm (1). Bài Thanh táo cứu phế thang (2), hoặc bài ích vị thang (3). Tuỳ chứng mà lựa dùng, vì khí huyết hư thiếu thì nên bổ dưỡng tâm tỳ, dùng các bài Ngũ nuy thang (4), Quy tỳ thang (5). Vì can thận suy kém thì nên bổ ích can thận, dùng bài Hồ tiềm hoàn (6) hoặc bài Lộc giác giao hoàn (7). Vì thấp nhiệt vào thì nên thanh nhiệt hóa thấp, dùng bài Gia vị nhị diệu tán (8).
-
TÓM TẮT
Chứng trạng chủ yếu của chứng Nuy là tay chân rũ liệt hoặc hai chân bại liệt không đi đứng được, nói chung bệnh này không đau nhức, nhưng cần phải phân biệt với chứng tý.
Sách “Nội kinh” bàn về chứng Nuy, tuy có chia ra chứng trạng của 5 tạng như trong lâm sàng thì các loại chứng trạng phần xuất hiện lẫn lộn, không thế phân biệt tuyệt đối được, nguyên nhân gây bệnh này, đại khái có phế nhiệt xông đốt, tình chí bị thương tổn, ở trong phòng lao quá mức, và thấp nhiệt không trừ hết. Bệnh này nói chưng phần nhiều thuộc về chứng hư cho nên cách chữa lấy tư dưỡng tinh huyết làm chủ yếu, căn cứ vào nguyên nhân bệnh khác nhau mà áp dụng các phương pháp như thanh phế, sinh tân, bổ dưỡng tâm tỳ, hoặc bổ ích can thận. Trong đó chứng thấp nhiệt không trừ hết được, lại thuộc về chứng thấp nhiệt tổn thương đến chân âm thì lại nên dùng phương pháp thanh nhuận hóa thấp mà chữa.
PHỤ PHƯƠNG
- Môn đông thanh phế ẩm, : Từ huyền nhung, hoàng kỳ, bạch thược, cam thảo, mạch môn, đương quy, thân ngũ vị tử, nhân sâm.
- Thanh táo cứu phế thang: Xem số 7 phụ phương mục Khái thấu.
- ích vị thang: Sa nhân, mạch đông, sinh địa, ngọc trúc, băng đường.
- Ngũ nưy thang: Nhân sâm, bạch truật, phục linh, cam thảo, đương quy, ý dĩ nhân, mạch đông, hoàng bá, tri mẫu, mộc hương, sinh khương, đại táo.
- Quy tỳ thang: Xem số 27 phụ phương mục Hư lao.
- Hồ tiềm hoàn: Quy bản, hoàng bá, tri mẫu, thục địa, bạch thược, toả dương, trần bì, hổ cốt, can khương.
- Lộc giác giao hoàn: Lộc giác giao, lộc giác sương, thục địa, nhân sâm, đương quy, ngưu tất, phục linh, thỏ ty tử, bạch truật, đỗ trọng, hổ cốt, quy bản.
- Gia vị nhị diệu tán: Hoàng bá, thương truật, đương quy, ngưu tất, phòng kỉ, tỳ giải, quy bản.