Trẻ nhỏ bị vòng kiềng – Nguyên nhân, hướng xử lý

Chăm sóc bé
Trẻ nhỏ bị vòng kiềng
Trẻ nhỏ bị vòng kiềng

Trẻ nhỏ thông thường bị vòng kiềng (đầu gối cách xa nhau nhưng mắt cá chân lại sát nhau) và ngón chân quặp (các ngón chân chĩa vào nhau). Hiện tượng cong xương này sẽ tự động thẳng lại từ từ sau 3 năm đầu đời, nên ít trẻ có chân rất thẳng. Thực tế, khi bắt đầu biết đi, xương chày của các bé bắt đầu xoắn (sự uốn vào trong của ống chân). Xoắn xương chày thường chuyển thành chân chữ chi nhẹ (đầu gối gần nhau nhưng mắt cá chân cách xa) giữa 2 và 3 tuổi. Sự cong vẹo này sẽ tự điều chỉnh ở khoảng tuổi thứ 10; đai và giày điều chỉnh không có tác dụng. Hầu hết trẻ có chân thẳng ở tuổi thiếu niên (tức là 13 tới 17 tuổi), mặc dù bị vòng kiềng, chân chữ chi hoặc ngón chân quay vào trong ở tuổi trưởng thành có tính di truyền trong một số gia đình. Phẫu thuật có thể chỉnh được sự cong vẹo nghiêm trọng của đầu gối hoặc ngón chân.

Nói chuyện bác sĩ nhi nếu con bạn:

  • Một chi bị cong vẹo nhiều
  • Cong vẹo chi một bên
  • Hiện tượng vòng kiềng nhiều thêm sau khi bé được 3 tuổi
  • Chân chữ chi nhiều thêm sau 11 tuổi
  • Vòng kiềng hoặc chân chữ chi và rất thấp so với tuổi.

CẢNH BÁO!

Phải xin ý kiến bác sĩ nhi nếu hiện tượng vòng kiềng của con bạn có vẻ như tệ đi sau khi được 3 tuổi.

Phòng chống bệnh còi xương

Còi xương là hiện tượng khoáng hóa của xương kém (nên xương bị mềm). Khi là nguyên nhân chính gây dị dạng, còi xương trở nên ít gặp hơn với chế độ dinh dưỡng tốt hơn. Con bạn cần vitamin D để giúp xương hình thành và cứng cáp. Trẻ em có nguy cơ bị còi xương là những bé có vấn đề về hấp thụ, những bé đang điều trị dài hạn để điều trị hay phòng ngừa co giật, trẻ vài tháng tuổi chỉ ăn sữa mẹ và không đủ chất dinh dưỡng. Nếu bạn không chắc con mình có nhận được đủ Vitamin D trong chế độ ăn hàng ngày hay không, hãy xin ý kiến bác sĩ nhi về mối băn khoăn của mình.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn nhỏ hơn 3 tuổi và chân bé nhìn có vẻ vòng kiềng (ngả xuống và về phía trước). Genu varum (vòng kiềng). Bề ngoài vòng kiềng là bình thường. Chân thường sẽ thẳng ra khi bé được 3 tuổi.
Con bạn ở khoảng giữa 12 và 24 tháng tuổi và cẳng dưới của bé quay vào trong và vòng kiềng. Bàn chân bé chĩa vào trong. Xoắn xương chày (hiện tượng xoay ở xương ống chân). Vấn đề này là bình thường. Ở 18 tới 24 tháng tuổi thì có vẻ dễ nhận thấy nhưng thường sẽ tự nhiên điều chỉnh khi bé được 3 tuổi.
Con bạn không thể chạm hai mắt cá chân vào nhau khi chụm đầu gối. Genu valgum

(đầu gối chạm vào nhau).

Nếu vấn đề là rất trầm trọng hoặc ảnh hưởng tới khả năng đi hay chạy của con bạn, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi.
Chỉ có một chân của con bạn bị cong. Bé nhỏ hơn 2 tuổi và vòng kiềng nhiều. Xương chày cong vào (Tiba vara), còn được gọi là bệnh Blount (rối loạn xương chày khiến chân dưới nghiêng vào phía trong). Nói chuyện với bác sĩ nhi.
Con bạn nhỏ hơn 10 tuổi, chân bé vẫn quay vào trong khi bé chạy. Xương đùi nghiêng về phía trước (xương đùi quay vào trong). Kiểm tra lại với bác sĩ nhi.
Hiện tượng vòng kiềng của con bạn bắt đầu sau một lớn bị gãy xương. Chấn thương đĩa sinh trưởng. Quá trình lành lại kém. Nói chuyện với bác sĩ nhi.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận