Khái niệm
Tiểu tiện đau buốt nói gọn là Niệu thống, chỉ chứng trạng khi bài tiết tiểu tiện niệu đạo bị đau buốt, nóng rát, rít đau hoặc đau quặn, đồng thời kiêm chứng tiểu tiện giỏ giọt khó đi.
Sách Tố vấn gọi chứng tiểu tiện đau buốt là ”Lâm” hoặc “Lâm bí”, Kim quỹ yếu lược – Ngũ tạng phong hàn tích tụ bệnh mạch chứng tính trị gọi là “Lâm bí”, Trung tạng kinh luận- Lâm lịch tiểu tiện bất lợi lại đem “Lâm“ chia làm tám loại “Lãnh, Nhiệt, Khí, Lao, Cao, Sa, Hư, Thực”. Chư bệnh nguyên hậu luận – Lâm bệnh chư hậu lại sắp xếp là “Thạch lâm”, “Khí lâm”, “Lao lâm”, “Cao lâm”, “Nhiệt lâm”, “Huyết lâm”, “Hàn lâm”. Tố vấn – Huyền cơ nguyên bệnh thức gọi là “Tiểu tiện sáp thông”. Cảnh Nhạc toàn thư – Long bế luận trị lại ghi thêm bệnh danh “Niệu quản đông thông”.
Chứng này với các chứng Tiểu tiện không lợi và Tiểu tiện không thông khác nhau, Tiểu tiện không lợi là chỉ nước tiểu giảm ít hoặc không có, không nhất định phải đau buốt, Tiểu tiện không thông là chỉ bài tiết nước tiểu bị trở ngại, không bị tiểu tiện buốt hoặc chỉ đau buốt ở mức độ nhẹ,Chứng này thì khi bài tiết tiểu tiện, niệu đạo dứt khoát phải có cảm giác đau buốt, một số người bệnh còn xuất hiện cả tiểu tiện không lợi hoặc tiểu tiện không thông.
Tiểu tiện đau buốt mà thấy niệu huyết, nói chung đem tình hình khi niệu huyết có kiêm đau buốt đều xếp vào chứng này. Nếu không đau buốt thì xếp vào chứng niệu huyết, Cũng như vậy, nước tiểu ra như nước vo gạo mà khi bài tiết bị đau buốt thì xếp vào chứng này (là “Caó lâm”) còn không đau buốt thì thuộc loại tiểu tiện vẩn đục.
Phân biệt
Chứng hậu thường gặp
Tiểu tiện đau buốt do hạ tiêu thấp nhiệt: Phần nhiều gặp ở các chứng “Thạch lâm”, “Huyết lâm” và “Cao lâm” thuộc thực chứng. Biểu hiện lâm sàng là tiểu tiện nóng rít đau buốt vẩn đục như nước vo gạo, hoặc tiểu tiện ra kèm cả cát sót đau thắt không chịu nổi, thường kiêm các chứng Thiếu phúc co cứng hoặc lưng bụng quặn đau, đắng miệng khát nước, kém ăn, đại tiện khó đi, lưỡi đỏ rêu vàng hoặc vàng nhớt mạch Hoạt Sác .
Tiểu tiện đau buốt do Tâm hoả quá thịnh: Biểu hiện là tiểu tiện nóng đau, sẻn vàng, mặt đỏ, họng khô, khát nước thích uống lạnh, miệng lưỡi phá lở, trong Tâm phiền nhiệt, đêm ngủ không yên, đầu lưỡi đỏ hồng, rêu lưỡi vàng ráo, mạch Sác.
Tiểu tiện đau buốt do hạ tiêu huyết ứ: Thuộc phạm vi chứng “Huyết lâm” Biểu hiện lâm sànglà tiểu tiện đau buốt hoặc đau rít, kèm theo nước tiểu vẩn đục, tiểu tiện ra huyết, nước Tiểu có mầu tía tối, hoặc ra cục huyết, Thiếu phúc đau, da dẻ tróc vẩy, miệng môi tím tái, lưỡi sạm có nốt ứ huyết, mạch Trầm Tế sắc.
Tiểu tiện đau buốt do Can uất khí trệ: Biểu hiện lâm sàng là tiểu tiện đau rít, đau buốt, đầu đau hoa mắt, đắng miệng, ngực sườn đầy tức, Thiếu phúc trướng đau, phụ nữ có thể thấy kinh nguyệt không đều, chất lưỡi xanh, rêu lưỡi vàng mỏng , mạch Huyền.
Tiểu tiện đau buốt do Thận âm khuy hư: Có thể gặp trong các chứng “Huyết lâm”, “Cao lâm” thuộc hư chứng. Biểu hiện lâm sàng là tiểu tiện nóng đau, kiêm chứng tiểu tiện ra huyết hoặc tiểu tiện vẩn đục, đầu choáng tai ù, họng khô gò má đỏ, triều nhiệt mồ hội trộm, lưng đùi yếu mỏi, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác.
Phân tích
- Chứng Tiểu tiện đau buốt do Hạ tiêu thấp nhiệt với chứng tiểu tiện đau buốt do Tâm hỏa quá thịnh: cả hai đều là chứng lý thực nhiệt tiểu tiện đều sẻn đỏ. Chứng tiểu tiện đau buốt do thấp nhiệt ở hạ tiêu nguyên nhân phần nhiều ăn thức béo ngọt hoặc nghiện rượu thái quá nung nấu biến thành thấp nhiệt dồn xuống hạ tiêu, cũng có thể do cảm nhiễm ngoại tà thấp nhiệt gây nên, có các chứng miệng đắng mà khát, ngực bụng bĩ đầy, kém ăn, đại tiện khó đi. Biểu hiện chủ yếu của chứng tiểu tiện buốt có ba tình huống: 1. Huyết lâm: thấp nhiệt dồn xuống Bàng quang, huyết nhiệt đi càn dẫn đến tiểu tiện nóng rít đau buốt, tiểu tiện ra huyết. 2. Cao lâm: thấp nhiệt dồn xuống Bàng quang khí hóa không lợi, trong đục không phân, cho nên tiểu tiện nóng rít đau buốt mà vẩn đục như nước vo gạo. 3. Thạch lâm: Thấp nhiệt dồn xuống, nước tiểu đặc keo lại thành sỏi, cho nên tiểu tiện rít bài tiết khó khăn đau buốt, ra cả cát sỏi. Điều trị nên trên cơ sở thanh nhiệt lợi thấp kết hợp với biện chứng thi trị những tình huống khác nhau. Huyết lâm thì thanh nhiệt lợi thấp, lương huyết chì huyết, chọn dùng phương Tiểu kế ẩm tử, Cao lâm nên thanh nhiệt lợi thấp, gạn lọc trong đục, dùng phương Tỳ giải phân thanh ẩm. Thạch lâm nên thanh nhiệt lợi thấp thông lâm trừ sỏi, dùng phương Tam kim thang.
Chứng tiểu tiện đau buốt do Tâm hoả quá thịnh chuyển nhiệt xuống Tiểu trường, tiểu tiện nóng đau sẻn vàng, thường kiêm chứng miệng lưỡi phá lở, Tâm phiền không ngủ được, đầu lưỡi đo .V.V.. tiểu tiện đau buốt nói chung khá nhẹ, điều trị nên thanh Tâm tả hoả chọn dùng phương Tả Tâm thang hợp với Đạo xích tán.
- Chứng Tiểu tiện đau buốt do Hạ tiêu huyết ứ với chứng Tiểu tiện đau buốt do Can uất khí trệ: Cả hai đều là thực chứng, Tiểu tiện buốt do hạ tiêu huyết ứ phần nhiều do vấp ngã tổn thưởng, khí hư huyết trệ hoặc hàn tà xâm phạm dẫn đến ứ huyết kết ở thiếu phúc, huyết không đi theo kinh mà tiểu tiện ra huyết, Bàng quang mất chức năng khí hóa thì tiểu tiện buốt, đặc điểm là tiểu tiện buốt, rít và đau, không có cảm giác nóng rát niệu đạo, có kiêm các chứng bụng dưới trướng đau, da dẻ tróc vẩy, môi miệng tím tái, lưỡi có nốt ứ huyết, mạch Trầm Tế sắc .V.V..
Chứng Tiểu tiện đau buốt do Can uất khí trệ là do cáu giận hại Can, Can khí không sơ thông, bị uất hóa hoả, khí hoả uất ở Hạ tiêu ảnh hưởng đến Bàng quang khí hóa cho nên tiểu tiện đau rít. Đặc điểm chủ yếu là đau buốt đau rít phần nhiều gặp ở người khí thịnh trẻ tuổi thường do cáu giận mà dụ phát, có kiêm các chứng đau đầu, hoa mắt đắng miệng, bụng đầy. Loại trên, điều trị nên ôn dương hóa ứ thông lâm, chọn dùng phương Thiếu phúc trục ứ thang linh hoạt gia Mộc thông, Kim tiền thảo, Loại dưới điều trị nên sơ Can lý khí thông lâm, chọn dùng phương Trầm hương tán, Nếu Can hoả quá thịnh, thì nên sơ Can lý khí thanh nhiệt thông lâm, chọn dùng phương Đan chi Tiêu giao tán linh hoạt gia Đông quì tử, Hải kim sa V.V..
- Chứng Tiểu tiện đau buốt do Thận âm khuy hư: Phần nhiều do phòng thất vô độ hoặc nhiệt bệnh thương âm nung nấu sinh nội nhiệt ảnh hưởng đến Bàng quang khí hóa đến nỗi trong đục lẫn lộn mà thành “Cao lâm” hoặc âm hư hoả vượng bức huyết đi càn mà thành “ Huyết lâm”, cả hai loại này đều thuộc hư chứng, triệu chứng tiểu tiện đau nói chung khá nhẹ, do hư hoả thịnh thì tiểu tiện có cảm giác nóng rát, kiêm chứng họng khô gò má đỏ, triều nhiệt mồ hôi trộm, đầu choáng, ù tai .V.V.. điều trị nên tư âm giáng hoả, chọn dùng phương Tri bá địa hoàng hoàn gia giảm.
- Chứng này thực nhiều, hư ít cho nên thường coi trọng Thực chứng mà xem nhẹ Hư chứng. Cảnh Nhạc toàn thư – Lâm trọc viết: Nhưng chứng Lâm lúc bắt đầu thì không thấy nhiệt lắm nên khó phân biệt chỉ có trường hợp uống mãi thuốc hàn lương không khỏi, lại có trường hợp bệnh Lâm lâu ngày không dứt, hết cả đau buốt mà chất cao chất dịch vẫn ra. Lâm như bạch trọc, đó chỉ là chứng Trung khí hạ hãm, và Mệnh môn không bền”. Ở đây tức là nói hư chứng “ Khí lâm” nên trách cứ vào trung khí bất túc ,có đặc điểm là tiểu tiện đau rít có cảm giác thúc bách kiêm cả chứng Tỳ hư khí hãm, điều trị nên bổ trung ích khí, dùng phương Bổ trung ích khí thang.
Chứng này là Lý chứng, Nội khoa học – Lâm chứng (Toàn quốc cao đẳng y dược viện hiệu thí dụng giáo tài) viết: “ Căn cứ thực tế lâm sàng, Lâm chứng sợ lạnh phát nhiệt thường đồng thời xuất hiện với chứng tiểu tiện đau rít, đó là thấp nhiệt nung nấu, chính khí với tà khí tranh giành nhau gây nên, khác với loại biểu chứng phát nhiệt. Nói chung không nhất thiết cứ thấy phát nhiệt ố hàn đã vội vàng dùng ngay thuốc tân tán. Bởi vì Lâm chứng phần nhiều thuộc Bàng quang có nhiệt, âm dịch thường cảm thấy bất túc, mà dùng thuốc tân tán phát biểu, sử dụng không đúng, không những chẳng lui được nhiệt mà trái lại làm tổn hại doanh phần làm cho tiểu tiện ra huyết nặng thêm, Nếu Lâm chứng đích xác do ngoại cảm dụ phát, có các chứng phát nhiệt, ố hàn, khái thấu, chẩy nước mũi thì có thể phối hợp vận dụng thang thuốc sơ phong giải biểu cùng điều trị cả biểu và lý.
Trích dẫn y văn
Chứng Lãnh lâm hàn tà ẩn náu ở Hạ tiêu, thủy đạo không giải quyết được, trước tiên có chứng rét run rồi sau mới thành chứng Lâm (Y tôn tất độc – Lâm chứng).
Nói chung trong chứng ngoại cảm phát nhiệt và chứng âm hư nội nhiệt, cũng có trường hợp khi tiểu tiện cảm giác đau nóng rát, lượng ít sắc vàng, không được coi là Lâm chứng. Nếu xuất hiện khi sốt cao, có thể trong đơn thuốc linh hoạt gia các vị Thông thảo, Hoạt thạch. Chứng thấp ôn thì gia Nhân trần. Xa tiền.Chứng âm hư thì gia Sinh địa, Tri mẫu (Trung y lâm chứng bị yếu – Tiểu tiện thích thống).