Trang chủChứng trạng Đông ySắc mặt đen sạm, sẫm - Phân biệt triệu chứng bệnh Đông...

Sắc mặt đen sạm, sẫm – Phân biệt triệu chứng bệnh Đông y

Khái niệm

Vùng mặt của bệnh nhân bộc lộ màu sắc đen sạm gọi là chứng Sắc mặt đen sẫm, cũng gọi là Diện sắc hắc (sắc mặt đen). Cụm từ sắc mặt đen sẫm xuất xứ từ sách Kim quỹ yếu lược, sách Trung tàng kinh gọi là “Sắc mặt xanh đen”. Sắc này phần nhiều do dương khí bất túc, hàn khí quá thịnh hoặc sự vận chuyển huyết không lưu lợi ứ huyết ngăn trở gây nên. Linh khu – Ngũ sắc thiên viết: “Lấy 5 sắc để gọi theo tạng thì sắc đen thuộc Thận”. Chứng trị chuẩn thằng – Sát sắc yếu lược thì viết: “Sắc đen thuộc thủy chủ về hàn, chủ về đau là sắc của Túc Thiếu âm Thận kinh”. Như vậy thì thấy sắc đen là sắc của Thận có quan hệ chặt chẽ với tà khí hàn thủy.

Nếu nguyên nhân do chủng tộc, phú bẩm không có gì khác thường, hoặc phơi nắng nhiều là sắc đen thuộc sinh lý, cho đến phụ nữ khi có thai, vùng mặt có sắc đen sẫm, chứng Nữ lao đản có sắc đen ở vùng trán đều không thuộc phạm vi thảo luận ở mục này.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

  • Sắc mặt đen sẫm do Thận dương bất túc: Có chứng Sắc mặt đen sẫm mà tối trệ, lưng đùi yếu mỏi, tai ù tai điếc, cơ thể lạnh, chấn tay lạnh, tiểu tiện trong, đại tiện nhão hoặc tiểu tiện ít, từ lưng trở xuống phù thũng, nam giới thì dương nuy, nữ giới thì tử cung lạnh không thụ thai, lưỡi nhợt bệu rêu lưỡi trắng, mạch Trầm Tế vô lực, hai bộ Xích nặng hơn.
  • Sắc mặt đen sẫm do Thận tinh suy hao: Có chứng sắc mặt đen sẫm, vành tai khô quắt, lưng gối mỏi yếu, đầu choáng tai ù, di tinh tảo tiết, tóc rụng răng lung lay, miệng ráo họng khô, lòng bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Nhược.
  • sắc mặt đen sẫm do ứ huyết nghen ở trong: chứng sắc mặt đen sẫm, da dẻ tróc vẩy, miệng khô không muốn uống nước, lông tóc không tươi nhuận, phụ nữ thì kinh nguyệt không điều, tiểu phúc nhói đau hoặc có khôi sưng, môi xanh lưỡi sạm hoặc có nốt ứ huyết, mạch Trầm Săc hoặc Tê Trì.

Phân tích

  • Chứng Sắc mặt đẹn sẫm do Thận dương bất túc: Nguyên nhân do ốm lâu lao tổn hoặc phòng thất không điều độ. Thận khí hư yếu dần dà thành Thận dương bất túc không ấm áp nuôi dưỡng được huyết mạch, khí huyết ngưng trệ gây nên cho nên xuất hiện các chứng trạng lưng gối yếu mỏi, tai ù tai điếc, cơ thể lạnh, chân tay lạnh, tiểu tiện ít, thân thể phù thũng, mạch Trầm Tế vô lực hai bộ Xích nặng hơn. Điều trị theo phép ôn bổ Thận dương chọn dùng phương Hữu quy hoàn; nếu Thận hư thủy tràn lan nên dùng phép ôn Thận lợi thủy chọn dùng phương Chân vũ thang và Tế sinh Thận khí hoàn.
  • Chứng Sắc mặt đen sẫm do Thận tinh suy hao:

Nguyên nhân do phòng lao quá độ hoặc bệnh nhiệt làm tổn thương phần âm của Can Thận, Thận tinh suy tổn tinh khí không làm tươi tốt vùng mặt cho nên mặt đen sạm không tươi nhuận vành tai khô quắt kiêm các chứng kho tàng Thận tinh thiếu thôn như: lưng gối yếu mỏi, đầu choáng tai ù, di tinh tảo tiết, tóc rụng răng lung lay, miệng khô họng ráo. Điều trị theo phép bổ Thận ích tinh dùng phương Tả quy hoàn gia Tử hà xa. Chứng này với chứng Sắc mặt đen sẫm do Thận dương bất túc về nguyên nhân có chỗ giống nhau nhưng loại kia thì chủ chứng là Thận dương hư suy có các chứng trạng: lưng mỏi, chân tay lạnh, tiểu tiện ít, phù thũng lưỡi nhạt bệu. Còn loại này thì chủ chứng là Thận tinh bất túc có các chứng trạng: đầu choáng tai ù, nghễnh ngãng, di tinh tảo tiết, lòng bàn chân nóng, chất lưỡi đỏ. Chẩn đoán phân biệt giữa hai chứng không khó khăn.

  • Chứng Sắc mặt đen sẫm do ứ huyết nghèn ở trong: Vì ốm lâu hoặc do nguyên nhân ngoại thương khiến cho khí trệ huyết kết. Hoặc do hàn ngưng huyết trệ, huyết đi không thông lợi, hoặc do bên trong xuất huyết, huyết không quy kinh ứ lại ở bên ngoài gây nên. Ngoài chứng sắc mặt đen sẫm còn có các biểu hiện ứ huyết nghẽn ở trong như: da dẻ tróc vẩy, lông tóc không tươi nhuận, phụ nữ thì kinh nguyệt không đều, trong bụng có khôi sưng, môi xanh lưỡi tối hoặc có nốt ứ huyết mạch Tế Sác. Điều trị theo phép hoạt huyết hóa ứ, chọn dùng phương Đại hoàng giá trùng hoàn hoặc Cách hạ trục ứ thang.
  • Sắc mặt đen sẫm do Thận hư hoặc biểu hiện ứ huyết nghẽn ở trong khi vọng chẩn nên chú ý đến màu sắc có tươi nhuận hay không, sắc mặt đen mà tươi sáng và nhuận là thuận, sắc mặt đen như tro than mà khô là nghịch như Ngũ tạng sinh thành thiên – Sách Tố vấn có nói: “Đen như tro than thì chết… đen như lông chim thì sống”. Mạch yếu tinh vi luận – Sách Tố vấn cũng viết: “Đen cần phải như màu sơn không nên đen như rêu đất”.

Trích dẫn y văn

  • Thủ Thiếu âm khí tuyệt thì mạch không thông, mạch không thông thì huyết không trôi chảy, huyết không trôi chảy thì lông tóc không tươi nhuận cho nên sắc mặt đen như sơn là huyết chết trước tiên (Linh khu – Kinh mạch thiên).
  • Chứng Chi ẩm ở khoảng Cách, người bệnh suyễn đầy dưới Tâm bĩ rắn, sắc mặt đen sẫm, mạch Trầm Khẩn bị bệnh đã vài mươi ngày, thầy thuốc dùng thuốc thổ thuốc hạ không khỏi. Mộc phòng kỷ thang chủ chữa bệnh ấy. Thuộc chứng hư thì khỏi ngay, nếu là chứng thực thì ba ngày sau tái phát; nếu tái phát hoặc không khỏi, nên dùng Mộc phòng kỷ thang khứ Thạch cao gia Phục linh mang tiêu thang mà điều trị (Kim quỹ yếu lược – Đàm ẩm khái thấu bệnh mạch chứng tính trị).
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây