Trang chủChứng trạng Đông yĐau cột sống lưng - Chẩn đoán bệnh Đông y

Đau cột sống lưng – Chẩn đoán bệnh Đông y

Yêu (lưng) trên liền với thăn lưng, phía dưới tiếp với cơ mông, bên trong (giữa) là cột sống, nơi hai bên cạnh bằng phẳng với vùng rốn tức là vùng lưng, là bộ phận xoay chuyển đóng mở duy trì sự vận chuyển toàn thân.

Nếu do nguyên nhân nào đó dẫn đến đau vùng sống lưng, gọi là chứng Đau cột sống lưng. Vì lưng và sống lưng gần kề nhau, bộ vị đau hoặc là nặng ở chính giữa cột sống hoặc đau nặng ở hai bên vùng lưng, cho nên gọi chung là Đau cột sống lưng, hoặc gọi chung là Đau lưng (yêu thống). Vì thế sách Nội kinh có lúc gọi là Yêu tích thống (Mạch giải thiên) có lúc gọi là Yêu thống (thích Yêu thống luận). Vì lưng đau rút tới các bộ vị lân cận mà phát sinh đau nhức, lâm sàng thường gặp những trường hợp: Nếu lưng đau nhói tới thăn lưng thì gọi là Yêu bối thống. Nếu đau nhói tới xương cùng thì gọi là Yêu cầu thống hoặc Yêu đê thống. Nếu đau nhói tới chi dưới thì gọi là Yêu thôi (lưng đùi) thống.

Trong sách Nội kinh, căn cứ vào bộ vị của chứng đau cột sống lưng, lấy trường hợp đau lưng nặng gọi là “Triết yêu”, lấy trường hợp đau cột sống nặng gọi là“Triết tích”, còn lưng với cột sống đều đau nghiêm trọng thì gọi là Cột sống đau lưng như gãy (Tích thông yêu tự triết). Lại căn cứ vào biểu hiện chứng trạng đau lưng mà chia ra các loại lưng đau không thể cúi ngửa (Yêu thông bất khả phũ ngưỡng) lưng đau không thể xoay chuyển (Yêu thông bất khả dĩ chuyển giao) lưng đau không thể ngoảnh được (Yêu thông bất khả dĩ cố) lưng đau lưng căng như dây cung (Yêu thông, Yêu trung như trương cung nỗ huyền) lưng cột sống cứng (Yêu tích cường).v.v… Căn cứ vào bộ vị co rút của đau lưng lại có thể chia ra các loại: “Cột sống đau lưng như gãy, hông không gập được, kheo chân vón cục, bắp chân như nứt ra”, “đau đầu gáy, cột sống lưng cứng”, “Đau lưng rút tới gáy,cột sống và mông”, “Đau lưng đau rút tới cột sống và bên trong bắp vế”, “Đau lưng đau rút lên vai”, ”đau lưng kèm cột sống lan tới đầu như rũ ra”, “Đau lưng rút tới thiếu phúc”, “lưng đau mà mỏi bắp chân”.v.v…

Sau sách Nội kinh, các y gia đời sau như tác giả Chư bệnh nguyên hậu luận, căn cứ vào bệnh trình của chứng Yêu thốngị chia ra các chứng “Thốt yêu thông”, (Cấp tính yếu thông), và “Cửu yêu thông (mạn tính yêu thống). Lại như sách Tam nhân phương thì căn cứ vào nguyên nhân bệnh Yêu thống mà chia ra ngoại cảm yêu thông, nội thương yêu thông và chứng yêu thông do vấp ngã trật khớp ở trong gây nên.

Trên lâm sàng có rất nhiều bệnh tật có kiêm chứng trạng đau lưng, phạm vi can thiệp khá rộng dãi, ví dụ lưng cột sống đau cứng do bệnh Phá thương phong . Đau lưng trong chứng Lâm, đau lưng ở phụ nữ khi hành kinh, đau lưng ở người sau khi đẻ. Vì tổn thương gân xương dẫn đến đau lưng như Tố vấn – Sinh khí thông thiên luận viết: “Vì gắng sức tổn thương Thận khí, cao sốt sẽ bị hỏng”, cho nên hình thành chứng đau lưng… Những trình bày trên nên trong tạp bệnh tương ứng mà tiến hành thảo luận. Đau lưng giới thiệu ỡ mục này chủ yếu lấy biểu hiện lâm sàng chứ không giới thiệu đau lưng do bệnh biến về khí chất rõ ràng.

Phân biệt

Chứng hậu thường gặp

Đau lưng do Thái dương phong hàn: Người bệnh vốn không bị đau lưng, vì bị ngoại cảm phong hàn nên phát bệnh nhanh chóng, cột sống lưng đau cứng có cảm giác căng gấp, và có các kiêm chứng đau đầu, gáy cứng, vai lưng đau, nặng hơn thì các khớp chậu, kheo, bắp chân và toàn thân đau, phát sốt sợ lạnh không ra mồ hôi hoặc có mồ hôi, rêu lưỡi trắng mỏng, mạch Phù Khẩn.

Đau lưng do phong hàn thấp tý: Có chứng đau lưng phần nhiều kiêm chứng xương cùng và chi dưới đau nhức, gặp ấm thì dễ chịu, cơn đau lúc nặng lúc nhẹ, gặp giá lạnh hoặc âm u mưa gió và gặp mùa Thu Đông thì bệnh tăng, phát bệnh nhanh gấp hoặc từ từ, nói chung vùng lưng hoạt động xoay chuyển bình thường hoặc chỉ hạn chế chút ít, Tính chất đau phần nhiều đau đơn thuần hoặc âm ỉ và thường có cảm giác cứng rắn. Nếu cảm nhiễm hàn tà khá nặng thì bộ vị đau nhức phần nhiều cố định không di chuyển, mức độ đau khá nặng thậm chí không xoay chuyển cúi ngửa được, mạch Trầm mà có lực. Nếu cảm nhiễm thấp tà khá nặng thì đau nhức không nặng lắm nhưng có cảm giác ê mỏi nặng nề, gặp thời tiết âm u, mưa lạnh ẩm ướt thì đau tăng, mạch Hoãn. Nếu cảm nhiễm phong tà thì bộ vị đau nhức di chuyển không cố định, cơn đau lúc nặng lúc nhẹ, Đau lưng do phong hàn thấp tý lâu ngày không khỏi, thường kèm theo chứng trạng chi dưới và vùng mông tê dại thậm chí chi dưới teo cơ.

Đau lưng do lao tổn Thận hư: Có chứng đau lưng liên miên không dứt, sau khi nghĩ ngơi thì đỡ đau tạm thời, gặp chút mệt nhọc thì đau càng tăng, và thường kiêm các chứng trạng ở mức độ khác nhau như đoản hơi, mình nặng, đầu choáng, tai ù, tóc rụng, răng lung lay, gối mềm, đau gót chân, mộng di, hoạt tinh, dương nuy hoặc phụ nữ kinh nguyệt không điều… Thận dương hư thì kiêm chứng sợ lạnh, tay chân mát, ưa ấm, chất lưỡi trắng nhợt hoặc non bệu, mạch Trầm Tế. Thận âm hư thì kiêm chứng sốt nhẹ, ngũ Tâm phiền nhiệt, mồ hôi trộm, tiểu tiện đỏ, khát nước, chất lưỡi đỏ, mạch Tế Sác.

Đau lưng do vấp ngã ứ huyết: Phát bệnh đột ngột; có bệnh sử ngoại thương rõ rệt, đau nhức kịch liệt. Căn cứ vào bộ vị vấp ngã hoặc là đau cột sống, hoặc đau lưng, hoặc đau lưng đùi, ảnh hưởng đến hoạt động của vùng lưng, không thể xoay chuyển cúi ngửa được, lao động thì đau tăng. Nếu tổn thương do sút lưng bên ngoài không có dấu vết xây xát sưng tấy. Nếu do vấp ngã thì cục bộ có thể có ứ huyết sưng đau.

Phân tích

– Chứng Đau lưng do Thái dương phong hàn: Là loại đau lưng do Biểu chứng phong hàn do cảm nhiễm tà khí phong hàn, hàn tà ở ngoài bó phần cơ biểu, xâm phạm kinh mạch Túc Thái dương Bàng quang và Đốc mạch gây bệnh. Mạch của Túc Thái dương Bàng quang kinh bắt đầu từ con mắt, liên lạc vào não, ra phía dưới gáy, kèm cột sống vào trong lưng, men thăn lưng vào khoeo chân qua bắp chân. Tà khí phong hàn xâm phạm Thái dương kinh mạch, nhẹ thì cột sống lưng cứng đau, gáy lưng cứng cũ ra. Nặng thì gáy như bị nhổ, đau cột sống, lưng như bị gãy, khoeo như xoắn lại, bắp chân như nứt ra, khắp các vùng lưng, hố chậu và khoeo chân bắp chân đều đau. Đốc mạch bắt đầu từ ven xương cùng, qua cột sống lên gáy vào Phong phủ, quản lý các kinh Dương toàn thân. Thái dương là phần biểu của tam dương, nơi hội của các kinh Dương, lại có quan hệ gắn liền với Đốc mạch, cho nên phong hàn xâm phạm, đầu tiên phạm vào Thái dương và Đốc mạch, biểu hiện chứng trạng “đầu gáy đau, cột sống lưng cứng”. Sách Thương hàn luận nói đến Thái dương bệnh, ngoài các chứng trạng đau đầu, gáy cứng, đau lưng, đau các khớp xương, thân thể đau nhức, tất phải biểu hiện các chứng phát sốt, ố hàn, mạch Phù Khẩn, điều trị theo phép tân ôn giải biểu có thể dùng các phương Ma hoàng thang, Cửu vị khương hoạt thang gia giảm.

– Chứng Đau lưng do Thái dương phong hàn với chứng Đau lưng do phong hàn thấp tý: Đau lưng do Thái dương phong hàn vì tà khí phong hàn xâm nhập vào kinh Thái dương gây nên bệnh, cho nên phát bệnh gấp, ngoài chứng trạng cột sống lưng đau cứng còn kiêm các chứng gáy lưng hoặc khoeo chân bắp chân đau, thậm chí các khớp xương toàn thân đau, tất biểu hiện chứng phát sốt, ố hàn, mạch phù…. Nếu điều trị không thích hợp, tà khí phong hàn ở cơ biểu không dứt, bệnh kéo dài có thể chuyển thành chứng tê đau cột sống lưng do phong hàn. Chứng đau lưng do hong hàn thấp tý, vì tà khí phong hàn thấp ẩn náu xâm nhập vùng lưng, ứ trệ lâu ngày ở kinh mạch Thái dương khiến cho khí huyết ở kinh mạch bị trệ rít không thông nên phát sinh chứng tê đau. Nếu cảm nhiễm phong tà là chủ yếu thì đau nhức khá nhẹ, bộ vị đau nhức di chuyển không cố định, có thể uống Khương hoạt thang. Nhưng phong tà thường cùng hàn tà, thấp tà cùng đi theo, cho nên lâm sàng thường gặp các loại tê đau do phong hàn hoặc tê đau do phong thấp. Nếu cảm nhiễm hàn tà là chủ yếu thì chứng trạng đau lưng cũng nặng hơn, hơn nữa bộ vị đau nhức cố định không di chuyển, gặp ấm có thể tạm thời giảm đau, gặp rét lạnh thì đau tăng, mạch Trầm Huyền hoặc Khẩn. Điều trị nên ôn kinh tán hàn; có thể uống Khương phụ thang gia giảm. Nếu chủ yếu là cảm nhiễm thấp tà, thì lưng đau nặng nề ê ẩm, mạch Trầm Hoãn tức như sách Kim quỹ yếu lược viết: “chứng Thận trước”, xem ở mục Lưng lạnh và nặng. Đau lưng do phong hàn thấp tý bị bệnh lâu ngày kiêm hư, khí huyết bất túc, thì phải ích Thận, bổ cả khí huyết, phù chính khư tà, có thể dùng Độc hoạt ký sinh thang.

Chứng lưng tê đau, thường là kết quả do phong hàn thấp tà cộng đồng gây bệnh, khiến cho kinh mạch khí huyết rít trệ, không thông thì đau, như Tý luận sách Tố vấn viết: “Ba khí phong hàn thấp kéo đến hợp lại mà thành bệnh Tý”.

Chứng đau lưng do Thái dương phong hàn như Nhiệt luận sách Tố vấn nói: “Thương hàn bị 1 ngày, Cự (Thái) dương bị bệnh cho nên lưng gáy đau, cột sống cứng”. Tóm lại, chuẩn đoán phân biệt chủ yếu hai chứng này là : Đau lưng do Thái dương phong hàn do ngoại cảm tà khí phong hàn, phát bệnh gấp, tất có biểu chứng phát sốt, ố hàn. Đau lưng do phong hàn thấp tý là do cảm nhiễm tà khí phong hàn thấp, phát bệnh từ từ, hơn nữa không có đầy đủ biểu chứng phong hàn.

– Đau lưng do Thận hư lao tổn: Lưng là ngoại hậu của Thận, các đường kinh đều vòng qua Thận mà liên tục tới lưng, Một khi Thận khí bị hư, tất đau lưng. Mạch yếu: tinh vi luận sách Tố vấn nói: “Lưng là phủ của Thận, xoay chuyển khó khăn là Thận sắp mệt mỏi”, tức là chỉ chứng đau lưng do Thận hư, Thận hư cũng tức là tinh khí của Thận bất túc. về nguyên nhân tinh khí của Thận bất túc, hoặc do tuổi cao Thận suy khí giảm (Thượng cổ thiên chân luận sách Tố vấn có viết: “Tạng Thận suy, hình thể đều mệt cùng cực”) đó là hiện tượng cơ năng sinh lý của con người suy thoái bình thường, cho nên người cao tuổi thường vì Thận khí bất túc mà sinh đau lưng. Nếu không phải do tuổi tác mà biểu hiện suy hư quá sớm dẫn đến đau lưng thì phần nhiều do lao tổn gây nên. Nói đến lao tổn do Thận hư gây nên đau lưng, một là chỉ cơ thể phải mang vác vật quá nặng thời gian khá dài, hoặc là mất thời gian khá dài gắng sức làm việc không vừa sức lao động, nhất là lao động ảnh hưởng đến vùng lưng ở tư thế kéo dài như ngồi lâu, đứng lâu, cúi lưng lâu v.v… dẫn đến tổn thương Thận khí tạo thành đau lưng do Thận hư. Thế nhưng có khá nhiều tình huống chỉ về sự nằm ngồi không điều độ, phòng lao quá mức dẫn đến lao tổn đau lưng do Thận hư. Thượng cổ thiên chân luận sách Tố vấn có nói: “Lấy càn bậy buông thả làm lẽ thường, say rượu nhập phòng, ham muốn làm kiệt mất tình, làm hao tán chân tinh” (chân tức là chân khí, cũng tức là Thận khí). Trương Cảnh Nhạc còn nói” Lòng ham muốn không được buông thả, buông thả thì tinh kiệt” đều là chỉ phòng lao làm tổn hại tinh khí của Thận mà biểu hiện chủ yếu là đau lưng. Thận khí lại chia ra Thận âm và Thận dương.

Đau lưng do Thận dương hư tất phải biểu hiện các chứng trạng hàn tính như: sợ lạnh, tay chân mát, ưa ấm, đại tiện nhão, thậm chí ngũ canh tiết tả, tiểu tiện trong dài hoặc đi vặt nhiều lần, lưỡi trắng nhợt, mạch Trầm Tế, đó tức là nói Dương hư thì hàn. Loại hàn chứng này không phải là hàn tà hữu dư mà nguyên nhân do Thận dương bất túc gây nên, điều trị phải ôn bổ Thận dương. Nếu đau lưng do Thận âm hư tất phải biểu hiện các chứng trạng hư nhiệt như : sốt nhẹ, ngũ Tâm phiền nhiệt, ra mồ hôi trộm, tiểu tiện đỏ, miệng khô lưỡi hồng, mạch Tế Sác, tức như nói âm hư thì nhiệt, loại nhiệt chứng này cũng không phải là dương nhiệt hữu dư mà do Thận âm bất túc gây nên, điều trị nên tư bổ Thận âm. Chứng Thận khí bất túc hoặc người cao tuổi đau lưng do Thận khí hư tổn, có thể dùng Ban long hoàn. Đau lưng do Thận dương hư, sách Kim quỹ yếu lược có nói: “Đau lưng do hư lao, bụng dưới căng gấp, tiểu tiện không lợi, cho uống Bát vị Thận khí viên”, cũng có thể dùng Hữu qui hoàn. Đau lưng do Thận âm hư có thể dùng Lục vị địa hoàng hoàn Tả qui hoàn.

– Chứng đau lưng do vấp ngã ứ huyết: Vì vấp ngã gây nên, phát bệnh đột ngột mà có bệnh sử ngoại thương rõ rệt. Nếu do vấp ngã sái khớp gây nên thì gọi là Đau do xút lưng như Thích yêu thống luận sách Tố vấn viết: “Mang nặng làm đau lưng nên huyết xấu dồn vào:. Vùng lưng không sưng trướng rõ rệt, nhưng vì biến động thể vị hoặc thở hút sâu, hoặc khi khái thấu, hắt hơi mà cảm thấy đau nhức kịch liệt đó là sau khi bị xút lưng kinh mạch khí trệ không thông gây nên, điều trị chủ yếu là hành khí giảm đau, có thể dùng Lập hiệu tán. Nếu do vấp ngã hoặc bị vật nhọn va đập gây nên đau lưng do vấp ngã, bộ vị tổn thương thường có mức độ sưng trướng ứ huyết khác nhau, hoặc sắc da thâm tím, cục bộ áp thông rõ ràng, công năng hoạt động trở ngại, điều trị chủ yếu nên hoạt huyết hóa ứ giảm đau, dùng phương Đào hồng Tứ vật gia giảm, cũng có thể dùng sấn thống tán.

Chứng đau lưng mới phát phần nhiều thuộc thực chứng, bệnh lâu ngày phần nhiều là Hư chứng. Vì cảm nhiễm phong hàn thấp tà hoặc vì tổn thương dẫn đến đau lưng kéo dài không khỏi phần nhiều kiêm Thận hư: Tóm lại, nếu Thận khí bất túc cũng dễ cảm nhiễm phong hàn thấp tà hoặc dễ vấp ngã tổn thương. Đau lưng “ gậm nhấm khó chịu phát liên miên không dứt”, đó là biểu hiện chủ yếu của đau lưng do Thận hư. Sách Cảnh Nhạc toàn thư viết: “Đau lưng do Hư chứng chiếm 8,9 phần 10”, “Nếu có thực tà gây nên yêu thông cũng không quá 2,3 phần 10 mà thôi”. Đau lưng chiếm phần nhiều là Thận dương hư tổn, Dương khí một khi bị hư thì tà khí phong hàn thấp nhân chỗ hư ẩn náu vào kinh lạc, khí huyết vì thế mà nghẽn trệ, cho nên đau lưng do bệnh lâu ngày cũng thường kiêm cả khí huyết ứ trệ, vì vậy ôn bổ Thận dương, hành khí hoạt huyết là pháp lớn để chữa chứng đau lưng. Sách Thẩm thị tôn sinh thư viết: “Các chứng đau lưng nguyên nhân đều thuộc Thận hư, nếu có ngoại tà, cũng loại trừ bỏ tà, nếu không, chỉ tập trung bổ Thận mà thôi”.

Trích dẫn y văn

Đan Khê cho rằng các loại đau lưng… không thể dùng các loại hàn lương mạnh, vì gặp hàn thì bế lắc mà đau tăng. Lời nói này chưa hẳn thỏa đáng. Tôi thường chữa cho người họ Đổng, tuổi đã lục tuần, bẩm sinh khỏe mạnh, vì nghiện rượu đến nỗi thấp nhiệt tụ ở Thái dương, đột nhiên bị bệnh đau lưng không chịu nổi, chữa khá nhiều thầy vẫn vô hiệu. Tối đến khám bệnh thấy sáu mạch Hồng Hoạt khá mạnh, vả lại chút nước cũng không uống được mà Bàng quang lại trướng gấp, liền dùng Đại phân thanh ẩm bội liều lượng Hoàng bá, Long Đởm thảo, một thang tiểu tiện được ngay, tiểu tiện thông mà đau lưng cũng biến mất, nếu cứ theo lời của Đan Khê thì thật là sai lầm (Cảnh Nhạc toàn thư – Yêu thống).

Sách Thẩm thị tôn sinh thư ghi trong Bổ Thận thang “Về phép gia giảm, nếu có phong thì gia chế Thảo ô, Thiên ma. Nếu có hàn thì bội gia Đỗ trọng, gia Quế chi, bào Phụ tử. Nếu có thấp gia xương truật, Bạch truật, Đào nhân. Nếu có nhiệt thì bỏ Khương hoạt, gia Phá cố chỉ, Hắc đậu. Nếu có đàm thì giảm Tri, Bá mỗi thứ một nửa, gia chê Nam tinh, chế Bán hạ, Phục linh. Nếu có thực thì bội Cô chỉ, gia Thần khúc, Mạch nha, chỉ thực. Nếu có khí thì giảm Tri, Bá mỗi thứ một nửa, gia Bạch khấu nhân, Bạch đàn hương, Ô dược, Thanh bì. Nếu có ứ huyết, bỏ Tri, Bá, bội Nguyên hồ, Đương qui đổi thành Quy vĩ, gia Nhục quế, Sài hồ, Đào nhân, nặng hơn thì gia Ngũ linh chi. Nếu vấp ngã sút lưng, bỏ Tri, Bá bội Nguyên hồ, Quy thân, gia Khương hoạt, Độc hoạt, Nhũ hương, Trạch tả, Đào nhân hoặc gia Nhục quế, Xích thược…

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây