Trang chủChăm sóc béChứng đập đầu và rung lắc ở trẻ - Nguyên nhân, hướng...

Chứng đập đầu và rung lắc ở trẻ – Nguyên nhân, hướng xử lý

Đập đầu và rung lắc khá phổ biến ở những trẻ bình thường và cũng xuất hiện ở những trẻ có vấn đề về phát triển. Ở những trẻ bình thường, hành động đập đầu và rung lắc lặp đi lặp lại, nhưng vô hại trong khi khá đáng sợ với cha mẹ, và bé sẽ dần ngừng lại sau khoảng vài tháng. Nếu các hành vi này vẫn tiếp diễn, bé nên được bác sĩ nhi đánh giá. Đập đầu cũng có thể xuất hiện khi bé khóc hờn.

Một số chuyên gia cho rằng những hành động này bắt đầu như một hành vi bình thường và là một phần của nỗ lực làm chủ cử động của trẻ khi trẻ dần dần đạt được khả năng kiểm soát cơ thể. Do đó, nếu một trẻ bắt đầu rung lắc đầu từ sớm, khoảng 4 hay 5 tháng tuổi, có thể sẽ lắc cả người ở 6 tới 10 tháng khi bé phát triển nhiều kỹ năng hơn.

Không ai biết vì sao trẻ em lại đập đầu và rung lắc, nhưng điều thú vị là những thói quen có nhịp điệu này – rung lắc người, đập đầu, lăn đầu – đều mô phỏng hệ thống tiền đình của tai trong, bộ phận kiểm soát thăng bằng. Những hành vi này không phải lúc nào cũng đi liền với chậm phát triển, dù những trẻ bị những dạng khuyết tật nhất định thường lặp lại cử động, cũng như các trẻ rối loạn tự kỷ và những trẻ khác có hệ thần kinh quá nhạy cảm.

Trẻ em thường hết rung lắc, lăn và đập đầu khi khoảng 18 tháng đến 2 tuổi, nhưng các hành động lặp đi lặp lại đôi khi vẫn có ở những trẻ lớn hơn và thiếu niên.

Bệnh rối loạn tic (máy giật) ở trẻ
Bệnh rối loạn tic (máy giật) ở trẻ

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu con bạn thường xuyên gật hay lắc đầu và:

  • Không tương tác với bạn
  • Bị chậm phát triển.

CẢNH BÁO

Rất hiếm, nếu không muốn nói là không bao giờ, những hành vi này gây hại cho trẻ, nhưng nếu bạn lo lắng rằng con mình có thể tự làm mình bị thương hoặc hành vi không giảm qua nhiều tháng, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi.

Đối phó với đập đầu

Những cử động nhịp nhàng, lặp đi lặp lại vào giờ ngủ là hành vi phổ biến ở những năm đầu đời, hành vi này có vẻ như khiến trẻ bình tĩnh ngay cả khi có vẻ đáng lo lắng trong mắt các bậc cha mẹ. Thật khó mà hiểu được làm thế nào một đứa trẻ sơ sinh hay trẻ nhỏ có thể tìm thấy sự dễ chịu nhờ lắc từ trước ra sau, va đầu vào thành cũi, hoặc đập đầu vào đệm. Tuy vậy, một số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ tự dỗ mình theo cách này trong 15 phút hoặc lâu hơn khi chuẩn bị đi ngủ. Trẻ em thường hết rung lắc, lăn và đập đầu khi 18 tháng hay 3 tuổi. Trong khi khiến các bậc phụ huynh lo lắng, nhìn chung nó vô hại, mặc dù bé có thể bị một cục u, chỗ bấm hoặc vết chai nhỏ. Nếu hành động vẫn tiếp diễn, trở nên dữ dội hơn, hoặc xuất hiện vào ban ngày, hãy đề nghị bác sĩ nhi đánh giá.

Hãy kéo cũi xa khỏi tường và đặt nó trên một tấm thảm dày. Lắp đầu bảo vệ thảm bằng cao su hoặc nhựa vào chân cũi để giảm ồn và để bé khó làm di chuyển cũi hơn khi bé rung lắc. Một số bác sĩ nhi gợi ý dùng một máy nhịp hoặc chơi nhạc có phách mạnh để điều chỉnh hành động đập đầu.

Đặt một bộ treo cũi phía trên cũi để tiêu khiển cho bé bằng các hình dạng khác nhau và màu sắc sặc sỡ. Một bộ treo cũi có gắn hộp nhạc phát đi phát lại một giai điệu có thể dỗ dành một bé đang cố ngủ. Hãy quan sát phản ứng của bé với đồ treo cũi; tuy nhiên, một số bé lại sợ những đổ này và khóc cho đến khi chúng được gỡ bỏ. Tiếng nhạc êm dịu trong phòng có thể giúp bé đi vào giấc ngủ.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn được khoảng 6 tháng tuổi, rung lắc dữ dội trong cũi, mỗi lần đến 15 phút, thậm chí lâu hơn. Hoạt động này thường xuất hiện khi bé bị bỏ lại một mình để ngủ hoặc nghe nhạc.

Bé rung lắc khi bị mệt.

Một phần trong quá trình phát triển bình thường của bé. Hiện tượng rung lắc ở trẻ là vô hại và có vẻ như nó khiến bé bình tâm. Nó sẽ dần mất đi khi bé vận động nhiều hơn và thường hết hẳn ở 2 hoặc 3 tuổi, mặc dù một số dạng cử động thân thể sẽ còn kéo dài đến tận tuổi thanh niên.
Con bạn đập đầu mạnh và thường – khoảng 60 đến 80 lần một phút – vào một vật cứng, như cũi của bé.

Tiếp nối hành động đập đầu là lăn và rung lắc cả người. Con bạn cũng mút ngón tay hoặc cọ xát chăn khi bé đập đầu.

Đập đầu. Hành động không thể lý giải được này dường như khiến bé bình tâm. Bé thấy dễ chịu hơn nhờ hành động này, dù với bạn thì nó thật đáng ngại. Thực tế, việc này có vẻ như không hề làm cho bé bận tâm (nhất là bé trai), các bé thường trông rất thoải mái và vui vẻ khi đập đầu. Hiện tượng này thường bắt đầu ở khoảng 6 tháng và dừng ở khoảng 2 tuổi.
Con bạn đã tạo ra một mảng hói trên đầu vì không ngừng lăn hoặc lắc đầu. Ngoài ra bé hoạt bát và vui vẻ. Mắt bé chuyển động bình thường. Lăn hoặc vò đầu. Thói quen vô hại này cũng có thể xuất hiện ở trẻ biết ngồi. Nó có thể xuất hiện sớm ở khoảng 6 tháng và thường mất đi trước khi bé được 2 tuổi.
Con bạn bị khuyết tật về phát triển, đập đầu và thực hiện nhiều hành vi có nhịp điệu khác. Bạn lo là bé có thể tự làm mình bị thương. Rối loạn phát triển hoặc hành vi điển hình rối loạn tự kỷ. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ có thể kê một đơn thuốc ngắn để trấn tĩnh bé và khuyên dùng mũ bảo hiểm để bảo vệ đầu bé.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây