Bệnh trầm cảm ở trẻ – Nguyên nhân, hướng xử lý

Chăm sóc bé

Trẻ trong độ tuổi thanh thiếu niên thường có tâm trạng dễ thay đổi, sớm nắng chiều mưa. Tuy nhiên, cần phân biệt giữa tâm trạng buồn rầu (trầm cảm do phản ứng với điều kiện ngoại cảnh) và các bệnh tâm lý có tên gọi trầm cảm lâm sàng. Bạn không phải lo lắng nếu thỉnh thoảng trẻ có những giai đoạn buồn chán (đặc biệt là sau một thất bại tạm thời nào đó) vì tâm trạng này thường sẽ qua đi sau vài ngày. Nhưng nếu trẻ rơi vào trạng thái tuyệt vọng, cảm thấy mình vô ích, vô dụng và tỏ thái độ giận dữ thì đó là dấu hiệu cho thấy trẻ cần được giúp đỡ để cải thiện sức khỏe tâm thần và có một cuộc sống hạnh phúc bình thường.Trẻ bị rối loạn lo âu

Mặc dù trẻ em ở mọi nhóm tuổi đều có thể gặp phải chứng trầm cảm lâm sàng, song thanh thiếu niên là nhóm tuổi dễ bị tổn thương nhất. Trẻ trong độ tuổi này khi bị trầm cảm sẽ có nguy cơ tự tử cao hơn, đây là hậu quả nghiêm trọng nhất mà tình trạng này gây ra.

Gọi cho bác sĩ nhi ngay khi con bạn ở tuổi thanh thiếu niên và:

  • Ám ảnh bởi ý nghĩ về cái chết và bày tỏ mong muốn được kết liễu đời mình
  • Có xu hướng giải quyết sự trầm cảm bằng cách cho đi những vật sở hữu có giá trị của bản thân
  • Cố gắng thu xếp xong tất cả các việc hoặc dự định mà bé muốn làm
  • Nói bóng gió rằng trẻ có các phương tiện để tự kết liễu đời mình và hỏi bạn xem trẻ có nên làm vậy không.

CẢNH BÁO!

Trầm cảm thường có xu hướng di truyền trong gia đình (ở Mĩ). Nguyên nhân có thể xuất phát từ các thành phần hóa học của não và từ các hành vi. Nếu bạn nhiều thấy nhiều dấu hiệu trầm cảm ở bất kì một thành viên nào trong gia đình, hãy cố gắng thuyết phục họ tìm đến sự giúp đỡ từ y học. Đa số người mắc bệnh này phản ứng khá tốt với các điều trị, song cũng có một số bệnh nhân bị tái phát sau đó.

Chung sống với bệnh trầm cảm

Bệnh trầm cảm ở trẻ thường khởi phát do một sự kiện nào đó, như thất bại trong học tập, có ai đó trong gia đình qua đời, hoặc những thất bại trong chuyện tình cảm. Bên cạnh đó, chứng trầm cảm cũng có thể do tác dụng phụ của một số loại thuốc gây ra. Tuy nhiên, đa số các trường hợp bị trầm cảm đều khó xác định rõ nguyên nhân. Bệnh thường là kết quả của sự mất cân bằng hóa học của não, một hiện tượng có thể di truyền trong gia đình.

Hãy yêu cầu bác sĩ kiểm tra bé nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu của chứng trầm cảm ở con mình như:

  • Bé giảm hẳn hứng thú với những hoạt động mà bình thường bé hay tham gia và không có hứng thú với cuộc sống hàng ngày.
  • Bé mệt mỏi, bồn chồn và khó tập trung.
  • Không hoặc thiếu giao tiếp xã hội.
  • Có sự thay đổi trong thói quen ăn uống của trẻ, dẫn đến việc tăng hoặc giảm cân.
  • Bé ngủ nhiều hoặc ít một cách bất thường.
  • Bé có trạng thái chống đối, cùng những cư xử liều lĩnh, bất cần.
  • Bé có những triệu chứng của bệnh thực thể không rõ ràng nhưng cũng gây khó chịu.

Bác sĩ thường sử dụng các loại thuốc hoặc có những tư vấn giúp làm giảm trầm cảm lâm sàng. Ngoài ra, tập thể dục ở mức độ vừa phải thường cũng hữu ích cho trẻ vì chúng kích thích sản sinh ra endorphins – một chất điều hòa tâm trạng tự nhiên làm giảm các triệu chứng trầm cảm.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn có vẻ rất cô độc và thường xuyên xa lánh mọi người. Bé bận tâm quá mức tới vóc dáng của mình. Kiểu cư xử bình thường ở tuổi thiếu niên.

Xấu hổ.

Tự ti về một vấn đề thể chất hoặc xã hội nào đó (ví dụ như bị bắt nạt).

Bị lạm dụng.

Trầm cảm.

Tạo cơ hội để bé được hòa nhập với xã hội nhiều hơn, song chỉ ở mức vừa đủ để không bị vượt quá khả năng của bé. Hãy xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi để xác định xem cần phải làm gì để giải quyết các vấn đề của bé như bé bị ám ảnh về mụn, bị lạm dụng hay bị bắt nạt, đồng thời nhờ bác sĩ thực hiện một kiểm tra tầm soát kỹ lưỡng để xem bé có bị trầm cảm hay không, hoặc nhờ bác sĩ giới thiệu cho bạn một chuyên gia sức khỏe tâm thần nếu thấy cần thiết. Bạn cần động viên, an ủi bé nhưng đừng tỏ thái độ kẻ cả, bề trên.
Có một sự thay đổi đáng kể trong cách cư xử của con bạn từ khi diễn ra một sự việc hệ trọng trong gia đình, như có ai đó mất đi hoặc bố mẹ li dị. Trầm cảm do phản ứng. Lo âu.

Trầm cảm lâm sàng nặng.

Nói chuyện với trẻ về sự việc trong gia đình bạn. Hãy kiên nhẫn vì đây là khoảng thời gian tâm lí của bé đang có những biến đổi để thích nghi với những thay đổi không vui trong cuộc sống và báo cho thầy cô giáo biết vấn đề của bé để họ thông cảm với những cư xử bất thường ở bé.
Con bạn có một bệnh mãn tính. Biến đổi để thích nghi với việc phải chiến đấu với bệnh tật. Nếu cơ thể bé có bệnh, bạn hãy để cho bé được tham gia vào những quyết định có liên quan đến việc điều trị bệnh. Nếu sau một tháng mà tâm trạng của bé vẫn không khá hơn, hãy đề nghị bác sĩ làm một cuộc kiểm tra tầm soát trầm cảm kỹ lưỡng cho bé.
Con bạn than phiền về những triệu chứng mơ hồ như đau đầu hay đau bụng và thỉnh thoảng bỏ học. Bé lái xe hoặc sử dụng những đồ vật nguy hiểm một cách bất cẩn. Bạn nghi ngờ trẻ đang sử dụng ma túy hoặc uống rượu. Trẻ thường buồn rầu và tỏ thái độ thoái lui, bỏ cuộc. Trầm cảm.

Chống đối.

Lo lắng do các vấn đề ở trường hoặc ở ngoài xã hội.

Căng thẳng trong gia đình.

Rối loạn do lạm dụng ma túy hoặc chất kích thích.

Rối loạn lưỡng cực.

Xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi xem liệu có cần phải tiến hành một cuộc kiểm tra sức khỏe tâm thần cho trẻ hay không. Bác sĩ có thể sẽ thực hiện kiểm tra tầm soát bệnh trầm cảm hoặc khả năng bé có sử dụng ma túy.
Con bạn không hứng thú với các hoạt động như thể thao hay các trò giải trí khác. Bé có vẻ thiếu sức sống, khó ngủ và thường xuyên cáu kỉnh. Trầm cảm.

Trầm cảm do phản ứng với những vấn đề không vui trong gia đình, hoặc những vấn đề khác nằm ngoài khả năng giải quyết.

Yêu cầu bác sĩ kiểm tra sức khỏe tổng thể cho bé, bao gồm cả tầm soát trầm cảm. Bác sĩ sẽ đưa ra liệu pháp điều trị cho trẻ và có thể là cho cả gia đình bạn.
Con bạn mất hứng thú với các hoạt động ở trường và khả năng tập trung kém. Trẻ thường thể hiện suy nghĩ rằng mình vô dụng và bất tài. Khó khăn trong học tập.

Rối loạn tăng động giảm chú ý. Trầm cảm và lạm dụng ma túy hoặc chất kích thích.

Nói chuyện với thầy cô giáo của trẻ để tìm ra những khó khăn mà trẻ đang gặp phải ở trường, đồng thời sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ nhi để được tư vấn về những vấn đề y học mà trẻ có thể đang gặp phải.Trẻ có thể sẽ phải trải qua một cuộc kiểm tra, đánh giá bởi một chuyên gia về giáo dục hoặc một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Bạn thấy có các vết cắt trên cánh tay, bụng và đùi con. Trẻ có vẻ căng thẳng và buồn bã. Chứng tự làm đau bằng các vết cắt. Sắp xếp lịch hẹn với bác sĩ nhi để tìm hiểu nguyên nhân trẻ tự cắt và nhờ bác sĩ giới thiệu cho bạn một chuyên gia sức khỏe tâm thần.
Con bạn đặc biệt quan tâm đến đồ dùng của người khác giới, cũng như mặc quần áo của người khác giới. Gần đây trẻ có thể hiện sở thích tình dục đối với người cùng giới tính. Trầm cảm do những mâu thuẫn xung quanh việc xác định giới tính và khuynh hướng tình dục.

Rối loạn xác định giới tính (gender dysphorla).

Nói chuyện với trẻ để tạo cơ hội cho trẻ tâm sự với bạn về những cảm xúc của mình, và thu xếp để trẻ có một cuộc trò chuyện với bác sĩ về khuynh hướng tình dục, bao gồm các hành vi tình dục và thực hành tình dục an toàn. Ngoài ra, bạn hãy truy cập vào các trang web điện tử của các tổ chức hỗ trợ cha mẹ và thanh thiếu niên để được hỗ trợ thêm thông tin.
Việc ân uống của con bạn có những thay đổi đáng kể, trẻ bị tăng cân hoặc giảm cân, kèm theo ngủ ít hơn hoặc nhiều hơn hẳn so với bình thường. Trẻ mất lòng tin vào khả năng của mình và không còn hứng thú với các hoạt động vui chơi giải trí. Trầm cảm lâm sàng nặng. Khẩn trương xin ý kiến tư vấn từ bác sĩ nhi và nhờ bác sĩ giới thiệu cho bạn một chuyên gia sức khỏe tâm thần, đồng thời chú ý xem trẻ có các dấu hiệu muốn tự tử không.
Con bạn cư xử thất thường, đột nhiên trở nên nói nhiều hoặc bị khó ngủ. Trẻ thường có nhiều ý tưởng và kế hoạch phi thực tế khi tham gia các hoạt động và thường làm mọi người phải bận tâm. Liền sau giai đoạn này, trẻ lại rơi vào trạng thái đối lập. Rối loạn lưỡng cực trầm cảm vui buồn thất thường hoặc các bệnh tâm thần nghiêm trọng khác.

Lạm dụng ma túy hoặc chất kích thích.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ kiểm tra, đánh giá trẻ và có thể giới thiệu cho bạn một nhà tư vấn sức khỏe tâm thần.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận