Ho ra đờm – Chẩn đoán bệnh Đông y

Chứng trạng Đông y

Khái niệm

Ho ra đờm (khái đờm) là chỉ đờm dịch bật ra từ khái thấu, tức là từ Phế mà ra, đờm dịch ở Phế hệ (khí quản) từ khái thấu qua họng và miệng bài tiết ra ngoài.

Chữ đờm cổ tức là “thủy giao mạo”, cho nên tất cả những chứng đọng nước trong cơ thể như nước đọng ở đường ruột, ở ngực, sườn và ở tứ chi đều gọi là đờm hoặc đàm ẩm, cũng là mang ý nghĩa thủy hoặc thủy ẩm, mà đờm dịch sinh ra từ Phê hoặc Phế hệ, từ cổ gọi là “diên”, “muội”, “thóa”, “trọc” (theo Kim quỹ yếu lược). Đại thể là trong loãng có thể gọi là Diên hoặc Muội, dính đặc gọi là Thóa hoặc Trọc, những loại diên, muội, thóa, trọc ấy cũng là do thủy thấp không hóa được, mà thành ra đờm dịch đình tụ ở Phế mà tạo thành. Đời sau lại đem diên, muội, thóa, trọc gọi là Đàm hoặc Đàm ẩm, chất trong loãng gọi là ẩm, chất keo dính, gọi là Đờm (theo Y tâng kim giám). Vì thế, đờm có chia ra nghĩa rộng và nghĩa hẹp; nghĩa rộng thì đờm tức lạ Thủy, đờm ẩm tức là thủy ẩm, nghĩa hẹp thì Đờm là sản vật của Phế, Phế hệ, thứ dính gọi là Đờm, thứ lỏng gọi là ẩm. Mục này trình bầy chỉ giới hạn ở chất đờm hoặc đờm ẩm theo nghĩa hẹp do khái thâu bài tiết ra.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Chứng ho ra đờm do Phế nhiệt: Ho ra đờm sắc vàng, keo dính, có cục, hoặc trong đờm lẫn máu; có chứng trạng phát nhiệt khái thấu, ngực đau suyễn gấp hoặc cánh mũi máy động, mặt mắt đỏ, yết hầu sưng đỏ đau, miệng khát môi ráo, tiểu tiện sẻn đỏ, đại tiện táo kết, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Hoạt Sác hoặc Sác mà có lực.

Chứng ho ra đờm do Phế hàn: Ho ra đờm sắc trắng, trong loãng, người bệnh ớn lạnh, chân tay lạnh, ố hàn nặng, phát nhiệt nhẹ, khái thấu đau vùng ngực, mặt xanh nhợt cũng có thể xuất hiện chứng trạng mặt môi đen sạm, khái nghịch phải ngồi dựa mà thở, đoản hơi không nằm được, lưỡi trắng nhợt hoặc tía tối, rêu lưỡi trắng trơn, mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn.

Chứng ho ra đờm do Phong tà phạm Phế: Đờm trong loãng nhiều bọt, kiêm chứng phát nhiệt ố hàn, khái thấu, tắc mũi chầy nước mũi, họng khô và ngứa, đau đầu. đau mình, ven lưỡi và đầu lười đỏ, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn hoặc Phù Sác.

Chứng ho ra đờm do âm hư Phế táo: Đờm keo dính và ít khó khạc ra, ho ra đờm lẫn huyết hoặc ho ra huyết. Do táo tà gây nên thì kiêm chứng phát nhiệt hoặc ố” phong hàn, đau ngực, môi se, mũi ráo họng khô, khát nước. Do âm hư gây nên thì hư phiền không ngủ được, lòng bàn chân tay nóng, triều nhiệt mồ hôi trộm, hai gò má đỏ hồng, lưỡi đỏ tươi ít rêu hoặc rêu lưỡi vàng mà khô, mạch Phù Sác hoặc Trầm Tế Sác

Chứng ho ra đờm do thấp tà phạm Phế: Ho ra đờm lượng nhiều, trắng trơn dễ khạc ra, chân tay nặng nề vô lực, chóng mặt, hay nằm, mặt nề nhẹ, bụng khó chịu kém ăn, đại tiện nhão, miệng ngọt dính, phần nhiều gặp ở người khái thấu dài ngày hoặc người bệnh cao tuổi, chất lưỡi bệu và có vết răng, sắc tố sạm, rêu trắng nhớt, mạch Hoạt Hoãn.

Chứng ho ra đờm do thấp nhiệt hun đốt Phế: Ho mửa ra mủ máu hoặc ho ra đờm mùi tanh hôi, sốt cao hoặc triều nhiệt, ngực khó chịu và đau, xoay chuyển mình khó khăn thậm chí suyễn không nằm được, có mồ hôi, miệng khô họng ráo mà không khát, phiền táo, lưỡi đỏ rêu vàng nhớt, mạch Hoặc Sác hoặc Sác mà có lực.

Phân tích

  • Chứng ho ra đờm do phong tà phạm Phế, Phê nhiệt, Phê hàn: Phong tà phạm Phế phần nhiều vì ngoại cảm phong tà: có thể là Phong nhiệt hoặc Phong hàn xâm phạm Phế, Phế là tạng non nớt, một khi bị nhiễm phong tà phong hàn hoặc phong nhiệt xâm nhập, sẽ dẫn đến Phế khí mất tuyên thông, thủy dịch ứ đọng mà thành đờm trọc, dẫn đến ho ra đờm. Phế nhiệt là do ngoại cảm tà khí ôn nhiệt, hoặc vì ăn quá nhiều đồ béo ngọt dầu mỡ, tích đờm chứa nhiệt gây nên. Ho ra đờm do Phế hàn thường vì cơ thể lạnh, uống lạnh, hàn ẩm đọng ở trong hoặc thể chất vốn dương hư âm thịnh, hàn tà ẩn phục ở trong Phế lại cảm nhiễm phong hàn mà phát bệnh. Đặc điểm lâm sàng ba chứng này đều khác nhau. Trước hết, tính chất của đờm không giống nhau: Phong tà phạm Phế thì đơm ở dạng sàu bọt. Ho đờm do Phế nhiệt thì chất đờm keo dính sắc vàng. Ho đờm do Phế hàn thì chất đờm trong loãng sắc trắng. Phong tà phạm Phế thuộc biểu chứng, có thể thấy khái thấu, tắc mũi chẩy nước mũi, ngứa họng, kiêm các chứng đau đầu phát sốt Ố hàn. Nếu là phong hàn phạm Phê thì ố hàn nặng phát nhiệt nhẹ, không mồ hôi. Nếu là phong nhiệt phạm Phế thì phát nhiệt nặng ố hàn nhẹ, yết hầu sưng đỏ đau, Ô phong có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng hoặc vàng mỏng, mạch Phù Khẩn hoặc Phù Sác. Phế nhiệt khái thấu chủ yếu kiêm chứng hiện tượng hỏa nhiệt như phát nhiệt khát nước, mặt hồng mắt đỏ, tiểu tiện vàng, đại tiện khô, lưỡi đỏ rêu vàng, mạch Sác. Phế hàn khái thấu chủ yếu kiêm chứng hiện tượng hàn như thân thể lạnh, chân tay lạnh mặt nhợt, lưỡi trắng nhợt, mạch Trầm Huyền.

Do Phong nhiệt phạm Phế phương điều trị chủ yếu là Tang cúc ẩm. Do Phong hàn phạm Phế có thể dùng Kim phí thảo tán gia giảm. Phế nhiệt khái thấu nên dùng Ma hạnh thạch cam thang hợp với Tả bạch tán gia giảm. Phế hàn khái thấu nên dùng Hạnh tô tán hoặc Hoa cái tán gia giảm.

– Chứng ho ra đờm do âm hư Phế táo với chứng ho ra đờm do thấp tà phạm Phê: Nguyên nhân của chứng ho ra đờm do âm hư Phế táo là ngoại cảm hoặc do nội thương gây nên, tà khí ngoại cảm ôn nhiệt hại Phế hun đốt tân dịch dẫn đến âm hư Phế táo, hoặc vì ho kéo dài làm hao thương Phê âm, Phế mất chức năng thanh túc, Phế khí nghịch lên cho nên ho ra táo đờm, dính mà khó khạc hoặc lẫn máu. rio ra đờm do thấp tà phạm Phế phần nhiều do Tỳ hư gây nên, “Tỳ là nguồn sinh ra đờm, Phế là dụng cụ chứa đờm”, “Tỳ hư không vận chuyển, thủy thấp tụ lại làm đờm, đờm trọc thấm lên Phế gây nên ho ra đờm. Biểu hiện lâm sàng của hai chứng này là: Loại trên thì đờm dính ít mà khó ho, có lúc ho ra huyết hoặc ho ra đờm có lẫn huyết. Loại sau thì lượng đờm nhiều, sắc trắng trơn và dễ ho, rât ít mà khi ho ra huyết. Loại trên thường kiêm cả chứng trạng âm hư như gò má đỏ, họng khô, tiểu tiện vàng, đại tiện khô, triểu nhiệt mồ hôi trộm, lưỡi đỏ ít rêu, mạch Tế Sác. Loại sau thì biểu hiện Tỳ hư như: có chứng biếng ăn, đại tiện nhão, vô lực và thấp thịnh như chân tay buồn bã, bụng đầy, lưỡi bệu, rêu lưỡi trắng nhớt.v.v…

Về điều trị, loại trên cho uống Thanh táo cứu Phế thang, Dưỡng âm thanh Phế thang hoặc Bách hợp cố kim thang gia giảm. Loại sau có thể dùng Nhị trần thạng hợp với Tam tử dưỡng thân thang gia giảm.

– Chứng ho ra đờm do thấp nhiệt nung nấu Phế với chứng ho ra đờm do Phế nhiệt: Nguyên nhân bệnh hai loại này khác nhau. Loại trên có thể do ngoại cảm tà khí thấp nhiệt hoặc đờm nhiệt vốn thịnh hoặc rượu chè xào nướng, ham ăn cay nóng, thấp nhiệt uất kết nung nấu lên Phế. Còn loại sau phần nhiều do ngoại cảm nhiệt tà gây nên. Đặc điểm lâm sàng là: Loại do thấp nhiệt tà gây nên, mửa ra lượng nhiều đờm mủ hoặc đờm lẫn mủ máu. Loại nhiệt ta gây nên thì mửa ra đờm vàng hoặc keo dính thành cục. Loại trên có hiện tượng thấp nhiệt có các chứng bụng trướng đầy, kém ăn, rêu lưỡi nhớt. Loại sau thường thấy sốt cao, mặt mắt đỏ, tiểu tiện vàng, đại tiện khô. Loại trên đặc điểm chủ yếu là lưỡi đỏ, rêu vàng nhớt. Còn loại sau thì lưỡi đỏ hoặc tía, rêu vàng khô. Loại trên điều trị có thể dùng Ngân kiều tán gia Hoàng cầm, Hoàng liên, Loại sau phương dược cũng như loại trên.

Tóm lại, ho ra đờm phân biệt chủ yếu là tính chất của đờm và những chứng trạng kiêm chứng khác nhau như các hiện tượng hàn, nhiệt, phong, thấp, táo và thấp nhiệt .v.v…

Trích dẫn y văn

– Hoàng đế hỏi: Lao phong làm bệnh như thế nào? Kỳ Bá đáp: Lao phong ở dưới Phế, khi gây bệnh, khiến người ta gắng mở mắt, nhổ ra nước loãng, sợ gió mà rét run, đó là Lao phong gây bệnh, Đế lại hỏi: Điều trị như thế nào? Kỳ Bá đáp: cần cứu sự cúi ngửa. Cự dương dẫn tinh 3 ngày; giữa năm thì 5 ngày; không dẫn tinh thì 7 ngày. Ho ra nước xanh vàng giống như mủ lớn như viên đạn, ra từ miệng mũi, nếu không ra thì hại Phế, Phế bị hại thì chết (Bình nhiệt bệnh luận – Tố vấn).

– Nguyên nhân của phong đờm, ngoại cảm phong tà xâm phạm cơ biểu bó lại làm hỏa uất ở trong không phát tiêt được; ngoại tà truyền lý, trong và ngoài bị hun đốt, thì hình thành chứng phong đờm.

Mạch của phong đờm, phần nhiều là Phù Hoạt, Phù Sác là phong nhiệt, Phù Khẩn là phong hàn, Nếu thấy Trầm Hoạt là phong tà kết ở trong, Hồng Đại dễ chữa. Trầm Tế khó khỏi.

Nguyên.nhân của thấp đờm, hoặc nằm ngồi nơi ẩm ướt, hoặc xông pha gió mưa, thấp khí nhiễm vào người, bên trong bị có thủy dịch, câu kết tích tụ. Sách Linh khu có nói: “Mưa gió xâm phạm chỗ hư của âm, bệnh phát từ trên mà thành tích, phải thanh bỏ cái thấp xâm phạm âm làm cho hư. Bệnh sinh ra từ dưới mà thành tụ, đó tức là nguyên nhân thấp đờm.

Mạch của thấp đờm, phần nhiều Phù Đại: Phù Hoãn là kiêm phong, Phù sắc chủ về thấp, Phù Hoạt là thấp đờm; Trầm Hoạt là ngoan cố kết tụ.

Nguyên nhân của táo đờm, hoặc dương cang mệt nhọc, thời tiết gặp hỏa lệnh, khí táo nhiệt can thiệp đến Phế, gây suyễn gây ho tổn hại Trường Vị, thành đờm thành thấu đó là ngoại cảm táo đờm gây nên.

Mạch của táo đờm, mạch phải Hồng Sác, Phù Sác là thương ở Biểu: Trầm Sác là thương ở Lý, Tả mạch Hồng Sác là táo thương Can Đởm; Hữu mạch Hồng Sác là táo thương Phế Vị (Ngoại cảm đờm chứng – Chứng nhân mạch trị).

– Nguyên nhân táo đờm, từ hỏa ngũ chí, khí động bên trong hoặc do sắc dục quá độ, chân thủy cạn kiệt, hoặc cao lương tích nhiệt, Trường Vị bị hun đốt, nung nấu lên Phế, co lại thành đờm sẽ hình thành chứng táo đờm.

Mạch của táo đờm, hữu thôn Sác Đại là Phế có nhiệt, Hữu quan Trầm Sác là Trường Vị có nhiệt, Tả quan mạch Sác là tà mộc hỏa. Hai bộ xích Trầm Sác là Thận thủy khô kiệt.

Nguyên nhân của thấp đờm do trung khí bất túc, Vị dương không tiêu hóa được. Tỳ dương không phân bố thì thủy cốc ứ đọng, thành đờm thành ẩm, đó là đã hình thành chứng thấp đờm.

Mạch của thấp đờm phần nhiều Trầm Hoạt; Hoạt Thực là ngoan đờm; Hoạt Nhuyễn là hư trệ : Hoạt mà không Sác là Tỳ thấp thành đờm; Hoạt mà đới Sác là thấp nhiệt gây nên (Nội thương đờm chứng – Chứng nhân mạch trị).

Chứng trạng Đông y
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận