Bệnh Nấm Actinomyces (Bệnh nấm phổi) và Bệnh Nấm Chồi

Bệnh truyền nhiễm

Bệnh Nấm Actinomyces

Tên khác: Bệnh nấm phổi.

Định nghĩa

Bệnh nhiễm khuẩn mạn tính, có tổn thương u hạt, khu trú hoặc toàn thân, với đặc điểm là các tổn thương có nhiều hốc bị rò; từ những lỗ rò này rỉ ra một chất dịch chứa các hạt màu vàng.

Căn nguyên

Các tác nhân sinh bệnh là Actinomyces israelii, A. naeslundi, A. viscosus hoặc A. odontolyticus. Đây là những vi khuẩn kỵ khí, Gram dương, hình thể ngắt đoạn trông giống như những trực khuẩn nối tiếp nhau. Mầm bệnh bình thường sống hoại sinh trong miệng, ống tiêu hoá, và đường sinh dục của phụ nữ. Vi khuẩn trở nên gây bệnh do nhiều yếu tố khác nhau: tổn thương dập nát mô, nhổ răng, nuốt phải vật lạ, thủng các tạng rỗng, đưa ống thông (xông) vào cơ quan, hoặc đặt vòng tránh thai, hoặc trở nên gây bệnh ở những đối tượng bị suy giảm miễn dịch.

Dịch tễ học

Bệnh xuất hiện rải rác trên toàn thế giới, nhất là ở người trẻ tuổi. Bệnh nấm actinomyces của gia súc là do A. bovis gây ra, giống này không gây bệnh cho người.

Giải phẫu bệnh

Tổn thương bao gồm chủ yếu là một vùng cứng rắn, hợp bởi một số những apxe thông với nhau, trong đó thường nhìn thấy những mầm bệnh được bao quanh bởi mô hạt. Những tổn thương như thế nằm cạnh nhau. Thường thì tích tụ mủ kéo dài sẽ để lại hình ảnh mô bệnh học của thoái hoá dạng tinh bột.

Triệu chứng

THỂ MẶT-CỔ (chiếm 50% các trường hợp): Thông thường, lúc khởi đầu xuất hiện một tổn thương cứng rắn ở niêm mạc miệng, họng, hoặc ở ngoại cốt (màng xương) bên dưới lợi (thường được phát hiện sau khi nhổ răng). Vùng tổn thương này sẽ mềm dần và bắt đầu hình thành những hốc và những ổ apxe. Từ tổn thương có một chất mủ màu vàng nhạt ri ra, trong mủ có chứa những hạt màu vàng. Dần dần hình thành một mảng lớn do sự tụ tập thành đám của những cục, có cục còn cứng rắn, có cục đã mềm, có cục đã bị rò. Tổn thương có thể lan tới má, lưỡi, xương, màng não và não.

THỂ MÀNG PHỔl-PHỔl: Tổn thương giống với tổn thương lao, nhưng khu trú chủ yếu ở các thuỳ dưới của phổi. Bệnh biểu hiện bởi đau ngực, ho, khạc dòm nhiều. Tổn thương có thể bị rò ra ngoài da. Hiếm khi tìm được Actinomyces trong đờm của bệnh nhân, nhưng bao giờ cũng thấy có ở trong mủ rỉ qua lỗ rò.

THỂ BỤNG: Ruột và màng bụng (phúc mạc) là hai cơ quan hay bị nhiễm. Các dấu hiệu toàn thân với sốt, và các triệu chứng tiêu hoá như đau vùng hồi-manh tràng, nôn, táo bón, ỉa chảy, suy mòn ngày càng nặng, đôi khi có lỗ rò ra ngoài da, hoặc apxe dưới cơ hoành, hoặc apxe quanh hậu môn. ở phụ nữ, nhiễm Actinomyces có thể xảy ra sau khi đặt dụng cụ tránh thai trong tử cung.

THỂ TOÀN THÂN: Có nhiều tổn thương ở nhiều nơi, có thể ở da, ở các đốt sống, và ở các nội tạng.

Xét nghiệm cận lâm sàng

Khi quan sát dưới kính hiển vi chất mủ hoặc đờm ép giữa phiến kính và lam kính (miếng kính mỏng) thì thấy những yếu tố đặc biệt, đó là những hạt màu vàng, một loại hạt nhỏ có thể có màu vàng đậm, nhưng cũng có thể màu xanh nhạt hoặc màu đen, tuỳ theo tổn thương đã lâu hay mới hình thành. Các hạt nhỏ này có thể có kích thước tới 1 mm đường kính. Sau khi nhuộm phiến đồ, thì thấy các hạt cấu tạo bởi một đám lổn nhổn màu tím ở trung tâm (Gram +) với những thể hình truỳ (Gram -) ở vùng ngoại vi bao quanh. Chẩn đoán sẽ được xác định bằng cấy yếm khí. Tốc độ lắng máu tăng cao. Đôi khi bệnh nhân bị thiếu máu và tăng bạch cầu trong máu.

Chẩn đoán

Dễ dàng đối với thể cổ- mặt, nhưng khó khăn lúc khởi phát của những thể khác, vì dễ nhầm với các bệnh lao, u ruột, và u trung thất. Phân biệt bệnh phải dựa trên những số liệu về lâm sàng và X quang, cũng như kết quả tìm thấy mầm bệnh trong dòm hoặc dựa vào bệnh phẩm sinh thiết. Nếu có một vùng cứng rắn xuất hiện ở vùng dưới hàm, thì phải nghĩ tới bệnh nấm Actinomyces.

Chẩn đoán phân biệt

Với bệnh nấm nocardia, phân biệt hai bệnh này (bằng cấy mầm bệnh) là rất quan trọng vì điều trị hoàn toàn khác nhau.

Tiên lượng

Phụ thuộc vào vị trí của tổn thương ở phần nào trong cơ thể và điều trị sớm hay muộn.

Điều trị

Benzylpenicillin tiêm bắp thịt hoặc tiêm tĩnh mạch 10-20 triệu đơn vị mỗi ngày trong vòng 4- 8 tuần, tiếp theo là Phenoxymethylpenicillin uống trong vòng 2-4 tháng đối với những thể trung bình, từ 6-12 tháng đối với những thể nặng. Nếu kháng sinh đồ cho thấy mầm bệnh kháng penicillin, hoặc bệnh nhân dị ứng với kháng sinh này thì dùng tetracyclin với liều từ 1,5 đến 2 g mỗi ngày, erythromycin hoặc clindamycin. Điều trị vẫn phải tiếp tục trong vòng vài tuần sau khi bệnh nhân đã hết triệu chứng. Đôi khi cần phải dẫn lưu các 0 apxe bằng phẫu thuật.

Bệnh Nấm Chồi

Bệnh nấm chồi Bác Mỹ (bệnh nấm chồi phổi hoặc bệnh Gilchrist): là bệnh nấm với tổn thương u hạt do nhiễm nấm có tên khoa học là Blastomyces dermatidis, xuất hiện rải rác ở Bắc Mỹ và ở châu Phi. Mầm bệnh được lây truyền do người hít phải bụi có chứa bào tử nấm. Người ta đã thấy có những thể bệnh cấp tính tác động tới da, phổi, có khả năng lan tràn rộng rãi trong cơ thể, tác động tới xương, bộ máy tiết niệu-sinh dục, và cả hệ thống thần kinh trung ương. Những thể da mạn tính biểu hiện mới đầu bởi tổn thương vết sẩn rồi loét và lan rộng dần dần qua quãng thời gian hàng tháng hoặc hàng năm.

Chẩn đoán xác định nhờ phát hiện thấy mầm bệnh trong mủ, trong nước tiểu, dòm hoặc bệnh phẩm sinh thiết bằng xét nghiệm trực tiếp dưới kính hiển vi (nấm men vâi đường kính 8-16 pm), hoặc nhờ cấy bệnh phẩm trong môi trường Sabouraud. Những phản ứng huyết thanh (như: miễn dịch khuếch tán, miễn dịch huỳnh quang) thường dương tính đối với những thể lan tràn.

Phản ứng nội bì với blastomycin dương tính ngay từ lúc bệnh khởi đầu, nhưng những phản ứng chéo với nấm histoplasma cũng dương tính. Điều trị: amphotericin B hoặc ketoconazol.

Bệnh nấm chối Nam Mỹ (bệnh Lutz và Almeida, bệnh nấm Paracoccidioides): là bệnh nấm với tổn thương u hạt do nhiễm nấm Paracoccidioides brasiliensis. Bệnh xuất hiện ở Nam Mỹ, Trung Mỹ và Mêhicô. Người mắc bệnh do hít phải bào tử nấm, và bệnh thể hiện bởi các vết loét ở da và niêm mạc, các hạch bạch huyết và nội tạng cũng bị tác hại. Đôi khi bệnh lan tràn toàn thân và dẫn tới hậu quả tử vong. Tổn thương điển hình của bệnh là vết loét với tổn thương mô hạt ở da hoặc niêm mạc, với nhiều điểm nhỏ màu vàng nhạt và những vùng trắng bệch, trong đó có nấm mọc và có thể phát hiện được bằng xét nghiệm hiển vi trực tiếp (lấy bệnh phẩm và nhuộm bằng xanh methylen hoặc nhuộm PAS). Chẩn đoán được xác định nhồ cấy đờm, mủ, trong môi trường Sabouraud. Những phản ứng huyết thanh (như phản ứng kết tủa, miễn dịch huỳnh quang gián tiếp) có thể có ích trong giai đoạn bệnh khởi đầu. Điều trị: ketoconazol (300-400 mg mỗi ngày) uống trong một năm. Đối với những thể nặng, cho amphotericin B tiêm tĩnh mạch.

Bệnh nấm chồi Jorge Lobo là một bệnh tương tự, nhưng do một loài nấm khác gây ra có tên khoa học là Loboa loboi; bệnh có đặc điểm là các cục sẹo lồi ở da. Điều trị: amphotericin B tiếp theo bồi một loại sulfamid.

Bệnh nấm chồi châu Âu (xem: bệnh nấm Cryptococcus)

Bệnh truyền nhiễm
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận