Thuốc nhuận tràng và thuốc tẩy ruột

Tác dụng thuốc

Kê đơn một thuốc tẩy ruột hoặc thuốc nhuận tràng (thuốc tẩy ruột nhẹ), nhất là thuốc có tác dụng tăng nhu động ruột, chỉ nên giới hạn trong những trường hợp: táo bón nhất thời, chuẩn bị bệnh nhân cho phẫu thuật đường tiêu hoá, khám X quang, nội soi ống tiêu hoá. Trong trường hợp táo bón mạn tính chức năng, thì chỉ nên chỉ định những biện pháp sau đây: biện pháp vệ sinh-chế độ ăn (vệ sinh-dinh dưỡng), hoạt động thể lực, và tuỳ tình hình có thể thêm thuốc nhuận tràng loại dịch nhày hoặc bôi trơn (dầu nhuận tràng).

Thuốc tẩy ruột là một thuốc được sử dụng để thúc đẩy ruột tông đẩy các chất ra ngoài.

Thuốc nhuận tràng là thuốc tẩy ruột nhẹ.

Điều trị chứng táo bón chức năng mạn tính đầu tiên phải dựa trên chế độ ăn uống, đặc biệt là ăn tăng số lượng những thực phẩm có sợi thực vật, và tăng lượng nước uống, hoạt động thể lực vừa phải, và nếu thấy cần thì sử dụng nhất thời những thuốc nhuận tràng thuộc loại dịch nhày hoặc bôi trơn (dầu nhuận tràng). Không được dùng những thuốc nhuận tràng trong trường hợp các bệnh viêm đường ruột, tắc ruột, hoặc đau bụng chưa rõ nguyên nhân.

CÁC THUỐC NHUẬN TRÀNG BÔI TRƠN

Ruột không hấp thu dầu paraffin, dầu này tác động nhò hiệu quả cơ học, bôi trơn chất chứa (phân) trong đại tràng, làm mềm phân, và làm cho khối phân dễ df chuyển. Tuy nhiên, thuốc có thể gây ra rỉ hậu môn; có nguy cơ gây bệnh phổi do hít phải thuốc trong trường hợp Ợ, trâ, ở những bệnh nhân hôn mê hoặc ở bệnh nhân già nằm liệt giường. Dầu paraffin có thể làm giảm hấp thu một số thuốc khác, nhất là những thuốc chống đông máu uống.

Dầu Paraffin (hoặc vaselin)

Acal ® (Lab. CPF) .

Dầu paraffin – tên thông dụng Lansoyl ® (Jouveinal)

Laxamalt ® (Bouchara).

Lubentyl ® (Synthelabo)

Nujol ® (Fumouze).

Parlax ® (Roche Nicholas)

Liều lượng: 1 đến 4 thìa canh mỗi ngày.

CÁC THUỐC NHUẬN TRÀNG LÀM NHẸ RUỘT

(Tống cơ học tạo dịch nhày)

Những dịch nhày và sợi không tiêu hoá được trong thức ăn có khả năng kéo nước vào trong ruột, và như vậy làm cho khối phân thấm thêm nước và tăng thể tích, do đó kích thích động tác chuyển đẩy và nhu động của ruột. Những thuốc này bao giờ cũng phải uống cùng với nước, và chống chỉ định trong trường hợp bị tật phình đại tràng và trong những bệnh gây tắc ống tiêu hoá.

Carraghenat

Coréine ® (J.P. Martin) l8paghul

Ispaghul (Amido)

Mucivital ® (Arkopharma) Spagulax ® (SmithKline Beecham).

Psyllium

Psylia ® (Techni-Pharma). Psyllium Langlebert ® (Vigan) Transilane ® (Innothéra).

Cám lúa mì và cám đai mach
Infibran ® (Expanpharm)

Gôm sterculia

Enteromucilage ® (Bayer) Inolaxine ® (Débat)

Normacol ® (Norgine)

Prefine ® (P. Fabre)

CÁC THUỐC NHUẬN TRÀNG THẨM THẤU

Các thuốc này gây ra sự thu hút chất lỏng từ huyết tương về phía nông của ruột non; sự tích tụ chất lỏng kích thích nhu động. Người ta phân biệt các thuốc nhuận tràng muối, tác động nhanh và các thuốc nhuận tràng giảm amoni huyết hoặc chất toan hoá ở ruột kết. (lactulose, lactitol) tác động từ từ và cũng có tính chất làm giảm nồng độ ammoniac trong máu trong trường hợp tăng amoni huyết.

Lactitol

Importal ® (Zyma)

Lactulose

Duphalac ® (Solvay)

Fitaxal ® (Phygiène)

Lactulose – tên thông dụng

Táo bón: 10-30 ml/ngày dung dịch uống 50% chia làm 3 lần (có thể dùng trong khi có thai)

Bệnh não do gan kèm tăng amoni huyết: 45-90 ml dung dịch uống 50% qua ống thông tiêu

hóa hoặc để thụt hậu môn (pha loãng 1/3 vào dung dịch sinh lý)

Magnesi hydroxid

Chlorumagène ® (Thépénier) Macrogol

Forlax ® (Beaufour)

Transipeg ® (Roche-Nicolas) Pentaerythritol

Auxitrans ® (Jumer)

Combeylax ® (Thera) Poloxamere

Idrocol ® (Lafon)

Sorbỉtol

Sorbitol – tên thông dụng Magnesi sulfat Natri sulfat

CÁC THUỐC NHUẬN TRÀNG KÍCH THÍCH HOẶC KÍCH ỨNG

Tính chất: các thuốc này chứa hoặc giải phóng trong ruột (nhất là ở ruột kết) các chất kích ứng làm tăng nhu động ruột kết và sự chế tiết nước, các điện giải và protein ở ruột.

Thận trọng: Chỉ dùng cho các trường hợp điều trị ngắn hạn.

Chống chỉ định: Không được dùng trong các trường hợp viêm ruột (viêm trực tràng xuất huyết, bệnh Crohn mạn tính), các chứng đau bụng chưa rõ nguyên nhân, ở trẻ em dưới 15 tuổi, khi có thai hoặc cho con bú, bệnh trĩ đợt nặng lên.

Tác dụng phụ: Đau bụng, tiêu chảy; dùng kéo dài gây ra bệnh lý ruột kết mạn với nhiễm kiềm huyết giảm kali huyết (bệnh của các thuốc nhuận tràng hay đại tràng bị tẩy); thuốc nhuận tràng anthraquinon có thể gây ra chứng nhiễm melanin kết tràng.

ANTHRAQUNINON

Lô hội

Táo đen (Frángula)

Cascara sagrada

Périssaltine ® (Zyma)

Dantron Đai hoàng

Phan tả diệp và các sennosid

Modane ® (Lab, CIF)

Pursennide ® (Sandoz)

Senokot ® (Sarget)

Tamarine ® (SmithKline Beecham) X-Prep ® (Asta)

PHỐI HỢP CÁC ANTHRQUINON

Boldoforine ®, Dépuratif des Alpes ®, Dépuratif Parnel ®, Depuratum ®, Viên bọc Fuca ©, Viên bọc vegetales ®, Hạt Vals ®, Herbesan ®, Lactobyl ®, Mucinum ®, Normacol a la bourdaine ®, Viên nhỏ Carters ®, Viên Dupuis ®, Viên Spark ®, Spévin ®, Tisane Clairo ®, Tisane Grande ®, Chartreuse ®, Tisane Obéflorine ®, Tisane Touraine ®, Végélax ®, Vulcase ®.

CÁC THUỐC NHUẬN TRÀNG KÍCH THÍCH KHÁC

Bisacodyl

Contalax ® (3M Santé)

Dulcolax ® (Boerhinger Ingrlheim)

Liều dùng: Người lớn 5-10mg/ngày vào buổi tối.

Natri docusat

Jamylene ® (Théraplix)

Facilax ® (Whitehall) [+dantron]

Liều dùng:            Người lớn 100- 300mg/ngày

Dầu thầu dầu Natri picosulfat

Fructines ® trong natri picosulfat (DB Pharma)

Phenolphtalein

Purganol Daguin ® (Saunier- Daguin)

Liều dùng: Người lớn tối đa 250 mg buổi tối

CÁC THUỐC NHUẬN TRÀNG DÙNG ĐƯỜNG HẬU MÔN

Dưới dạng thuốc thụt hoặc viên thuốc đạn, các thuốc này tác động do gây ra phản xạ đi ngoài, tháo phân xảy ra sau 5-20 phút, được dùng trong các chứng táo bón phía dưới, có nguy cơ viêm trực tràng khi dùng kéo dài.

Glyceron

Bébégel ® (Sarget)

CÁC BIỆT DƯỢC KHÁC

Antimucose ®, Dulcolax ®, Eductyl ®, Microlax ®, Norgalax ®, Normacol ® Lavement, Restolax ®, Rectopanbiline ®.

Các chế phẩm để thăm dò ruột kết

Colopeg ®, Fortrans ®, Klean – Prep ®, Manicol ®, Normacol ®, lavement, Prépacol ®, X-Prep ®.

các thuốc chống tiêu cháy

Điều trị triệu chứng các bệnh tiêu chảy chưa rõ nguyên nhân chỉ xác đáng khi bệnh mạn tính và gây khó chịu cho người bệnh.

Trong hội chứng ruột kết dễ kích thích, các thuốc chống co thắt có thể lợi ích hơn là các thuốc chống tiêu chảy. Các thuốc này nguy hiểm trong chứng ruột kết loét vì nguy cơ bị phình đại tràng nhiễm độc.

ở các chứng tiêu chảy nhiễm khuẩn do các vi khuẩn hoặc nguyên sinh động vật, các trị liệu đặc hiệu đôi khi lại cần thiết.

Ở trẻ em, sự mất nước đi kèm bất kỳ tiêu chảy cấp nào đều cần trước hết sự bù nước bằng đường uống hoặc đường truyền trong các trường hợp nặng.

Các thuốc loại opi đều làm cho sự vận chuyển ở ruột bị chậm lại do làm tăng trương lực ruột, nhất là ở ruột kết và làm giảm nhu động ruột.

THUỐC LOẠI OPI (thuốc phiện)

Chỉ định

Điều trị triệu chứng các trường hợp tiêu chảy cấp, tuy nhiên không thể thay thế được lượng chất lỏng và điện giải mất đi (xem phần bù nước bằng uống) cũng như không thể thay thế cho trị liệu đặc hiệu nếu có thể chẩn đoán chính xác nguyên nhân.

Nếu không thấy biểu hiện tiến triển khả quan nào sau 2 ngày điều trị; cần tiến hành một số

thăm khám khác để xác định chẩn đoán.

Diphenoxilat được phối hợp với atropin để tránh phụ thuộc thuốc.

Thận trọng

Trẻ nhỏ rất nhạy cảm do tác động ức chế hô hấp.

Có thể gây buồn ngủ ban ngày, nguy hiểm cho những người lái xe.

Kiêng uống rượu (làm tăng buồn ngủ)

Chống chỉ định

Đã bị mẫn cảm với các dẫn chất opi.

Tắc ruột, liệt ruột, đôi khi gây tử vong ở trẻ em.

Suy gan.

Cơn cấp viêm kết – trực tràng xuất huyết (nguy cơ gây ứ ruột)

Viêm kết tràng màng giả sau khi sử dụng kháng sinh.

Tiêu chảy kèm phân có chất nhày máu.

Trẻ em dưới 2 tuổi.

Khi có thai và cho con bú (thuốc chuyển vào sữa mẹ)

Nguy cơ glôcôm góc đóng, cản trở đường niệu quản-tiền liệt (với diphenoxylat phối hợp với atropin)

Tác dụng phụ

Buồn nôn, khô miệng, đầy bụng.

Táo bón nặng với liều cao.

Suy hô hấp, đặc biệt thường gặp ở trẻ em khi dùng thuốc quá liều (điều trị bằng naloxon và trợ hô hấp khi cần); y tế theo dõi trong 48 giờ để phát hiện kịp thời các dấu hiệu trầm trọng thêm.

THUỐC CHỐNG TIÊU CHẦY CÓ OPI

Codein (Xem mục riêng về thuốc này)

Diphenoxylat (+atropin)

Diarsed ® (Sanofi)

Liều dùng:            người lớn 2,5-5 mg/ngày (tối đa 0,2 mg/kg/ngày); trẻ em > 8 tuổi: 2,5mg/ngày.

Cồn thuốc ngọt peregoric

Cồn thuốc parégorique (Gifrer, Iipha) Parégorique Lafran ® Lopenramid Altocel ® (Irex)

Arestal ® (Janssen – Cilag) Dyspagon ® (P. Fabre)

Imodium ® (Janssen – Cilag) Imossel ® (J. p. Martin)

Indiaral ® (Gifrer Barbezat) Lopelin ® (Fumouze)

Loperamid – tên thông dụng Peracel ® (Monot)

Liều dùng: người lớn 2-6 mg/ngày (tối đa 0,2 mg/kg/ngày)

Trẻ em > 8 tuổi: 2mg /ngày.

Tránh dùng dẫn chất opi cho trẻ nhỏ.

CÁC THUỐC CHỐNG TIÊU CHẢY KHÁC

Acetorphan (Racecadotril)

Tiorfan ® (Biprojet Pharma)

Chỉ định: Acetorphan là một chất ức chế enkephalinase, enzym này làm giảm sự tăng tiết nước và các muôi (điện giải) ở ruột; thuốc này

được dùng để làm chậm lại sự vận chuyển ở ruột trong chứng tiêu chảy cấp (không có phân lẫn máu hoặc mủ). Thuốc này không được dùng trong các chứng tiêu chảy trong do nhiễm khuẩn hoặc do các kháng sinh hoặc chất độc, vì ngăn cản đào thải các chất có hại; dùng thuốc này lại nguy hiểm trong trường hợp viêm kết-trực tràng xuất huyết (nguy cơ gây giãn ruột kết hoặc phình ruột kết)

Liều dùng: Ngày 3 lần X 100mg, uống trước bữa ăn.

Thận trọng

Uống: cần bù lại lượng chất lỏng mất đi do tiêu chảy cấp bằng uống nhiều các đồ uống và có khi bằng các dung dịch để bù nước đường uống.

Suy gan làm giảm thải trừ thuốc.

Đau bụng: acetorphan có thể gây tắc ruột cấp hoặc cơn đột phát viêm trực-kết tràng xuất huyết với nguy cơ giãn ruột kết.

Viêm ruột kết: nguy cơ giãn ruột kết.

Rượu: tránh uống các đồ uống có rượu (nguy cơ làm nặng chứng tiêu chảy)

Thời gian điều trị: nếu không có tiến triển khả quan nào sau 48 giờ hoặc nếu có xuất hiện chất nhày và máu ở phân thì có thể cần làm các xét nghiệm để xác định nguyên nhân tiêu chảy. Không nên dùng thuốc quá 7 ngày.

Chống chỉ định

Táo bón có nguy cơ tắc ruột.

Tiêu chảy kèm sốt và/hoặc có chất nhày hay máu ở phân.

Khi có thai và cho con bú, chưa xác định được tính vô hại của thuồc này ở phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con bú, nên thận trọng dùng trong các trường hợp này.

Trẻ em: không dùng cho trẻ em (chưa có các nghiên cứu chuyên khoa)

Tác dụng phụ: Buồn ngủ.

CÁC CHẤT HẤP PHỤ

Than hoạt là một chất hấp phụ các khí, chất lỏng và độc tố. Nên dùng trong các chứng tiêu chảy, bổ trợ cho sự bù nưổc, các chứng đầy bụng chậm tiêu, các bệnh đường ruột do chức năng và các chứng trướng hơi ở bụng. Phải để một quãng nghỉ thuốc ít ra 2 giờ giữa lần uống than và một lần uống một thứ thuốc khác vì sự hấp thu ở đường tiêu hoá có thể bị giảm đi.

Than hoạt

Carbomix ® (SCAT)

Carbosylane ® (Sérolam)

Charbon Belioc ® (Chefaro -Ardeval)

Formocarbine ® (SmithKline Beecham)

Splénocarbine ® (Lesourd)

Nhôm hydroxyd

Contracide ® (Norgine)

Rocgel ® (Roque) Polyvinylpolypyrrolidon Boiinan ® (Roche Nicholas)

CÁC THUỐC KHÁC

Actapulgite ® (Beaufour)

Gélopectose ® (Nutrifarm Elgi) Sacolène ® (Searle)

CÁC THUỐC CHỐNG TIÊU CHẢY NGUỒN GỐC VI KHUẨN

Các chế phẩm này chứa những vi khuẩn, nhất là các tác nhân gây lên men lactic hoặc các men, nên dùng để phòng và điều trị các chứng tiêu chảy cấp và những tác dụng phụ ở đường tiêu hoá do liệu pháp kháng sinh (hiệu lực lúc này cần được xác định)

CÁC BIỆT DƯỢC

Ampho-vaccin ®, Antibiophilus ®, Bactisultil ®, Colopten ®, Lactéol ®, Lyo – Bifidus ®, Proflor ®, Ultra Flore ®, Ultra-Levure ®.

Dung dịch để bù nước bằng đường uống

Các chế phẩm thông thường được Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo (thuốc bột để hoà tan vào 1 lít nước)

THÀNH PHẦN g/1
Natri clorid 3,5
Trinatri citrat dihydrat[1] 2,9
Kali clorid 1,5
Glucose 20,0

Chỉ định

Phòng hoặc trị bệnh mất nước trong bệnh tả và các thể khác tiêu chảy cấp.

Các bệnh nhân bị mất nước quá nhiều cần trước hết được bù nước bằng cách truyền tĩnh mạch cho tới khi họ có khả năng hấp thu các chất lỏng qua miệng.

Khi bị tiêu chảy cấp, nhất là ở trẻ em cần trước hết điều trị chứng mất nước và các chất điện giải.

Đặc biệt dung dịch này thích hợp để chống lại các hậu quả của tiêu chảy cấp trong bệnh tả.

Liều dùng: Điều quan trọng là dùng dung dịch này với lượng nhỏ với khoảng thời gian cách đều nhau. Trường hợp trẻ còn bú, cho uống bằng thìa cà phê (5ml) cứ 1-2 phút 1 lần.

Thận trọng

Các dung dịch cần được pha chế khi dùng, nên dùng nước mối đun sôi và để nguội.

Chú ý cân thật đúng và trộn thật kỹ các thành phần thuốc. Sử dụng các dung dịch đậm đặc hơn có thể gây ra chứng tăng natri huyết.

Chống chỉ định

Suy thận, vô niệu, hấp thu kém các monosaccharid.

GHI CHÚ: Dung dịch của Tổ chức Y tế Thế giới chứa 90 mmol/1 Na+ và 25 mmol/1 kali+; Một số chế phẩm khác trên thị trường chứa ít hơn

Na+ và có một độ thẩm thấu kém hơn (Adiaril ®, Alhydrate ®, Lytren ®) nên dùng, đặc biệt cho ở trẻ còn bú vì thận chưa có khả năng điều hoà natri.

[1] Trinatri citrat dihyđrat oó thể thay thế bằng 2,5 g natri bicarbonat (natri hyđrogenocarbonat). Vì tính ổn định của công thức sau này rất kém ở khí hậu nhiệt đới, nên chỉ có khuyến cáo dùng công thức này khi thành phẩm được đem dùng ngay.

Thuốc sát khuẩn đường ruột là các thuốc uống có hoạt tính kháng khuẩn, chông ký sinh trùng và kháng nấm do tiếp xúc trong lòng ruột và độ hấp thu vào máu không có hoặc không đáng kể.

Cần tránh sử dụng các thuốc này ở chứng tiêu chảy nếu không có chẩn đoán được nguyên nhân. Chúng không có hiệu lực với các tiêu chảy do virus, như tiêu chảy do rotavirus. Ngoài ra, sử dụng các kháng sinh toàn thân ỏ một số chứng viêm dạ dày-ruột cấp, như do Salmonella, có thể tạo ra những người mang vi khuẩn mạn tính và tạo thuận lợi cho sự lây nhiễm các nhiễm khuẩn này.

Dự phòng chứng tiêu chảy của người đi du lịch dựa vào những biện pháp vệ sinh ăn uống không dùng thuốc. Do sự tiến triển không dự đoán trước được về sự xuất hiện chứng tiêu chảy không đặc hiệu, do nguyên nhân -gây bệnh khác nhau, và xu hướng khỏi bệnh tự nhiên không dễ dàng tìm ra được những chứng cớ giúp ta xác nhận và không khẳng định rằng một thuốc nào đó lại có hiệu lực ỏ chứng bệnh này.

Tác dụng thuốc
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận