Trang chủChứng trạng Đông yVai không cất nhắc được - Chẩn đoán bệnh Đông y

Vai không cất nhắc được – Chẩn đoán bệnh Đông y

Khái niệm

Công năng hoạt động của khớp vai bị hạn chế, chi trên không cất nhắc được gọi là chứng Vai không cất nhắc được.

Linh khu – Kinh mạch thiên gọi là “Kiên bất cử” Sách Châm cứu giáp ất kinh cũng gọi là “Kiên bất cử” “ Thủ tú bất khả thượng đầu” Sách Kim quỹ yếu lược gọi là “Đãn tý bất toại”.

Vai không cất nhắc được với chứng Đau vai, cả hai chứng này thường đồng thời xuất hiện trên lâm sàng. Vì đau vai mà dẫn đến công năng hoạt động của khớp vai bị trở ngại, thậm chí chi trên không cất nhắc được, nếu điều trị khỏi đau vai thì chứng Đau vai không cất nhắc được cũng theo đó mà khỏi hết, có thể tham khảo ở mục Đau vai ( Kiên thông) Nếu do vai không cất nhắc được mà dẫn đến đau vai thì công năng hoạt động của khớp vai càng trở ngại nghiêm trọng và mức độ đau nhức càng nghiêm trọng hơn, phải đợi đến khi công năng khớp vai khôi phục bình thường thì chứng đau vai mới có thể theo đó mà tiêu trừ, Trên lâm sàng, hai chứng này thường rất khó phân biệt cho nên chứng Vai không cất nhắc được với chứng Đau vai thường đồng thời tồn tại, có thể mang nhiều bệnh danh như: “Vai đau không cất nhắc được” “Vai nặng không cất nhắc được” và: “Đau cánh tay”, “Vai nặng khuỷu và cánh tay đau không cất nhắc được”, “Vai và khuỷu đau khó co duỗi”, “Tay không cất nhắc được”, “Vai đau không tự cất nhắc“ “Vai đau không mặc nổi áo”, “Vai đau như gẫy”, “Bắp tay như xoắn”, “Tay không đưa lên xuống được” (Theo châm cứu giáp ất kinh).

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Vai không cất nhắc được do Tý thống: Là một chứng vai tê đau khá nghiêm trọng, lâu ngày chữa không khỏi có thể dẫn đến vai không cất nhắc được. Chứng này phát sinh chứng trạng đau vai trước tiên, nếu đau vai không khỏi sẽ phát sinh tiếp theo chứng vai không cất nhắc được. Vùng vai thường có cảm giác mát lạnh, sợ lạnh ưa ấm, nếu gặp được ấm thì đau nhức có thể giảm nhẹ nhưng thoáng chốc sự đau nhức và cảm giác mát lạnh lại như cũ, vì bệnh trình khá dài thường làm cho teo cơ, kinh cân cứng rắn, chất lưỡi nhạt, rêu lưỡi trắng, mạch Huyền hoặc Huyền Tế. Có thể tham khảo mục Kiêm thông (đau vai).

Vai không cất nhắc được thuộc chứng Kiên ngưng: Còn có những bệnh danh là Kiên ngưng, Đông kết kiên, Lậu kiên phong, Lão niên kiên, Chứng này phát sinh ở người cao tuổi, nhất là thường gặp khá nhiều ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh. Bênh phần nhiều phát một bên đôi khi cả hai bên cũng đồng thời phát bệnh, người bệnh thường không thể mô tả nguyên nhân rõ ràng, cảm giác đột ngột thấy đau vùng vai và công năng hoạt động của khớp vai trở ngại. Chứng trạng phát triển khá chậm chạp khoảng vài ngày hoặc vài tháng công năng khớp vai mới phát sinh trở ngại nghiêm trọng dẫn đến chi trên không cất nhắc được, Hơn nữa đau nhức cũng phụ thuộc vào mức độ công năng hoạt động của khớp vai vị trở ngại mà không ngừng phát triển ngày càng nặng thêm. Ban ngày đau nhức còn có thể chịu nổi đến ban đêm đau nhức kịch liệt ảnh hưởng đến giấc ngủ, thậm chí không sao ngủ nổi. Càng đau thì vai và cánh tay càng không dám cất nhắc, khớp vai càng không hoạt động thì đau nhức càng kịch liệt, thậm chí “mó vào đã đau dữ dội” hình thành sự thuần hóa ác tính. Đau nhức phần nhiều liên quan tới chi trên và vùng khuỷu tay. Lâu ngày không khỏi thì gân thịt ở vai và cánh tay teo lại, cứng dơ đến nỗi khớp vai hoàn toàn không hoạt động được, cho nên chải đầu, mặc áo, cởi áo, đều rất khó khăn. Vùng vai cảm giác lạnh, lòng bàn tay thường vã mồ hôi, mạch Tế, lưỡi không có biến đổi rõ rệt, nếu kiêm chứng khí huyết bất túc thì chất lưỡi trắng nhợt, nếu kiêm cả ứ huyết thì lưỡi tía tối hoặc có nổi ứ huyết.

Vai không cất nhắc được thuộc chứng Hung tý: Chứng này là chứng vai không cất nhắc được khá nghiêm trọng, người bệnh có vốn có chứng hung tý, có những chứng trạng đoản hơi, hồi hộp, ngực khó chịu, đau vùng trước tim, thậm chí đau ngực xiên sang vai, mặt khác có nhiều biểu hiện và chứng trạng ứ huyết, tính chất của Hung thống là đau nhói, chất lưỡi tía tối hoặc có nốt ứ huyết. Bệnh thông thường phát sinh ở người cao tuổi. Đau vai đồng thời các ngón tay bên bị đau sưng trướng và nhức buốt, vai không cất nhắc được, lại vì các ngón tay bên bị đau sưng trướng nên cũng không co duỗi được. Đau nhức kịch liệt, về đêm bệnh càng tăng, thậm chí suốt đêm không ngủ được nhưng khớp khuỷu thường không bị ảnh hưởng, Chi trên bị bệnh thường hay ra nhiều mồ hôi, nhất là lòng bàn tay mồ hôi ra khá nhiều. Bệnh lâu ngày không khỏi, chi trên bị teo cơ, các ngón tay và móng tay biến thành mầu vàng sáp ong cứng đơ biến dạng (thường mang dáng dâp cong queo nên không co duỗi được).

Vai không cất nhắc được, do tổn thương: ở người trung niên thường do va quệt tổn thương đến gân thịt ở vùng vai, dẫn đến công năng hoạt động của khớp vai trở ngại không cất nhắc được tất phải có bệnh sử về tổn thương rõ rệt. Cục bộ tổn thương có thể sưng trướng, cũng có trường hợp không có dấu vết sưng trướng nhưng cục bộ áp thông rất rõ. Phát bệnh đột ngột, bệnh trình khá ngắn thường tùy theo mức độ tổn thương va quệt mà khỏi hẳn, công năng hoạt động của vùng vai cũng theo đó mà biến hết. Nếu là trẻ em nhất là tuổi học sinh nhi đồng 5, 7 tuổi đột nhiên chi trên mắc bệnh không cất nhắc được, cố gắng bắt buộc cất nhắc thì đau không chịu nổi, đứa trẻ muốn điều khiển chi trên cất nhắc trước tiên phải vặn người về bên bị bệnh, tiếp theo mới chuyển người về bên khỏe, có nghĩa là phải mượn sự vận động xoay chuyển tả hữu của thân thể, cố gắng làm cho chi bị bệnh chuyển động được, nhưng phạm vi hoạt động của chi trên cũng không đạt được bình thường so với bên vô bệnh, Khám xét kỹ có thể thấy vùng vai hơi sưng hoặc là xanh xám tím ứ huyết mức độ nhẹ, gần kề phía cánh tay có áp thống rõ rệt, đây là vì phía trên xương cánh tay của trẻ em không chuyển vị trí biểu hiện, đặc biệt ở trường hợp gẫy xương.

Phân tích

– Chứng Vai không cất nhắc được do Tý thống với chứng Vai không cất nhắc được do Kiên ngưng: Vai không cất nhắc được do Tý thông tuy thường gặp ở người cao tuổi nhưng cũng có thể phát sinh ở người trung niên thể trạng hư yếu là vì vùng vai cảm nhiễm tà khí phong hàn thấp, nhất là tà khí hàn thấp ẩn náu ở trong thớ thịt kinh mạch, dương khí bị lấn át tạo nên, cho nên vùng vai thường có cảm giác mát lạnh, gặp ẩm lạnh thì đau nhức nặng hơn, bệnh lâu ngày không khỏi có thể phát sinh hoạt động của khớp vai bị trở ngại thậm chí chi trên không cất nhắc được. Chứng này trước tiên có chứng trạng vai tê đau, vì bệnh trình khá dài liền dần là ảnh hưởng đến chi trên khiến cho không cất nhắc được, về điều trị, chủ yếu phải ôn kinh tán hàn chỉ thông vả lại bệnh trình đã lâu thường do khí trệ mà huyết ứ nên phối hợp với các loại thuốc hoạt huyết khư ứ như Khương hoàng, Nhũ hương, Một dược, Ngũ linh chi, Đào nhân, Hồng hoa, Thổ miết trùng… có thể uống Quyên tý thang, Ngũ tích tán gia giảm, Nếu bệnh lâu ngày kiêm cả huyết hư có thể dùng Quyên tý tứ vật thang gia giảm. Tham khảo mục Đau vai do trúng phong hàn và Đau vai do hàn thấp.

Vai không cất nhắc được do Kiên ngưng là một chứng bệnh thân thể đau nhức, thứ nhất gặp ở phụ nữ cao tuổi sau thời kỳ mãn kinh, phần nhiều không có bệnh sử về cảm nhiễm phong hàn thấp tà, hoặc là vì ngẫu nhiên cảm nhiễm phong hàn thấp tà hoặc va vấp mức độ nhẹ mà thành dụ phát. Công năng hoạt động của khớp vai bị trở ngại với chứng đau vai đồng thời phát sinh, tiếp theo là công năng hoạt động của khớp vai bị trở ngại ngày càng nghiêm trọng mà mức độ đau nhức ngày càng gia tăng, thậm chí ảnh hưởng đến giấc ngủ sinh hoạt hàng ngày như chải đầu, mặc áo, cởi áo đều cảm thấy rất khó khăn, vùng vai bị teo cơ, cứng đơ phạm vi hoạt động của khớp vai ngày càng thu hẹp , thậm chí vai trên hoàn toàn không cất nhắc được, tuy có thể giảm nhẹ chứng đau tạm thời nhưng công năng hoạt động của chi trên rất khó khôi phục. Dược vật để điều trị cũng giống như chứng tê đau vai không cất nhắc được, sự hồi phục của công năng hoạt động của chi trên phải dựa vào sự chịu đựng của người bệnh và rèn luyện công năng hoạt động cho thích hợp, hoặc tiến hành biện pháp xoa bóp làm cho cơ bắp cứng đơ teo quắp ở vùng vai hồi phục trở lại, phạm vi công năng hoạt động cũng có thể khá dần lên theo đó mà công năng hoạt động của khớp vai được khôi phục, Chứng trạng đau vai cũng dần dà giảm nhẹ đến khi khỏi hẳn.

– Chứng Vai không cất nhắc được của chứng Kiên ngưng với chứng Vai không cất nhắc được của chứng Hung tỷ: Cả hai chứng trạng khá giống nhau thường gặp ở người cao tuổi, đau nhức kịch liệt co rút tới toàn bộ chi trên và bàn tay, bệnh lâu ngày không khỏi thì chi trên bị teo cơ, cứng đơ, cả hai triệu chứng đều không rõ nguyên nhân gây nên bệnh, hoặc là chỉ ở mức độ nhẹ cảm nhiễm tà khí phong hàn thấp và mức độ va quệt nhẹ là nguyên nhân dẫn đến dụ phát. Sở dĩ chứng Vai không cất nhắc được thuộc chứng Kiên ngưng thường phát sinh ở phụ nữ sau thời kỳ mãn kinh, còn chứng Vai không cất nhắc được của Hung tý thì cả nam và nữ đều bị, hơn nữa còn có Có các chứng trạng về Hung tý như đau vùng ngực hoặc đau vùng ngực xiên sang lưng, hồi hộp, đoản hơi, sắc lưỡi tía tôi hoặc có nốt ứ huyết, Chứng Vai không cất nhắc được do Hung tý thì đau vùng vai và tay đều rất nghiêm trọng, hơn nữa các ngón tay sưng trướng thường có mầu vàng sáp ong, bệnh lâu ngày không khỏi thì các ngón tay biểu hiện cứng đơ cong queo rất khó khôi phục, về điều trị chủ yếu phải hoạt huyết khư ứ hành khí chỉ thống dùng phương Chỉ thực giới bạch quế chi thang gia Đan sâm, Xích thược, Ngũ linh chi, Nhũ hương, Một dược… hoặc dùng Đại để đương thang gia giảm. Vì hai chứng đều phát sinh ở người cao tuổi thường kiêm chứng huyết hư hoặc khí hư. Nếu là khí hư thì dùng chung với Chính nguyên thang, nếu là huyết hư thì dùng chung với Tứ vật thang để bổ sự bất túc của khí huyết.

– Chứng Vai không cất nhắc được do tổn thương: Người lớn tuổi có bệnh sử về ngoại thương rõ rệt vai không cất nhắc được do tổn thương phát bệnh đột ngột, vùng bị tổn thương có áp thống rất rõ tiến hành chẩn đoán phân biệt không khó khăn đối với các chứng Vai không cất nhắc được do Tý thống, Vai không cất nhắc được do Kiên ngưng và Vai không cất nhắc được do Hung tý. Vì tổn thương mà ứ huyết tụ ở trong, điều trị chủ yếu phải hoạt huyết tán ứ chí thống dùng các phương Phục nguyên hoạt huyết thang, Thất ly tán. Nếu là trẻ em, nhất là lứa tuổi nhi đồng học sinh 5,7 tuổi đột ngột thấy chi trên bị bệnh không cất nhắc, được đứa trẻ rất ít mô tả sự đau vai, người lớn thường cho đứa trẻ xỏ áo hoặc mặc áo mới phát hiện chi trên không cất nhắc được, gò ép cất nhắc thì chi bị bệnh phát sinh đau nhức, đứa trẻ phải vận động đến xoay chuyển vặn vẹo bên phải bên trái, toàn thân gượng nhẹ đấy là biểu hiện điển hình của chứng này, Cục bộ sưng trướng cũng không rõ rệt, phía trên cánh tay áp thống, đây là loại ngoại thương vấp ngã dẫn đến xương phía trên cánh tay phát sinh không di chuyển do gẫy xương gây nên, dứt khoát không được tiến hành điều trị bằng xoa bóp mà cần phải tăng cường bảo hộ chi bị bệnh như dùng băng cố định và treo cánh tay hướng về phía trước ngực qua một tháng tự nhiên khỏi hẳn.

Trích dẫn y văn

Vai không cất nhắc được “Gặp nhiều ở người Trúng phong” , xương cánh tay trật khớp không liền với vai, có nhiều trường hợp chữa không khỏi (Châm cứu tư sinh kinh).

Dương minh mạch suy, gân ở bả vai bị chùng không cất nhắc được mà đau, điều trị nên thông bổ mạch lạc không được dùng thuốc tập trung khu phong, cho uống sinh Hoàng kỳ, Bạch truật, Đương quy, phòng phong, Khương hoàng, Tang chi (Lâm chứng chỉ nan y án).

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây