Trang chủChăm sóc béTrẻ bị rối loạn lo âu - Nguyên nhân, hướng xử lý

Trẻ bị rối loạn lo âu – Nguyên nhân, hướng xử lý

Hầu hết trẻ em đều đôi lúc có các biểu hiện lo lắng ngắn hạn và mang tính tình huống, trong đó sự lo lắng được thể hiện rõ hơn ở các triệu chứng “chống lại hay bỏ chạy” cơ bản (hay còn gọi là phản ứng stress cấp tính) như: khô miệng, mạch đập nhanh, ra mồ hôi, run rẩy, và bồn chồn, hồi hộp. Khi trẻ ở tuổi tập đi và mẫu giáo, thì giai đoạn “nỗi sợ xa cách” là một giai đoạn phát triển bình thường. Trong các năm sau đó, những triệu chứng lo lắng thường xuất hiện trước và trong khi diễn ra những tình huống căng thẳng tạm thời mà trẻ đã biết trước (ví dụ một bài kiểm tra hoặc một bài phát biểu trước đám đông) như một cách giúp trẻ đối phó với những sức ép đó. Cảm giác lo lắng này sẽ hết đi và được giải tỏa ngay khi những tình huống nặng nề đó qua đi.

Tuy nhiên, một số thanh thiếu niên có các triệu chứng lo lắng khi có một sự việc quan trọng nào đó mà các em không thể đối mặt được. Sau khi sự việc qua đi, các em vẫn bị căng thẳng nhưng ở mức độ thấp hơn nhiều. Ngoài ra, một số em thường xuyên ở trong các tình huống căng thẳng lặp lại nhiều lần, như những căng thẳng trong gia đình, căng thẳng về mặt tài chính, trong gia đình có người mắc chứng nghiện rượu hoặc một căn bệnh nào đó và do đó trẻ luôn lo sợ sẽ xảy ra biến cố. Nếu xem xét vấn đề ở khía cạnh này, thì cảm giác lo lắng là một cách để trẻ phản ứng với những sự việc nằm ngoài tầm kiểm soát của mình, hoặc phản ứng với thực tế là trẻ không đủ khả năng đối mặt với một hoặc nhiều yếu tố gây căng thẳng. Đối với hầu hết những trẻ trong nhóm này, lo lắng sẽ trở thành một trạng thái thường xuyên làm ảnh hưởng đến việc học tập, quan hệ với bạn bè và các hoạt động khác.

Ở trường hợp khác, những dấu hiệu lo lắng xuất hiện khi trẻ phải đối mặt với những thách thức điển hình của giai đoạn tuổi vị thành niên. Nguyên nhân là do tính cách, kỹ năng của trẻ và do thiếu sự hỗ trợ từ xã hội. Theo những nghiên cứu tại Mĩ gần đây, có khoảng 5% đến 8% thanh thiếu niên gặp phải chứng rối loạn lo âu.

Chứng rối loạn lo âu thể hiện dưới nhiều hình thức nhằm phản ứng lại với nhiều yếu tố gây căng thẳng khác nhau mà trẻ nhận thức được. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, bệnh sẽ gây ra những khó khăn nghiêm trọng đối với cuộc sống hàng ngày của trẻ. Những ví dụ về chứng rối loạn lo âu gồm có rối loạn ám ảnh cưỡng bức, rối loạn căng thẳng sau chấn thương tâm lý, rối loạn hoảng sợ, bệnh ám ảnh sợ xã hội hoặc những ám ảnh vẽ những đồ vật, hiện tượng, tình huống có phần đặc thù như sợ màu đỏ, âm thanh sấm, chớp… và rối loạn lo âu lan tỏa. Một số thanh thiếu niên gặp phải chứng hoảng loạn, biểu hiện ở việc có nhiều loại rối loạn lo âu xuất hiện nhiều lần trong ngày mà không có dấu hiệu nào báo trước. Trong suốt thời gian phát bệnh, cảm giác sợ hãi của trẻ thường trở nên tồi tệ hơn do các triệu chứng như tim đập nhanh, đổ mồ hôi, run rẩy, tiêu chảy và buồn nôn. Rất nhiều thanh thiếu niên bị tăng thông khí (thở quá nhanh hoặc quá sâu), dẫn đến bị choáng hoặc ngất xỉu, một số em thực sự sợ hãi, cho rằng mình sắp chết. Bác sĩ nhi sẽ đưa ra cho bạn và con bạn các câu hỏi tầm soát bệnh, sau đó tư vấn cho bạn, hoặc sẽ giới thiệu cho bạn một bác sĩ tâm thần hoặc bác sĩ tâm lý. Thêm vào đó, con bạn sẽ phải dùng một liệu trình thuốc điều trị nếu trẻ mắc chứng rối loạn lo âu. Ngoài ra, bạn cần có thêm những chiến lược nhằm giúp trẻ giảm các triệu chứng lo lắng như các bài tập thể dục, các loại thuốc và liệu pháp phản hồi sinh học.

Nói chuyện với bác sĩ nhi khi đứa con ở tuổi thanh thiếu niên của bạn:

  • Không muốn đến trường
  • Thường xuyên từ chối các hoạt động của gia đình hoặc xã hội và chỉ thích ở một mình
  • Thấy khó chịu nếu phải tuân theo một lịch trình đã được lập sẵn hoặc chỉ thích làm theo ý mình
  • Giảm cân hoặc tăng cân đáng kể kèm theo những thay đổi trong hành vi
  • Trông có vẻ lo lắng hoặc sợ hãi hơn các anh chị em trong gia đình hoặc bạn bè cùng trang lứa.

CẢNH BÁO!

Một số loại thuốc có tác dụng làm giảm bớt lo lắng nhưng lại gây ra thêm nhiều triệu chứng khác, đặc biệt là khi không được dùng đúng liều như đã ghi trong đơn thuốc của bác sĩ. Hãy tuân theo các chỉ dẫn của bác sĩ và dừng ngay thuốc nếu xuất hiện các triệu chứng mới trong quá trình trị bệnh.

Chứng trì hoãn và io âu khi đứng trước đám đông

Nếu một đứa trẻ thường xuyên nghe người khác mô tả về mình là “bướng bỉnh”, “lười nhác”, “không tập trung”, “luôn để mọi việc lại đến ngày mai”, thì sẽ đến lúc trẻ tin rằng đó thực sự là bản tính của mình. Trẻ sẽ không thể thoát khỏi những ý nghĩ đó vì luôn cho rằng đó là những gì mọi người nghĩ về mình và hậu quả có thể sẽ rất tồi tệ.

Một đứa trẻ hay trì hoãn công việc có thể có những lí do riêng, ví dụ như bé không thể nộp bài tập về nhà đúng hạn vì bé sợ không dám hỏi người khác cách làm bài, hoặc bé không làm việc nhà vì thà bị cho là lười biếng còn hơn là bị nghĩ rằng không đủ khả năng đạt được những tiêu chuẩn mà cha mẹ mong đợi, hay do chưa biết tổ chức sắp xếp công việc, nên bé không biết cách chia một nhiệm vụ ra thành nhiều nhiệm vụ nhỏ hơn để xử lý riêng rẽ. Khi bé chưa biết bắt đầu thế nào thì đã bị cho rằng không có ý thức cố gắng hoặc không quan tâm. Một kỹ thuật đào tạo nhằm cải thiện sức khỏe con người bằng cách kiểm soát các hoạt động vô thức của cơ thể.rối loạn lo âu ảnh hưởng cả ở trẻ em và người lớn

Việc dạy cho trẻ biết cách tổ chức, sắp xếp sẽ giúp ích cho trẻ rất nhiều – ví dụ như một khoảng không gian được sắp xếp ngăn nắp nơi trẻ cất các đồ dùng cần thiết cho việc học tập, chơi thể thao hoặc các đồ khác mà trẻ dùng đến khi có thời gian rảnh, v.v…; hoặc một chiếc bàn được dọn sạch sẽ để trẻ ngồi làm bài tập về nhà, một danh sách hàng ngày ghi các nhiệm vụ quan trọng phải thực hiện, một quyển lịch trong đó đánh dấu những nhiệm vụ phải hoàn thành. Những lời động viên cũng như những hỗ trợ tích cực thường xuyên và đều đặn từ phía cha mẹ cũng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với trẻ, ví dụ, bạn nên thể hiện cho trẻ thấy bạn hài lòng thế nào khi trẻ hoàn thành một công việc, tuy chưa hoàn hảo song cũng đạt một mức nhất định và đúng thời hạn. Bạn hãy giúp trẻ thấy rằng để hoàn thành những nhiệm vụ lớn, thì đầu tiên cần bắt đầu đơn giản bằng việc thực hiện từng bước các nhiệm vụ nhỏ. Có một số thanh thiếu niên bị chứng lo âu khi đứng trước đám đông và thường không thể hoàn thành một nhiệm vụ nào đó nếu phải đứng trước đám đông, như đọc một bài phát biểu hoặc hoàn thành một bài thi. Những biểu hiện này cần được phát hiện và trẻ cần được tư vấn bởi một chuyên gia sức khỏe tâm thần do bác sĩ nhi giới thiệu.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn nói rằng bé thấy hồi hộp hoặc đau ngực, hoặc có những triệu chứng mơ hồ như đau đầu hay đau bụng, và thường dùng những bệnh này để biện minh cho việc tránh những nhiệm vụ khó khăn hoặc nghỉ học. Lo lắng.

Hội chứng tăng thông khí. Cơ thể có bệnh.

Hành vi lôi kéo, gãy ảnh hưởng đến người khác (manipulative behavior).

Hỏi con bạn những tình huống có thể làm bé khó chịu và đưa bé đến khám bác sĩ nhi, để loại trừ khả năng có các bệnh về thể chất. Bác sĩ cũng sẽ giúp bạn tìm ra phương cách giúp bé học cách lập hướng giải quyết vấn đề, hoặc giới thiệu cho bạn một chuyên gia về sức khỏe tâm thần để được tư vấn.
Con bạn không muốn đi học hoặc trốn học. Lo lắng (ám ảnh trường học). Chán nản.

Suy nghĩ tiêu cực.

Bị bắt nạt ở trường.

Bị lạm dụng.

Nói chuyện với giáo viên của bé, đồng thời cùng với bé và thầy cô giáo xác định những vấn đề mà bé đang gặp phải ở trường học. Bên cạnh đó, hãy đưa bé đến khám bác sĩ nhi, để cùng bé và bác sĩ đưa ra những phương hướng giải quyết vấn đề. Bạn có thể tự hẹn gặp hoặc nhờ bác sĩ nhi giới thiệu một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Hãy cố gắng tìm cách giúp con bạn tham gia vào việc đưa ra và thực hiện các quyết định liên quan đến bản thân bé.
Con bạn đột ngột có những biểu hiện lo lắng. Bé đang gặp vấn đề ở trường học và những cư xử của bé đang thay đổi theo hướng xấu đi. Bạn nghi ngờ bé có thể đang dùng ma túy. Các tác dụng của thuốc cấm dùng. Giảng giải cho con hiểu những vấn đề về pháp luật và sức khỏe mà trẻ sẽ gặp phải khi dùng ma túy, song hãy thể hiện rằng bạn vẫn luôn ở bên cạnh bé. Bên cạnh đó, hãy nói chuyện với giáo viên của con để xác định các vấn đề bé đang gặp phải ở trường học. Đồng thời, cần nói chuyện với bác sĩ nhi hoặc thu xếp lịch khám cho bé và xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ về cách giải quyết vấn đề.
Con bạn có những cơn thở gấp kèm theo các triệu chứng khác.Trong suốt quãng thời gian phát bệnh, bé có vẻ vô cùng sợ hãi. Cơn hoảng loạn. HỎI bé để xác định xem có một tình huống hoặc người nào đó làm cho bé sợ hay không, đồng thời đưa bé đến khám bác sĩ nhi. Bác sĩ sẽ tiến hành tầm soát bệnh và có thể sẽ tư vấn cho bé, hoặc giới thiệu bé tới một chuyên gia sức khỏe tâm thần. Trong trường hợp cần thiết, bé sẽ phải dùng thuốc để điều trị chứng lo âu.
Con bạn gặp vấn đề với các hoạt động và việc học tập ở trường, đồng thời hay gây rối, phá phách trong lớp học. Bé không nộp các bài tập được giao và cư xử kì quặc trong lớp học. Khó khăn trong học tập.

Vấn đề về hành vi.

Lo âu khi đứng trước đám đông hoặc chứng trì hoãn.

Rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

Cùng nói chuyện với bé và giáo viên của bé để xác định nguyên nhân. Bên cạnh đó, bạn cần giúp bé sắp xếp lại góc học tập và tổ chức lại những thói quen làm việc ở nhà. Bác sĩ nhi sẽ thực hiện một cuộc kiểm tra kỹ lưỡng các tiền sử bệnh cũng như thể chất cho bé. Bác sĩ có thể sẽ dùng đến thang đánh giá hành vi, và cần thêm các thông tin về các vấn đề bé có thể gặp phải trong gia đình hoặc ở trường học.
Con bạn có các biểu hiện như đl tiểu thường xuyên, mệt mỏi, giảm cân và có các vấn đề về mắt. Các triệu chứng bệnh giống với các triệu chứng lo lắng, như đái tháo đường hay rối loạn tuyến giáp trạng. Xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi hoặc đưa bé đến khám trực tiếp để xác định xem cơ thể bé có mắc bệnh gì không và có phương án điều trị thích hợp. Những dấu hiệu này cũng có thể là biểu hiện của chứng lo âu.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây