Xử lý các vấn đề ăn uống của trẻ nhỏ một cách khoa học

Chăm sóc bé

Ăn uống là vấn đề quan trọng khiến cha mẹ luôn phải để tâm và đặt ra nhiều câu hỏi như : – Con mình ăn thế đã đủ chưa ? – Liệu Bé ăn thế có tiêu không ? Tại sao con khóc ? Vì còn đói hay chưa nuốt được hạt đậu ? Tại sao nó không chịu ăn ? Có nên thay loại sữa khác hay không ?

Trong mục này, chúng ta sẽ đề cập tới các vấn đề :

  • Tại sao Bé khóc ? Khóc trước bữa ăn và sau bữa ăn có gì khác nhau ?
  • Khi nào nên thay đổi giờ giấc, chế độ, món ãn ? Thay thế nào ?
  • Tại sao Bé không chịu ăn ?

Tại sao Bé khóc ?

Bé khóc có thể vì ĐÓI hoặc vì ĐẦY, KHÔNG TIÊU. Cần phải nhận biết 2 hiện tượng này để khỏi bắt Bé ăn nữa khi bụng Bé bị đầy, chưa tiêu hóa hết bữa ăn trước.

* Nếu khóc vì đói, Bé sẽ khóc vào những thời gian giống nhau, vào khoảng 15 phút trước giờ được ăn, tiếng khóc to, khỏe và có thái độ vội vã khi được cho bú mẹ hay bú bình.

Nếu Bé ngậm vú rồi lại bỏ ra khóc thì chắc vú mẹ hết sữa mà Bé còn đói. Phải cho Bé bú bình thêm.

Hình ảnh trẻ ăn
Hình ảnh trẻ ăn

Nếu bình hết sữa mà Bé khóc thì cũng vậy.

* Nếu khóc vì đau bụng, Bé thường co chân lại, gập chân vào bụng. Bụng Bé tròn căng, hay đánh hơi. Đôi khi mặt tái và khóc từng cơn vào thời gian nhất định trong ngày.

* Những nguyên nhân khác :

  • Bé bú mạnh, sữa vào nhanh quá; thường là trường hợp bú bình. Nếu vậy, phải thay núm vú khác ít lỗ hơn. Trong khi Bé bú, thỉnh thoảng lại rút núm vú ra để Bé kịp nuốt hoặc có thời gian ợ không khí Bé đá nuốt theo sữa ra.
  • Bé khát vì đang mùa nóng, phòng nóng hoặc Bé bị sốt : cần cho Bé uống nước.

Khi nào thay đổi chế độ ăn của Bé ?

Từ 3 tháng tới 12 tháng, Bé luôn phải thay đổi giờ giấc của bữa ăn vì đang ăn 6 bữa phải đổi thành 5 rồi 4 bữa.

Bé còn phải thay thức ăn, đang quen ăn ngọt lại chuyển sang ăn mặn; đang bú tí mẹ lại chuyển sang bú bình rồi lại ăn bằng thìa, uống bằng ly.

Từ tháng thứ 6 tới tháng thứ 12, Bé mọc răng nên hay quấy khóc. Bởi vậy, muôn thay đổi giờ giấc, thức ăn cho Bé cần làm thế nào để Bé châp nhận được ?

Thường thì số các bữa ăn của Bé như sau :

  • Mới sinh : 6 bữa mỗi ngày.
  • 3 tháng : 5 bữa.
  • 4,5 tháng : 4 bữa.

Tuy vậy, không phải trẻ nào cũng ăn như thế. Có trẻ mới 2 tháng đã ăn 5 bữa, lại có trẻ khác giữ mức bú 5 lần mỗi ngày cho tới khi 5 tháng tuổi. Mỗi khi thay đổi số bữa, nên hỏi ý kiến bác sĩ để quyết định vẫn theo số bữạ như cũ hoặc rút bớt đi.

Muốn thay đổi lượng thức ăn hoặc cho Bé ăn một loại thực phẩm mới thì nên thực hiện như thế nào ? Phải thực hiện dần dần để dạ dày của Bé có điều kiện làm quen. Thí dụ muốn cho Bé ăn thêm thịt, hôm nay chỉ cho Bé ăn 1 thìa nhỏ cà phê, mai mốt tăng lên 2 thìa. Nếu Bé có vẻ chịu, hợp với thức ăn mới, sẽ tăng lên nữa. Đối với các loại rau cũng như vậy.

Để Bé thích hợp được với sự thay đổi, nên chú ý :

  • Nếu bạn là người thường cho Bé ăn thì chính bạn phải cầm trịch sự tiến hành thay đổi này.
  • Chỉ nên thay đổi một thứ trong ngày. Thí dụ : hôm nay chỉ cho Bé ăn thêm thịt. Còn việc tập ăn đậu, lại để tới hôm khác.
  • Nên chọn thời gian thích hợp. Không thay đổi khi Bé bị sốt, hoặc đang mọc răng.
  • Cho Bé ăn thực phẩm mới lúc Bé đang đói.
  • Nếu Bé không chịu ăn, không nên ép, nhưng cũng không bỏ cuộc. Lần sau lại cho Bé ăn.

Sau đây là một số cách để làm giảm sự chú ý của Bé tới sự thay đổi :

Khi bắt đầu cho Bé ăn bằng thìa, nên dùng thìa nhựa mềm để đề phòng Bé lắc đầu, có thể bị đau miệng. Khi cho thực phẩm vào miệng, không đặt vào đầu lưỡi mà đặt vào gịữa miệng. Khi chuyển từ thức ăn ngọt sang ăn mặn mới đầu chỉ cho hơi mặn. Nhiều khi, cho Bé ăn cả thức ăn Bé đã quen cùng thức ăn mới hoặc cho ăn một thìa thức ăn mới, một thìa thức ăn cũ.

Từ 10 – 11 tháng, Bé thích ăn lấy. Hãy để Bé sử dụng thìa súc những loại thực phẩm mềm như cà rốt, chuối.

Trẻ em thường không thích sự thay đổi và e ngại trước điều lạ. Bởi vậy, muốn làm cho các cháu quen, người lớn nên tránh ép buộc các cháu và cần phải kiên nhẫn.

Nếu Bé không thích ăn bằng thìa, ta cần suy nghĩ xem có phải ta đã làm đau cháu khi cho thìa vào miệng không ? Nếu không, hãy đưa chiếc thìa cho cháu làm quen và ngày hôm sau lại sử dụng thìa cho cháu ăn lại.

Chú ý không bao giờ làm cho Bé sợ sự thay đổi mới.

Bé không chịu ăn

Việc Bé không chịu ăn thường không phải là điều quan trọng, trừ một trường hợp :

Bé tự nhiên không chịu ăn, không chịu uống một tí gì. Ngoài ra còn kêu khóc từng cơn đeu đeu kèm theo nôn ói.

Càn đưa Bé tới bác sĩ ngay vl hiện tượng này có thể phải phẫu thuật ngay do các chứng tắc ruột, Vông ruột v.v… Thường bác sĩ cỏn phải thứ xem phân Bé có máu không.

Nếu bị bệnh, sốt thì việc Bé không chịu ăn là bình thường. Nhưng nếu Bé đang khỏe mạnh mà không chịu ăn, thì bà mẹ nào cũng không thể yên tâm, vì thắc mắc và lo ngại :

“Có phải là Bé đang bệnh hoặc sắp bệnh hay không ?”.

Hiện tượng bỏ ăn kèm theo những triệu chứng khác

Khi thấy trẻ không chịu ăn, chúng ta phải chú ý tìm xem có những triệu chứng gì kèm theo hiện tượng này không, như : cặp sốt để biết thân nhiệt có tăng không; chú ý xem trẻ có bị sổ mũi, ho, nổi mẩn đỏ ở người, ỉa chảy, táo bón, nôn ói không.

Nếu thây một trong những triệu chứng vừa kể, cần phải nói với bác sĩ để xác định rõ bệnh. Nhiều khi Bé bỏ ăn chỉ vì những chứng thông thường như viêm họng, nghẹt mũi khiến Bé phải thở bằng miệng. Do đó, khi bú hay nuốt, Bé không thở được.

Những điều sau đây cũng làm Bé không muốn ăn : bữa trước đã cho Bé ăn nhiều quá, sữa đặc quá hay loãng quá; Bé chưa quen với thức ăn mới như bột, nước rau; cơ thể Bé thiếu vitamin, chất sắt…

CHÚ Ý :

Dù Bé không chịu ăn vì không quen thức ăn, vì bị bệnh nhưng KHÔNG BAO GIỜ ĐƯỢC ÉP BÉ ĂN. Nếu Bé bỏ ăn vì bệnh thì đó là một phản ứng tự nhiên của cơ thể. Khi nào khỏi, Bé sẽ ăn lại. Cũng không nên vội cho Bé ăn trở lại sớm, khi Bé chưa yêu cầu. Người lớn cần phải kiên nhẫn. Khi bộ máy tiêu hóa được phục hồi, tự nhiên Bé sẽ đòi ăn, và sẽ ăn khỏe lạ thường trong vòng 1 hay 2 tuần lễ.

Bỏ ăn vì mọc răng

Con của bạn đã được 6 – 7 tháng. Mấy ngày hôm nay, cháu khóc quấy, ngủ không yên giấc, rãi nhiều, phân khi đặc, khi lỏng. Hãy nhìn vào lợi của cháu : lợi đỏ và bị phồng lên. Đó là vì có một cái răng trong lợi đang muốn chui ra làm Bé khó chịu. Bao giờ, răng mọc xong, Bé lại đòi ăn trở lại.

Bỏ ăn vì không thấy ngon miệng

Cũng giống như người lớn, có bữa này Bé ăn ngon miệng, bữa khác lại không muốn ăn. Bởi vậy, nên thay đổi món ăn để kích thích sự thèm ăn của Bé. Không nên cho Bé ăn mãi một thứ. Hôm qua Bé thích ăn cà-rốt, nhưng hôm nay không chịu ăn vì đã thấy chán. Ngoài ra, trẻ em nào cũng có những thời kỳ nào đó không muốn ăn. Qua giai đoạn này, các cháu sẽ ăn bình thường trở lại.

Hình ảnh trẻ chán ăn
Hình ảnh trẻ chán ăn

Tính háu ăn của trẻ em

  • Từ lúc mới sinh tới tháng thứ 5, 6 :

Ở độ tuổi này Bé thường háu ăn. Những trẻ bình thường khi được cho bú bình, sẽ nắm chặt lấy bình và tu không còn một giọt ! Có lẽ, vì các cháu cần phải có đủ năng lượng để phát triển, mỗi tháng ít ra cũng phải tăng cân từ 800 g tới 1 kg. Tuy vậy, thỉnh thoảng các cháu cũng có thể lười ăn một, hai bữa mà không có nguyên nhân gì, hoặc do mẹ thay đổi giờ ăn. Sau một vài ngày, cháu bé sẽ lại chóng quen với giờ giấc mới.

  • Từ 6 tháng tới 1 năm :

Bé vẫn ham ăn, nhưng kém trước. Vì bây giờ Bé chỉ cần tăng 300 g mỗi tháng thôi.

Trong thời kỳ này, có một số nguyên nhân làm Bé kém ăn một vài ngày như : mọc răng và mẹ bắt đầu cho Bé ăn những thức ăn cứng để Bé tập nhai.

  • Từ 1 năm tới 18 tháng :

Tuổi háu ăn những tháng đầu đã qua rồi. Bây giờ Bé đã nhận biết được về mùi, vị; đá biết thích món này hơn món kia. Bởi vậy, Bé từ chối không ăn có thể là vì không thích món đó và muôn chứng tỏ mình đã có khả năng lựa chọn và quyết định. Một số đă biết sử dụng việc ăn hay không ăn để làm nũng mẹ, bắt buộc mẹ phải làm theo ý mình. Thái độ nhiệt tình với bữa ăn của 50% trẻ em trong lứa tuổi này, thay đổi từng ngày, từng bữa.

Các cháu thường thích những món ăn ngon, mới lạ. Ở tuổi này, có thể bắt đầu giáo dục các cháu về sự sạch sẽ trong khi ăn.

  • Trên 18 tháng :

Bé đã ăn được mọi thứ thức ăn như người lớn và nề nếp ăn uống đã ổn định.

  • Từ 2 tuổi rưỡi :

Ở độ tuổi này, Bé có xu hướng làm nũng bố mẹ hơn, muốn bố mẹ luôn chú ý tới mình. Bởi vậy, thỉnh thoảng Bé không chịu ăn món này, món khác là để phát huy quyền lựa chọn, nhưng cũng có thể là để yêu cầu bố mẹ phải chiều chuộng hơn.

Thái độ của người lớn là :

  • Không bao giờ ép buộc các cháu phải ăn.
  • Không nên dọa phạt hay treo giải thưởng để các cháu chịu ăn.

Làm như vậy, sau này các cháu sẽ dựa vào việc mình có ăn hay không để làm khó dễ bố mẹ, đòi hỏi điều này điều khác.

  • Các bữa ăn không nên lâu quá nửa giờ. Không nên cho các cháu ăn lại món ăn mà bữa trước cháu đã từ chối.Từ 2 tuổi rưỡi tới 3 tuổi, chỉ nên cho ăn 3 lần trong ngày.
  • Nếu buổi sáng, cháu bé có vẻ chưa muốn ăn, hãy cho cháu uống 1 chén nước đường. 15 phút sau, cháu sẽ cảm thấy đói.
  • Khi thấy cháu bé không chịu ăn, bố mẹ nên bình tĩnh, chờ tới bữa sau xem sao. Chỉ nên báo cho bác sĩ biết khi qua 8 ngày rồi mà cháu bé không cân nặng hơn một tí gì (trường hợp cháu mới sinh); nễu cháu chán ăn đã hơn 1 tháng; nếu bạn phát hiện cháu có triệu chứng của một căn bệnh nào đó. Trong những trường hợp này, bác sĩ sẽ làm thêm một số xét nghiệm để xác định bệnh và xem việc chán ăn của trẻ do nguyên nhân bệnh lý hay tâm lý.

Một số cháu ăn không đều, lúc chịu ăn, lúc không. Nên chờ một thời gian, cháu sẽ ổn định lại. Không cho các cháu ăn gì ngoài bữa ăn.

Không khí bữa ăn

Những bữa ăn gia đình nên có không khí yên tĩnh, có giờ giấc đều đặn. Khi Bé bắt đầu tập sử dụng thìa, đũa để ăn lấy, thời gian bữa ăn sẽ lâu hơn. Người lớn nên kiên nhẫn và không nên luôn giục các cháu : “Ăn nhanh lên !”.

Nên cho các cháu ăn trước người lớn, hoặc ăn sau. Trước tuổi lên 2, việc các cháu ăn không được gọn gàng, sạch sẽ là tự nhiên, không nên chế trách các cháu làm các cháu ăn mất ngon.

Không nên cho trẻ ăn trước máy truyền hình, nhất là vào bữa tối. Những hình ảnh trong máy có thể ám ảnh giấc ngủ của Bé và làm Bé không tập trung sự chú ý vào việc ăn, không biết mình đang ăn món gì.

Bé khát

Trẻ sơ sinh thường khát nước, vì cơ thể các cháu chỉ tích trứ được một lượng nước nhỏ không đủ với yêu cầu của cơ thể. Bé cần được uống từ 100 tới 125 g nước cho mỗi kg cân nặng, mỗi ngày. Nếu người lớn cũng uống như thế thì một người nặng 70 kg cần uống tới 10 lít nước mỗi ngày, trong khi thực tế, chỉ uống có 2 lít.

  • Làm thế nào biết được Bé đang khát ?

Khi khát Bé kêu, khóc, cử động chân tay. Môi Bé khô; lưỡi cũng vậy. Khi đưa bình nước ra, Bé sẽ nắm ngay lấy bình và đưa về phía mình.

  • Làm thế nào biết được Bé đã uống đủ ?

Không nên lo Bé uống nhiều quá. Vì Bé tự cảm được điều này : khi nào Bé uống nghĩa là Bé khát và khi hết khát, Bé sẽ không uống nữa. Bởi vậy, không nên ép Bé uống nước.

  • Khi nào cần cho Bé uống nhiều hơn bình thường ?

Khi cháu bé bị ỉa chảy, bị nôn ói cơ thể cháu sẽ bị mất nước, nên cần uống nước để bù vào.

Những trường hợp sau đây cũng cần cho cháu bé uống nhiều hơn :

– Khi cháu bé bị sốt; mặc nhiều quần áo quá nên bị nóng; trời nóng nực có nhiều ánh mặt trời; trong nhà sưởi nóng quá vào mùa đông. Trong những trường hợp này, người cháu bé mất nước vì bị toát nhiều mồ hôi.

– Khi cháu bé đi tiểu nhiều, bác sĩ sẽ nghĩ tới các bệnh như tiểu đường hoặc bệnh thận. Nhưng việc trước mắt là phải cho cháu uống thêm nước.

Nước cho trẻ em dùng tốt nhất là nước thường đã được tiệt trùng bằng cách đun sôi.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận