Trang chủChăm sóc béÝ nghĩa dinh dưỡng của các thức ăn với trẻ nhỏ

Ý nghĩa dinh dưỡng của các thức ăn với trẻ nhỏ

Chất bột

Lúa mì, gạo, ngô, đại mạch v.v… khi được xay thành bột là những thực phẩm dành cho các trẻ trên 2 tháng.

Ngoài thị trường có nhiều loại bột cho trẻ em : loại để pha nước ăn ngay; loại trộn sẵn với sữa, đường; loại không có sữa, đường có trộn sẩn chất trái cây, rau, ca cao v.v… Có lẽ loại tiện dụng nhất là bột có sẩn sữa, chỉ cần pha nước sôi vào là dùng được.

  • Loại bột không có GLUTEN

Gluten là một loại prôtêin có trong lúa mì, đại mạch, yến mạch. Gạo và ngô không có gluten.

Một số trẻ không chịu được gluten, khi ăn có thể có những phản ứng. Bởi vậy, nên cho các trẻ này ăn bột gạo, bột ngô cho hết tháng thứ 5.

  • Lượng bột thích hợp

Hiện nay, người ta có xu hướng cho trẻ ăn ít chất bột đi, hoặc không ăn cũng được. Vì chất bột cung cấp cho cơ thể một số calo phụ dưới dạng đường, nhưng chất đường này chỉ để dự trữ và làm cơ thể tăng cân lên thôi chứ không có tác dụng thiết thực tới sự phát triển của cơ thể trẻ em.

Bởi vậy, chỉ nên cho trẻ ăn ít hoặc vừa phải sau tháng thứ 3. Nên cho trẻ ăn loại bột nhạt, không có gluten cho tới tháng thứ 5. Mới đầu chỉ cho Bé ăn 1 thìa cà phê, rồi tăng dần lên 2, 3 thìa cho tới tháng thứ 5. Tới tháng thứ 6, có thể cho Bé ăn bột đặc, súc bằng thìa.

Khoai lang chữa táo bón
Khoai lang

Rau

Rau là nguồn cung cấp vitamin và muối khoáng. Nên cho trẻ ăn nước rau từ tháng thứ 4, thứ 5.

Nước “rau” bao gồm cả nước các loại củ và hạt như đậu, cà rốt, khoai tây. Cần chú ý nước rau dễ tiêu tới mức có thể làm cho Bé đi phân lỏng, nhất là loại đậu Hà-lan. Nước súp nâu với khoai tây chỉ nên cho các cháu ăn từ tháng thứ 5.

Nước cà rốt nguyên chất hoặc phối hợp với một số rau khác cũng rất thích hợp với bộ tiêu hóa của các cháu bé. Các cháu lớn 3, 4 tuổi rất thích được ăn cà rốt sống.

Cà rốt rất giàu caroten là một chất dễ chuyển thành vitamin A rất cần cho cơ thể. Cà rốt lại còn chữa được chứng đi phân lỏng. Da trẻ em nhiều cà rốt có thể có màu vàng cam ở mặt và bàn tay nhưng không có tác hại gì và sẽ chóng hết màu. Có thể nấu súp cà rốt cho trẻ như sau :

Cạo vỏ và cắt cà rốt thành từng khoanh. Nấu 500 g cà rốt trong 1 lít nước. Đậy vung nồi và nấu nhỏ lửa khoảng 10 phút, cho cà rốt chín mềm. Lấy ra cho vào máy xay hoặc nghiền thật nhỏ cho thêm 2-3 g muối. Bỏ lại vào nước, quấy đều rồi đổ vào bình vẫn dùng cho Bé bú sữa. Để cho Bé bú nước súp cà rốt, nên dùng các núm vú giả có lỗ khá lớn. Có thể để lâu 24 giờ trong tủ lạnh. Trước khi cho Bé bú bình, lắc mạnh bình để cho cà rốt trộn đều vào nước.

Khoai tây

Khoai tây có 20% chất bột và các chất muối khoáng khác. Bởi vậy, cũng có giá trị dinh dưỡng giống một số các loại hạt. Ngoài công dụng cung cấp cho cơ thể một số calo, khoai tây còn có tác dụng làm trẻ em quen với :

  • Một thức ăn trung gian giữa thức ăn lỏng và thức ăn đặc.
  • Làm thực phẩm nên để nấu với các loại thực phẩm khác như rau, thịt, cá, trứng v.v… thường các cháu bé dễ ăn. 100 g khoai tây luộc cung cấp 85 calo, 100 g khoai tây rán cho 400 Tuy vậy, chỉ nên cho các cháu từ 10-11 tháng trở đi ăn khoai tây rán. Nên rán (chiên) với ít mỡ, ít muối và cho các cháu ăn những miếng rán mềm. Không ăn những miếng rán dòn vì khó nuốt.

Những quả su su khó tiêu hơn, trẻ 3-4 tuổi mới ăn được. Các loại thực phẩm khô như đậu hạt, giàu prôtêin và muối khoáng, chất sắt và phôtpho nhưng chỉ hợp với trẻ từ 18 tháng trở đi, có khi từ 2 tuổi trở đi. Nên nấu phối hợp với các loại rau khác.

Củ cải đỏ

Nhiều trẻ thích ăn củ cải đỏ. Các cháu từ 5-6 tháng trở đi có thể ăn củ cải đỏ nghiền nát nguyên chất hoặc trộn với các loại thực phẩm khác.

CHÚ Ý :

Nên để các loại rau, củ ở chỗ mát và dùng trong vòng 24 giờ vì chúng dễ bị hỏng. Trong phân trẻ em ăn cà rốt có thể có những phần cà rốt nhỏ chưa tiêu; trẻ em ăn rau có phân màu xanh; trẻ em ăn củ cải đỏ nước tiểu và phân có màu đỏ : đây là các hiện tượng bình thường.

Khi rửa và nấu chín, các loại rau dễ bị mất đi một số vitamin. Bởi vậy, sau khi rửa, không nên ngâm rau lâu trong nước. Khi luộc hoặc nấu, dùng ít nước, bỏ thêm ít muối và khi chín bỏ ra ngay không đun lâu. Trẻ cũng thích được ăn khoai tây nướng rồi bóc vỏ, nghiền với ít bơ. Không được ăn vỏ khoai tây vì có thể có các thuốc độc trừ sâu.

Ăn rau tốt vì có các chất xơ, làm cho việc tiêu hóa được dễ dàng. Các loại rau khô, đóng hộp cũng tốt và tiện dụng nhưng ít chất bổ hơn rau tươi.

Trái cây (quả)

Các trái cây đều giàu vitamin c, đều thích hợp với trẻ với điều kiện là phải chín. Có 3 loại quả có thể cho trẻ em ăn từ sớm, đó là : cam, chuối và táo.

CAM – Cam rất giàu Vitamin c, trẻ em bú sữa công nghiệp cần ăn thêm nước cam mặc dù hiện nay, một số sữa bột đá được trộn sắn vitamin c.

Ngay từ tuần thứ 2, thứ 3 đã có thể cho trẻ uống thêm một ít nước cam pha với nước, đường. Mới đầu, chỉ cho Bé uống một thìa cà phê, rồi tăng dần lên 2-3 thìa hoặc bớt lượng nước pha đi. Tuy vậy, với các trẻ 4 tháng, cũng không nên cho uống quá 2-3 thìa súp nước cam, trong 1 ngày.

CHUỐI – Chuối chứa 20% chất bột. Chuối xanh khó tiêu. Chuối chín dễ chuyển thành chất đường, dễ tiêu.

Trẻ em từ 4-5 tháng tuổi có thể ăn chuối. Mới đầu, chọn trái chuối chín, thả vào nước sôi trong vài phút, sau này, có thể cho các cháu ăn tươi và dằm cho nát. Chuối cũng như cà rốt có tác dụng chống đi phân lỏng. Có thể dùng thìa cho các cháu ăn hoặc nghiền thật nát rồi cho vào bình sữa.

TÁO – Giống như chuối, trẻ em có thể ăn táo từ tháng thứ 4, thứ 5. Trong táo có chất xen-lu-lô chống sự táo bón; có chất pectin chống ỉa chảy.

Để trị chứng táo bón, bạn rửa sạch táo chín, để cả vỏ cho Bé ăn vào buổi sáng. Chất xen-lu-lô sẽ tích tụ trong ruột già của Bé, kích thích ruột hoạt động, co bóp.

Để trị chứng ỉa chảy, bạn chọn trái táo chín, gọt vỏ hay không gọt vỏ cũng được, bỏ hạt đi rồi nghiền nát. Mỗi giờ, cho Bé ăn 2 thìa (loại thìa cà phê). Chất pectin trong thành phần táo có tác dụng hút nước và các chất độc ở ruột.

Ngoài chuối, cam, táo còn có nhiều loại quả khác cũng chứa nhiều vitamin C. Nhưng nên nhớ : cho trẻ em ăn những trái chín, loại có vỏ để bóc hoặc gọt thì tốt. Dù là loại có vỏ, cũng nên rửa sạch trước khi gọt. Ăn những quả tươi tốt hơn quả khô hoặc đã luộc chín.

Trẻ em từ tuổi lên 2 trở đi cổ thể ăn mọi thứ quả. Tuy vậy, nên biết có một số quả có những đặc tính như : mận có tính tẩy ruột nên có trẻ em ăn bị ỉa chảy; quả dâu có thể gây dị ứng ngứa. Bởi vậy, nên cho các cháu ăn ít một và chú ý xem phản ứng cơ thể của cháu như thế nào.

Những loại mứt trái cây có thể cho các trẻ em 3-4 tháng ăn ít một. Đối với những trẻ lớn hơn, không nên để các em tự do lấy mứt, nhất là loại để cả quả vì các em có thể bị nghẹn khi nuốt. Đối với các loại quả khô cũng vậy.

Các loại rau, củ và trái cây thường cho trẻ em ăn từ tháng thứ 4, thứ 5. Mới đầu, chỉ dùng một vài thìa cà phê nước rau, củ hay quả trộn với sữa. Sau tăng dần từ 50 g tới 100 g mỗi bữa và tiến tới cho các cháu ăn canh rau.

Thịt

Thịt là nguồn prôtêin để cung cấp cho cơ thể. Trẻ em từ 5 tháng tuổi trở đi được cho ăn thịt, thường bắt đầu là thịt bò rồi tới thịt cừu, jambon, thịt bê, thịt gà v.v… Thịt heo (lợn) cũng như thịt jambon nên để trẻ lớn từ 2 tuổi trở lên mới cho ăn vì khó nhai và khó tiêu. Khi cho các cháu ăn, nên bỏ mỡ đi và nấu thật chín. Nói chung, không nên cho trẻ em ăn thịt mỡ.Cá là thần dược với bệnh tim mạch

Nhiều người nghĩ rằng cá không bổ bằng thịt vì nhìn thấy ít béo hơn. Nhưng thực chất thì lượng prôtêin trong thịt và cá bằng nhau nên cá bổ không kém gì thịt.

Trẻ em từ 5 – 6 tháng tuổi có thể bắt đầu ăn cá. Nán cho các cháu ăn cá tươi loại không có mỡ hoặc ít mỡ; mới đầu ăn độ 10 g sau tăng dần. Trẻ 1 tuổi, có thể ăn 50 – 60 g cá trong 1 ngày.

Cá tươi phải nấu thật chín. Ngoài cá tươi, Bé cũng có thể ăn cá hộp.

Trứng

Trứng là món ăn hoàn hảo vì có đủ các chất để tạo thành một sinh vật, nhưng phải chọn trứng tươi và cho trẻ em ăn ít một. Nhiều trẻ em ăn trứng nhiều bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, ỉa chảy, dị ứng ngứa v.v… Thông thường nên cho ăn như sau :  4 – 5 tháng : lòng đỏ trứng chín; 10 tháng : trứng chín cả lòng trắng lòng đỏ; 1 năm : trứng rán; 15 tháng : trứng chiên bơ.

Sữa

Mặc dù trẻ đã ăn được mọi thứ thực phẩm, vẫn phải cho các cháu tiếp tục uống sữa hoặc ăn những sản phẩm của sữa, trung bình 400 tới 500 ml sữa mỗi ngày. Có thể dùng sữa để nấu các món thức ăn hoặc làm bánh tráng miệng.

Nếu Bé đã ăn đủ phần sữa trong ngày trong thức ăn hoặc bánh thì không nên cho Bé uống thêm sữa.

Yaourt

Do tác dụng của một số vi khuẩn, một phần chất lactose trong sữa chuyển thành axít lactic có tác dụng giúp cơ thể tiêu hóa các chất prôtêin, và hấp thụ chất canxi dễ dàng hơn. Tại các cửa hàng thực phẩm, người ta thường bán nhiều loại yaourt : loại từ sữa nguyên chất, loại pha đường, loại có nước trái cây, có trộn mứt; loại cứng, mềm hoặc lỏng… Lượng prôtêin và canxi có trong 125 g yaourt bằng lượng các chất đó có trong 150 ml sữa. Trẻ từ 5 tháng có thể bắt đầu ăn yaourt thay sữa nhất là đối với một số cháu không chịu ăn sữa và có phản ứng với chất lactose.

Phó mát

Phó mát là sản phẩm làm từ sữa, rất giàu muối khoáng và canxi, cần thiết cho sự phát triển cơ thể trẻ em. 30 g phó mát gruyère có lượng canxi chứa trong 250 ml sữa. Ngoài ra, còn có prôtêin và chất béo,

Người ta bắt đầu cho trẻ ăn phó mát khi các cháu tới 6 – 7 tháng tuổi. Mới đầu nghiền hoặc cắt thành miếng nhỏ, kể cả đối với loại phó mát mềm như camembert, brie, roquefort v.v…

Thực phẩm hạt

Trẻ em từ 10 – 11 tháng, có thể ăn các loại thực phẩm hạt như lúa mì, gạo, ngô (bắp) v.v… nướng hoặc xay thành bột. Có thể trộn các loại thực phẩm này với sữa nóng hoặc nguội, thêm với một ít đường.

Bánh

Bánh bích quy – loại bánh mì ngọt nướng trong lò – có thể dùng cho các trẻ 6 – 7 tháng ăn bằng cách bẻ nhỏ rồi cho vào sữa.

Chỉ nên cho trẻ trên 18 tháng ăn các loại bánh ga-tô có kem.

Các cháu từ 18 tháng trở đi mới ăn bánh mì mềm, vì khó tiêu. Nên cho các cháu ăn loại bít-cốt (nướng 2 lần).

Sô cô la, cacao

Các cháu từ 8 – 10 tháng mới ăn được sôcôla và cacao. Nên ăn ít một và thỉnh thoảng mới ăn.

Kem, nước đá

Các cháu từ 2 – 3 tuổi trở đi mới được ăn kem, nước đá và thỉnh thoảng mới ăn. Nên mua kem ở cửa hàng, tránh những hàng kem bán rong, không đảm bảo vệ sinh và thường chỉ là nước đá.

Kẹo

Trẻ em hay ăn kẹo thường bị các chứng : sâu răng, chán ăn, rối loạn tiêu hóa. Không được cho trẻ ăn kẹo buổi tối vì chất đường kính vào răng qua đêm sẽ hủy hoại men răng và làm sâu răng. Bé ngậm kẹo đi ngủ là việc rất nguy hiểm vì kẹo có thể lọt vào cổ họng xuống đường hô hấp gây tắc thở.

Cha mẹ không nên cho trẻ ăn kẹo buổi tối chỉ vì để cháu khỏi quấy và mình được yên.

Thức ăn làm sẵn : thịt, rau, quả hộp

Những thức ăn làm sẵn đựng trong hộp, chai như thịt, rau, quả của các hãng sản xuất có uy tín thường được kiểm tra kỹ lưỡng về các mặt vệ sinh, không có chất độc hại.

Những thức ăn đó thường được nghiền kỹ nên trẻ em ăn dễ tiêu. Trong thời gian, trẻ chuyển từ thức ăn loãng tới thức ăn đặc có thể cho thêm 2, 3 rồi 4 thìa loại thực phẩm này vào bình sữa cho trẻ ăn. Khi đi du lịch hoặc di chuyển từ nơi này sang nơi khác, loại thức ăn làm sẵn này cũng tỏ ra rất tiện dụng.

Tuy vậy, chỉ nên dùng trong một thời gian ngắn, không nên để trẻ quen với thức ăn nghiền, sau này sẽ ngại ăn những thức ăn phải nhai.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây