Bệnh tiểu đường (đái đường) thuộc phạm vi chứng tiêu khát của y học cổ truyền. Với 3 triệu chứng chủ yếu: ăn nhiều, uống nhiều, tiểu tiện nhiều.
Do ăn uống nhiều đồ cay, béo ngọt, do sang chấn tinh thần tạo thành hỏa nhiệt, uất nhiệt làm phần âm của phủ tạng tâm vị, thận bị hao tổn. hỏa làm phế âm hư gây chứng khát, âm hư gây chứng đói nhiều, người gầy, thận âm hư không tàng trữ tinh hoa của ngũ cốc, gây tiểu tiện nhiều ra chất đường.
ĐIỀU TRỊ THEO Y HỌC CỔ TRUYỀN
Phương pháp chữa chung: lấy dưỡng âm thanh nhiệt sinh tân dịch là cơ sở. Nhưng trên lâm sàng hội chứng của bệnh tiểu đường có khi thiên về khát nhiều, thiên về đói nhiều, thiên về tiểu tiện nhiều nên cách chữa còn tuỳ theo chứng mà có trọng điểm gia giảm vì thận là nguồn gốc của tân dịch và nơi tàng trữ tinh vi của ngũ cốc, nên vẫn lấy bổ thận âm làm chính.
Bài thuốc:
Sinh địa 40 gam Thổ hoàng liên 16 gam
Thạch cao 40 gam
Sắc uống.
Bài 2.
Tuỷ lợn sống khô tán bột 8 gam Hoài sơn tán bột 12 gam
Ý dĩ tán bột 8 gam Cát căn tán bột 8 gam
Góí thành 5 gói, uống một ngày 4 – 5 gói, tuỳ theo bệnh nặng nhẹ.
Bài 3.
Sa sâm 12 gam Thạch cao 20 gam
Thiên môn 12 gam Tâm sen 8 gam
Mạch môn 12 gam Biển đậu 12 gam
Hoài sơn 12 gam Ý dĩ 12 gam
Sắc uống ngày 1 thang. Nếu khát nhiều thêm tang bạch bì 8 gam, thiên hoa phấn 8 gam. Đói nhiều thêm hoàng liên 8 gam, đái nhiều thêm ngũ vị tử 8 gam , thạch hộc 8 gam.
Bài 4. Lục vị hoàn thang gia giảm điều trị đái tháo đường
Sinh địa hay thục địa 20 gam Sơn thù 8 gam
Hoài sơn 20 gam Đan bì 12 gam
Kỷ tử 12 gam Thiên hoa phấn 8 gam
Thạch hộc 12 gam Sa sâm 8 gam
Nếu khát nhiều thêm thạch cao 40 gam, đói nhiều thêm hoàng liên 8 gam, đái nhiều ra đường thêm ích trí nhân 8 gam, tang phiêu tiêu 8 gam, ngũ vị tử 6 gam, nếu thận dương hư bỏ thiên hoa phấn, sa sâm, thêm phụ tử chế 8 gam, nhục quế 4 gam (là bài Bát vị quế phụ).
Có tài liệu căn cứ vào triệu chứng thiên lệch chủ yếu về khát, về đói, về tiểu tiện để phân ra vị trí và tạng phủ chia các loại hình của bệnh và có cách chữa, dùng thuốc và sự dùng bài thuốc thích hợp.
Nếu khát uống nước nhiều, họng khô, lưỡi đỏ, ít rêu mạch sác thuộc thượng tiêu phế. Phương pháp chữa, dưỡng âm nhuận phế dùng bài Thiên hoa phấn thang.
Thiên hoa phấn 20 gam Sinh địa 16 gam
Mạch môn 16 gam Cam thảo 6 gam
Ngữ vị tử 8 gam Gạo nếp 16 gam
Nếu ăn nhiều, đái nhiều, người gầy, khát, đái nhiều, đại tiện táo, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch hoạt sác thuộc vị âm hư, trung tiêu.
Phương pháp chữa: Dưỡng vị sinh tân (dùng các thuốc đắng lạnh, thanh vị hoả) dùng bài Tăng dịch thang để điều trị tiểu đường
Huyền sâm 16 gam Sinh địa 16 gam
Mạch môn 12 gam Thiên hoa phấn 16 gam
Hoàng liên 6 gam
Nếu táo bón thêm đại hoàng 8 – 12 gam.
Nếu tiểu tiện nhiều, đái ra đường, miệng khát, hồi hộp, lòng bàn tay, bàn chân nóng, lưỡi đỏ không rêu, mạch tế sác là do thận âm hư, nếu tay chân lạnh mệt mỏi, người gầy mạch tế sác vô lực là do thận dương hư. Các triệu chứng thuộc thận là do bệnh ở hạ tiêu. Nếu do thận âm hư. Phương pháp chữa là do thận âm sinh tân dịch dùng bài Lục vị hoàn hoặc thang gia giảm như trên. Nếu do thận dương hư, phương pháp chữa là ôn thận dương sáp mạch dùng bài Bát vị quế phụ, thêm các thuốc ôn thận sáp niệu như tang phiêu tiêu, kim anh tử, khiếm thực, sơn thù…
Châm cứu: ít dùng châm cứu để chữa bệnh đái đường có thể chọn các huyệt sau: Phế du, Thiếu dương (nếu khát nhiều), Tỳ du, Vị du, Túc tam lý (nếu đói nhiều), Thận du, Quan nguyên, Phục lưu, Thủy tuyền (nếu đái nhiều).
Nhĩ châm: châm huyệt Nội tiết và các huyệt Vị (đói nhiều), Phế (khát nhiều), Thận (đái nhiều ).
Bệnh tiểu đường còn hay gây những biến chứng phức tạp như mụn nhọt do bội nhiễm, viêm các dây thần kinh, đục nhãn mắt… đến giai đoạn nặng có thể hôn mê do nhiễm độc. cần phải theo dõi chặt chẽ trên lâm sàng, thêm các vị thuốc thích hợp, dùng các phương tiện và thuốc của Y học hiện đại để chữa và cấp cứu.
ĐIỀU TRỊ ĐÁI THÁO ĐƯỜNG THEO Y HỌC HIỆN ĐẠI
Xem thêm:
https://thuocchuabenh.vn/benh-san-khoa/chan-doan-dieu-tri-dai-thao-duong-thai-nghen.html
- Chế độ giảm nhiệt lượng
Người lớn cần 1500 – 2000 calo/ngày. Nếu lao động cũng không quá 2500calo/ngày.
- Cân đối giữa các chất dinh dưỡng chính hàng ngày
Glucid40% khoảng 200 gam.
Protid 20% khoảng 100 gam
Lipit 40% khoảng 80 gam
Nên chia đều làm 3 – 4 bữa là đủ vitamin.
Nên cho ăn nhiều rau để tránh cảm giác đói, khi đã điều chỉnh chế độ ăn mà đường huyết vẫn cao, vẫn đái ra đường mới dùng thuốc hạ đường huyết.
- Thuốc hạ đường huyết
Tolbutamit là sulfamit chống đái đường, biệt dược orabet: 0,50 gam X 4 – 6 viên/ ngày. Sau giảm dần tới liều dùng duy trì theo bệnh nhân. Tránh dùng cho người mẫn cảm với sulíamit.
Oradian: thuốc giảm gluco huyết. Không dùng cho người đái tháo đường nặng, người dưới 4Q tuổi, người bị bệnh gan, thận, thai nghén, liều lượng tuỳ theo đường huyết và đường niệu.
Đầu tiên dùng 250 mg/ngày uống 1 lần.
Tai biến nổi ban, rốỉ loạn tiêu hoá, giảm bạch cầu, bạch cầu hạt.
Gilbenclamod là dẫn chất Sulfamid làm hạ đường huyết mạch. Song tương đương 1 gam tolnutamin, dùng liều nhỏ nên dễ dùng hơn 1 – 2 viên /ngày.
Chỉ định: người béo dùng tốt hơn
bệnh kéo dài chưa quá 5 năm.
chữa điều trị bằng insulin quá hai năm.
Insulin có 2 loại:
Insulin nhanh (1 ml = 4 đơn vị)
Loại này có tác dụng nhanh và thải hết sau 8 giờ.
Vậy phải chia ra làm 2 ~ 3 lần trong 24 giờ.
Insulin chậm.
Tác dụng sau khi tiêm 2 – 3 giờ thải hết sau 24 giờ chỉ cần tiêm 1 lần trong ngày hoặc chia hai lần cách nhau 24 giờ.
- Lưu ý
Nếu số đường niệu thải ra trong 24 giờ dưới 15% số đường ăn vào thì không cần dùng insulin mà chỉ cần điều chĩnh chế độ ăn.
Ăn 200 gam gluxit, đái ra 30% = 60 gam, thì cho tiêm 30 đơn vị insulin/24 giờ.
Nếu có dấu hiệu tiền hôn mê hoặc hôn mê do đái tháo đường thì phải sử dụng insulin nhanh không dùng insulin chậm.
Phải theo dõi tốt tránh hạ đường huyết sau khi dùng insulin.
Quan trọng nhất là chế độ ăn uống với sự tự giác của bệnh nhân tiểu đường.