Chữa Viêm gan mạn tính theo y học cổ truyền

Đông y chữa bệnh

Viêm gan mạn tính thường xẩy ra sau khi mắc các bệnh viêm gan cấp (viêm gan siêu vi trùng hay viêm gan nhiễm độc). Sau khi mắc bệnh sốt rét hoặc suy dinh dưỡng kéo dài.

Biểu hiện lâm sàng thường thông nhất là sự giảm sút chức năng gan, thoái hóa tế bào gan và các rối loạn về tiêu hóa, cơn đau vùng gan, vàng da, ỉa chảy hay táo bón, chậm tiêu hóa, chán ăn).

Nguyên nhân do công năng của tỳ vị, can bị rối loạn, ảnh hưởng đến sự hoạt động của cơ thể, về mặt âm khí huyết tân dịch v.v…

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN

Sau đây xin giới thiệu và phân loại triệu chứng các thể lâm sàng và cách chữa bệnh viêm gan mạn tính.

Can nhiệt tỳ thấp

Do viêm gan có vàng da kéo dài gọi là âm hoàng.

Triệu chứng: miệng đắng không muốn ăn, bụng đầy chướng, ngực sườn đầy tức, miệng khô nhợt, đau nóng ở vùng gan, vùng da sắc tối. Tiểu tiện vàng táo, lưỡi đỏ, rêu lưỡi vàng, mạch huyền.

Phương pháp chữa: thanh nhiệt lợi thấp, thoái hoàng, kiện tỳ trừ thấp.

Bài thuốc:

Bài 1

Nhân trần 20 gam Hoài sơn 12 gam
Chi tử 12 gam Ý dĩ 16 gam
Uất kim 8 gam Biển đậu 12 gam
Nghệ 8 gam Rễ cỏ tranh 12 gam
Ngưu tất 8 gam Sa tiển tử 12 gam
Đinh lăng 12 gam Ngũ gia bì 12 gam
Bài 2. Nhân trần ngũ linh gia tán giảm
Nhân trần 20 gam Sa tiền 12 gam
Bạch truật 12 gam Đẳng sâm 16 gam
Phục linh 12 gam Trạch tả 12 gam
Trư linh 8 gam Ý dĩ 12 gam
Bài 3. Hoàng cầm hoạt thạch thang gia giảm.
Hoàng cầm 12 gam Đậu khấu 8 gam
Hoạt thạch 12 gam Kim ngân 16 gam
Đại phúc bì 12 gam Mộc thông 12 gam
Phục linh 8 gam Nhân trần 20 gam
Trư linh 8 gam Cam thảo 4 gam
Vị thuốc Hoàng cầm trong điều trị viêm gan mạn
Vị thuốc Hoàng cầm trong điều trị viêm gan mạn

Can uất tỳ hư, khí trệ

Hay gặp ở viêm gan mạn do viêm gan siêu vi trùng.

Triệu chứng: mạng sườn phải đau, ngực sườn đau tức miệng đắng ăn kém (người mệt, đại tiện nát, chất lưỡi nhạt rêu lưỡi trắng mỏng, mạch huyền):

Phương pháp chữa: sơ can kiện tỳ lý khí:

Bài thuốc:

Bài 1.

Rau má 12 gam Hậu phác 8 gam
Mướp đắng 12 gam Ý dĩ 16 gam
Thanh bì 8 gam Hoài sơn 16 gam
Chỉ thực 8 gam Biển đậu 12 gam
Uất kim 8 gam Đinh lăng 16 gam
Bài 2. Sài hồ sơ can thang gia giảm.
Sài hồ 12 gam Hậu phác 6 gam
Bạch thược 8 gam Cam thảo 6 gam
Chỉ thực 6 gam Đương quy 6 gam
Xuyên khung 8 gam Đại táo 8 gam
Bài 3. Sài thược lục quân thang.
Bạch truật 12 gam Trần bì 6 gam
Đẳng sâm 12 gam Bán hạ 6 gam
Phục linh 8 gam Sài hồ 12 gam
Cam thảo 6 gam Bạch thược 12 gam

Bài 4. Tiêu dao tán gia giảm.

Sài hồ                       12 gam                     Bạch linh                      12 gam

Bạch thược              12 gam                     Cam thảo                       4 gam

Đương quy              12 gam                     Gừng sống                     2 gam

Bạch truật                12 gam                     Uất kim                          4 gam

Vị thuốc Sài hồ trong bài thuốc chữa bệnh viêm gan mạn tính
Vị thuốc Sài hồ trong bài thuốc chữa bệnh viêm gan mạn tính

Can âm bị thương tổn

Triệu chứng: đầu choáng hồi hộp, ngủ ít, hay mê, lòng bàn tay, bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, táo bón, nước tiểu vàng, mạch huyền sác.

Phương pháp chữa: bổ can âm (tư dưỡng can âm, tư âm dưỡng can).

Bài thuốc:

Bài 1

Sa sâm 12 gam Huyết dụ 16 gam
Mạch môn 12 gam Hoài sơn 16 gam
Thục địa 12 gam Ý dĩ 16 gam
Thiên môn 8 gam Hà thủ ô 12 gam
Kỷ tử 12 gam Tang thầm 8 gam
Bài 2. Nhất quán tiễn gia giảm
Sa sâm 12 gam Bạch thược 12 gam
Sinh địa 12 gam Kỷ tử 12 gam
Nữ trinh tử 12 gam Hà thủ ô 12 gam
Mạch môn 12 gam

Mất ngủ thêm toan táo nhân 10 gam, sốt hâm hấp thêm địa cốt bì 12 gam, thanh hao 8 gam.

Khí trệ huyết ứ (can huyết, can khí uất trệ)

Hay gặp ở thể viêm gan mãn có kèm theo hội chứng tăng áp lực tĩnh mạch chủ.

Triệu chứng: sắc mặt tối sạm, môi thâm, lưỡi tím lách to, người gầy, ăn kém, tuần hoàn bằng hệ thống ở bụng, đại tiện hay nát, nước tiểu vàng ít, chất lưỡi đỏ hoặc có điểm ứ huyết, rêu lưỡi vàng dính, mạch huyển sáp.

Phương pháp chữa: sơ can lý khí hoạt huyết.

Bài thuốc

Bài 1

Kê huyết đằng 12 gam Chỉ xác 8 gam
Cỏ nhọ nồi 12 gam Sinh địa 12 gam
Uất kim 8 gam Mẫu lệ 16 gam
Tam lăng 8 gam Quy bản 10 gam
Nga truật 8 gam.
Bài 2. Tứ vật đào hồng gia giảm.
Bạch thược 12 gam Hồng hoa 8 gam
Đương quy 8 gam Đào nhân 8 gam
Xuyên khung 12 gam Diên hồ sách 8 gam
Đan sâm 12 gam
Nếu lách to, thêm tăm lăng 12 gam, nga truật 12 gam, mẫu
gam, mai ba ba 20 gam.

Châm cứu:

ít áp dụng châm cứu để chữa bệnh viêm gan mạn có thể dùng để chữa một số chứng trạng toàn thân, nhưng phải triệt để thực hiện chế độ tiệt trùng trước và sau khi châm kim để tránh gây viêm gan truyền nhiễm.

Theo báo cáo kết quả nghiên cứu của Khoa nội I Viện y học cổ truyền Trung ương dùng phương pháp biện chứng luận trị điều trị 21 trường hợp viêm gan mãn và xơ gan trong đó có 9 trường hợp viêm gan mãn sau thời gian điều trị từ 45 – 60 ngày. Tình trạng bệnh được cải thiệt rõ rệt 100% bệnh nhân chức năng gan phục hồi.

  1. ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI

Xem thêm:

Phác đồ điều trị viêm gan siêu vi mạn

Thể cấp tính

  • Nghỉ ngơi hoàn toàn tại giường bệnh, ngay từ đẫu thời kì mắc bệnh, sốt thời kì hoàng đản cho đến khi sờ vào gan hết đau và các biểu hiện lâm sàng và xét nghiệm trở lại bình thường. Sau đó bệnh nhân có thể ngồi dậy đi lại hoạt động trong sinh hoạt nhẹ nhàng, dần dần. cần nghỉ ngơi tĩnh dưỡng tiếp tục từ 3 – 6 tháng rưỡi.
  • Chế độ ăn, khi bệnh nhân chán ăn, nên cho ăn nước rau, nước hoa quả pha đường. Cố gắng đảm bảo chế độ ăn đầy đủ, cho bệnh nhân nhiều đường bột (200 gam) lượng Prôtein khoảng 100 gam ngày.

Ăn ít mỡ, ăn dầu thực vật.

Khi đã ăn được thì không cần kiêng gì.

  • Thuốc

Các thuốc tinh chất gan, metheonin, vitamin B12, các vitamin khác, có tác dụng hỗ trợ chứ không làm thay đổi tiến triển của bệnh, không dùng các thuốc an thần, corticoid khi đang mắc bệnh.

Thể mạn tính

Nghỉ ngơi tại chỗ trong đợt tiến triển.

Chế độ ăn 2400 – 3000 calo (đủ Protid động vật, đường, vitarain, không dùng rượu bia).

Chữa những ổ viêm, nhiễm mạn tính (nếu có).

Thuốc

Thể tồn tại: chỉ nghỉ ngơi, không dùng thuốc.

Thể tấn công: Prednisolon 30 – 60 gam/ngày. Giảm dần xuống 20 mg hoặc 10 mg/ngày. Điều trị 1 – 2 tháng vitarain B, C. Theo dõi các xét nghiệm hàng tháng. Nếu ổn định thì ngừng thuốc nếu tái phát lại tiếp tục điều trị.

Chú ý nếu có HBAg trong máu thì không dùng prednisolon.

Đông y chữa bệnh
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận