Trẻ hay bị nôn – Biểu hiện, cách phòng tránh

Chăm sóc bé

Biểu hiện:

Nôn, thực ra không phải là bệnh mà là một hiện tượng hay gặp ở trẻ em. “Nôn chỉ là phản ứng tích cực của cơ thể nhằm tống khỏi dạ dày những thức ăn, nước uống của cơ thể tiếp thu được.

Các trường hợp và cách phòng tránh:

  • Nôn do lúc hơi nhiều quá.

Khi trẻ đói, mẹ cho bú nên trẻ bú vội. Nếu vú mẹ ít sữa hoặc sữa không xuống kịp thì trẻ vừa nuốt sữa, vừa nuốt cả hơi. Vì thế dạ dày nhanh căng, trẻ không bú nữa.

Lúc này nếu người mẹ cho con nằm thì không khí trong dạ dày tràn ra miệng trẻ nên đẩy cả sữa ra.

Tránh nôn do đầy hơi bằng cách:

+ Khi cho trẻ bú, nếu thấy sữa xuống ít, nên nặn thêm sữa để sữa ra nhiều để trẻ nuốt ít không khí.

+ Sau khi cho trẻ bú no, không nên cho trẻ nằm ngay mặc dù trẻ thích nằm và dễ ngủ. Nên bê dựng trẻ lên, áp cằm vào vai mẹ rồi vỗ nhẹ vào lưng hoặc xoa bụng. Hoặc có thể để trẻ ngồi lên đùi mẹ rồi vuốt vuốt dạ dày bé. Nếu trẻ ngủ ngay, nên bế như vậy để trẻ ợ hơi ra và trẻ sẽ không bị nôn. Sau đó mới đặt trẻ nằm ngủ.

  • Nôn do ăn uống quá nhiều:

Có nhiều trẻ ăn không biết chán. Các bà mẹ cứ tưởng ăn càng nhiều càng tốt nên đã để trẻ ăn thoải mái. Một số trẻ vì ăn quá liều lượng nên bị nôn. Đây là hiện tượng bình thường nhưng trẻ nôn quá nhiều lần sẽ sợ và không dám ăn nữa.

Muốn tránh tình trạng này, các bà mẹ nên cho con mình ăn uống điều độ, có chừng mực, với thể trọng của đứa trẻ. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều, nhất là tăng về khối lượng. Chú ý trẻ ăn no vừa phải, đủ chất, có thể trẻ sẽ dễ hấp thụ không gây nôn.

  • Nôn vì ăn thức ăn lạ:

Trẻ em rất nhạy cảm với thức ăn lạ. Thức ăn trẻ chưa ăn lần nào cho dù ngon và bổ, trẻ ăn vào sẽ bị nôn ngay.

Tránh hiện tượng này không khó, các bà mẹ nên cho con ăn thử thức ăn lạ một ít, cho đên khi quen.

Ngoài ra, trẻ có thể bị nôn nếu ăn phải thức ăn có độc tố thực phẩm ôi thiu hoặc rau quả bị ủng… Tránh tình trạng này bằng cách không cho trẻ ăn thức ăn để quá 4 giờ, rau quả phải còn tươi…

  • Trẻ nôn do mắc bệnh nhiễm khuẩn.

Trẻ bị nôn, kèm theo sốt thì không nên bắt trẻ phải ăn hết phần ăn hàng ngày trẻ vẫn ăn. Lúc này phải chăm sóc trẻ theo chế độ đặc biệt.

  • Trẻ nôn vì mắc bệnh về họng.

Trẻ bị viêm họng hay mắc một số bệnh về họng thường hay nôn. Vì vậy cần đưa trẻ đi khám tại cơ sở y tế ngay.

  • Một số điểm cần chú ý khi trẻ bị nôn:

Cứ để trẻ nôn thoải mái, không hạn chế nôn.

Sau khi trẻ nôn xong phải cho trẻ súc miệng.

Hút mũi để không cho chất nôn ứ đọng trong mũi.

Sau khi nôn xong, phải theo dõi trẻ. Nếu có gì bất thường, phải đưa trẻ đi khám ngay.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận