Trang chủChăm sóc béViêm rốn và lồi rốn ở trẻ em

Viêm rốn và lồi rốn ở trẻ em

Thai nhi sau khi ra đời, rốn lập tức được thắt lại, thông thường trong 1 tuần khô và rụng, lúc này bề mặt cuống rốn sáng hồng, hơi ẩm ướt, sau mấy ngày có thể khô và bình thường. Nếu như khi cắt rốn mà khử trùng không tốt thì rốn sẽ trở thành nơi để cho vi trùng gây bệnh xâm nhập. Ngoài ra, nếu chỗ rốn mà bao bọc quá kín cũng có thể tạo điều kiện xúc tiến sự nảy nở sinh sôi của các loại vi khuẩn.

Những nguyên nhân nói trên đều có thể dẫn đến xảy ra bệnh viêm rốn ở trẻ sơ sinh.

Viêm rốn khi mới bắt đầu thường sưng đỏ ẩm ướt xung quanh, kèm theo một lượng ít mủ hoặc niêm dịch, tinh thần của trẻ không có sự thay đổi rõ rệt. Đến khi tương đối nặng, bộ phận rốn bị sưng đỏ lên rõ rệt, lượng mủ tiết ra tương đối nhiều, trẻ bắt đầu quấy phá, tinh thần không phấn chấn, nằm không yên, không chịu ăn sữa. Nếu không chữa trị kịp thời, chỗ rốn của trẻ mới sinh đó sẽ tiếp tục chảy mủ ra càng nhiều, tiếp đó vi trùng gây bệnh sẽ thông qua huyết quản của rốn mà đi vào gan ủ thành chứng mưng mủ gan hoặc chứng hoại huyết, một khi viêm màng não sinh mủ, trẻ sẽ xuất hiện các triệu chứng nôn mửa, co giật dẫn đến thần trí mơ màng mà tử vong.

Trẻ mới sinh sau khi xuất hiện bệnh viêm rốn, nếu nhẹ thì có thể dùng nước oxi già 3% tiến hành rửa cục bộ, dùng cồn 75% khử trùng, sau đó bôi thuốc tím 2%. Trường hợp đã sưng tấy làm mủ thì phải kịp thời đến bệnh viện để điều trị.

Có một số trẻ mới sinh, do bộ phận rem phát triển không đầy đủ hoặc tổ chức vết sẹo mỏng yếu, gặp khi trẻ ho mạnh, khóc to, khi áp lực trong khoang bụng tăng lên, một bộ phận tổ chức trong bụng trồi ra ở lỗ rốn luồn vào dưới da, đó chính là lồi rổn. Biểu hiện chính của nó là, khi trẻ khóc quấy mãnh liệt, chỗ rốn sẽ phồng trước lên một khối hình cầu, to nhỏ như quả hạnh đào, vì mặt ngoài của nó được bọc lớp da che kín, cho nên không thể nhìn thấy vật trồi ra đó là tạng hay loại nào.

Nếu đường kính rốn lồi không vượt quá lem, mà lại trẻ không có triệu chứng gì khác thường, nói chung là không cần điều trị, cùng với sự tăng trưởng của lứa tuổi và sự phát triển của thân thể, rốn lồi đó sẽ tự mất đi. Nếu như triệu chứng nặng thì phải suy nghĩ, thời gian trẻ 1 – 3 tuổi nên tiến hành phẫu thuật để sắp xếp lại, tránh ủ thành bệnh viêm phúc mạc, hoại tử ruột gây hậu quả nghiêm trọng.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây