Cách chữa Táo bón đơn giản tại nhà đặc biệt hiệu quả

Chữa bệnh tại nhà

Táo bón là một loại bệnh phân bị khô cứng khó ỉa, thời gian đại tiện rất lâu, muốn ỉa mà không ỉa được. Thông thường sau khi ăn cơm 48 tiếng mà không đại tiện thì coi là bệnh táo bón. Nhưng vì thói quen đại tiện của mọi người không giống nhau, phải căn cứ vào thói quen đại tiện của từng người và khi đại tiện có dễ dàng hay không mới có thể phán đoán chính xác được người đó có bị táo bón hay không.

Đông y cho rằng táo bón không những có quan hệ đến việc công năng truyền dẫn của đại tràng thiếu cân bằng mà còn có quan hệ mật thiết với việc nhận, vận chuyển lên, xuống của tì vị, nhiệt độ và công năng khí hoá của thận thất thường. Đông y chia táo bón làm hai loại hư và thực, thực có nhiệt bí và khí bí, hư có hư bí và lãnh bí. Người bị nhiệt bí thì mặt đỏ, người nóng, mồm thối, môi lở, nước tiểu vàng, người bị khí bí hay ợ hơi, tức ngực, đau bụng. Người bị hư bí đều do khí huyết không đủ, hoặc là sắc mặt xanh xao, mệt mỏi yếu đuối, tới gần nhà vệ sinh thì mệt mỏi, vã mồ hôi, đại tiện không khô lắm đó là táo bón do khí hư. Sắc mặt xanh xao, váng đầu, tim đập mạnh, mắt hoa, đó là táo bón huyết hư. Đặc trưng của người thuộc lãnh bí là dương khí hư tổn, nước tiểu trong, chân tay lanh, thích nóng, sợ lạnh.

táo bón ở trẻ em
Táo bón ở trẻ em

Nội dung chữa bệnh táo bón

Đầu tiên phải xây dựng lòng tin khôi phục công năng lí bình thường, luyện thành thói quen hàng ngày đi ỉa đúng giờ, dù có đại tiện được hay không thì đúng giờ cũng vào nhà vệ sinh, để xây dựng phản xạ điều kiện.

Người ăn ít thì nên ăn nhiều những thứ dễ đại tiện như rau xanh, đỗ vàng, khoai lang.

Người ăn nhiều thịt cá, nên ăn nhiều loại rau xanh, hoa quả như táo, hồng, nho, bưởi, lê, cam, quýt, chuối tiêu, hẹ, đậu, khổ qua, dưa chuột, rau cần, mâng.v.v…

Uống nhiều nước sôi. Chất lượng và số lần đại tiện có quan hệ chặt chẽ với lượng nước uống, nếu trong ruột giữ một lượng nước đầy đủ để làm nhão phân, đại tiện sẽ dễ dàng.

Sinh hoạt phải có nền nếp, tránh kích thích về tinh thần.

Phải phân biệt rõ tính chất của táo bón, nhằm đúng bệnh mà chọn phương pháp chữa bệnh.

Thể chất kém, khả năng co bóp của cơ bụng kém, nên tham gia lao động chân tay hoặc rèn luyện thể duc.

Phương pháp chữa bệnh táo bón

Phương thuốc hiệu nghiệm

  1. Bạch thược sống 30 gam, cam thảo sống 12 gam, sắc uống ngày 2 lần, dùng cho người nhiệt bí.
  2. Hạt cải củ 6 gam, bồ kết 3 gam, nghiền nhỏ để uống, dùng cho người khí bí.
  3. Vừng 100 gam, lá chè 5 gam, đại hoang 10 gam, nghiền nhỏ để uống, ngày hai lần, dùng cho người huyết hư.
  4. Cứu hoàng kỳ 30 gam, đảng sâm sao, 15 gam, hoài sơn dược 30 gam, bạch thược sống 30 gam, cam thảo sống 12 gam, sắc uống, ngày hai lần, dùng cho người khí hư.
  5. Nụ hoa quỳ 15 gam, quả dâu 30 gam, mật ong 30 gam, hai vị trên sắc lấy nước đặc, cho thêm mật ong quấy đều để uống, ngày 2 lần, dùng cho người lãnh bí.
  6. Quyết minh tử 9 gam, sắc uống, ngày 2 lần.
  7. Sinh địa 30 gam, sắc uống, ngày 2 lần.
  8. Quả hồ đào 30 gam, mỗi tối ăn trước khi đi ngủ.
  9. Phương thuốc 6-8 dùng cho người táo bón theo thói quen.
  10. Hạt vừng đỏ 30 gam (giã nhỏ), đường phèn 15 gam, cô đặc uống dần.
  11. Một ít hạt thông rang thơm bỏ vỏ, ngày 2 lần, ăn lúc đói, mỗi lần 15 gam.
  12. Phương thuốc 9-10 hợp với người tuổi già bị táo.

    Hạt vừng có tác dụng chữa táo bón
    Hạt vừng có tác dụng chữa táo bón

Phương pháp ăn uống

  • Khoai tây giã lấy nước, mỗi sáng sớm lúc đói bụng uống 50 gam
  • Nước rau xanh 200 gam, dầu vừng 50 gam, nấu chín ăn nóng.
  • Vừng đen 30 gam, chuối tiêu 250 gam, vừng đen rửa sạch, rang chín dở, lấy chuối tiêu chấm, vừng ăn.
  • Mộc nhĩ trắng 10 gam, gạo tẻ 100 gam, đại táo 10 quả, đường phèn 30 gam, cùng nấu cháo dễ ăn, ngày một lần.

Chữa bệnh bên ngoài

  1. Mỗi ngày trước khi đại tiện lấy ngón tay cái ấn huyệt nội đình (ở kẽ ngón chân thứ hai và thứ ba) mỗi lần 2-3 phút.
  2. Lấy tay xoa bụng xuôi theo kim đồng hồ sáng tối 2 lần, mỗi lần từ 5-10 phút.
  3. Lấy xà phòng vót nhọn, nhét vào hậu môn, nằm nghỉ một lát rồi đi đại tiện.
  4. Lấy một ít bột đại hoàng, cho dấm quấy thành hồ, đắp vào rốn, lấy băng dính dính lại.

Những việc cần lưu ý

  1. Táo bón chỉ là một loại triệu chứng, rất nhiều bệnh mạn tính có thể gây nên táo bón, vì vậy chữa táo bón không phải là chữa tận gốc mà chỉ là giải quyết hiện tượng bề mặt, cần tìm ra nguyên nhân chủ yếu dẫn đến táo bón, nhằm đúng bệnh chữa bệnh thì mới có thể giải quyết vấn đề táo bón một cách triệt để.
  2. Có một số người thích ăn sữa bò, thực phẩm làm từ sữa, trứng.v.v. kỳ thực những loại thực phẩm này càng làm táo bón thêm trầm trọng, nên ít ăn là tốt.
  3. Có một số bệnh nhân thích dùng thuốc nhuận tràng, kì thực dùng quá nhiều thuốc nhuận tràng làm cho tính nhậy cảm của đường ruột giảm đi, tạo tính ỷ lại vào thuốc nhuận tràng.
  4. Người tuổi già sức yếu, khí huyết suy nhược, không nên vì một lúc nhẹ nhõm mà cố tháo thụt, để khỏi tổn thương chính khí, bệnh tình thêm trầm trọng.
  5. Phụ nữ có thai phải thận trọng khi dùng thuốc nhuận tràng, để tránh ảnh hưởng thai nhi, thậm chí còn gây sẩy thai.

Chữa bệnh tại nhà
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận