Trang chủChăm sóc béTrẻ bị nhợt nhạt - Nguyên nhân, hướng xử lý

Trẻ bị nhợt nhạt – Nguyên nhân, hướng xử lý

Một đứa trẻ bình thường có thể nhợt nhạt hơn vào những tháng mùa đông khi có ít cơ hội được chơi đùa ngoài trời. Một số bé sẽ trông nhợt nhạt hơn nếu các bé bị mệt hoặc quầng thâm dưới mắt do dị ứng, gọi là quầng mắt dị ứng.

Nếu con bạn trông nhợt nhạt bất thường, bác sĩ nhi sẽ khám lớp mô dưới móng tay và móng chân, môi, các nếp nhăn trên lòng bàn tay và phía trong mí mắt dưới của bé. Miễn là những vùng này vẫn hồng hào và không có dấu hiệu yếu ớt hay mệt mỏi bất thường, rất có thể bé vẫn khá khỏe mạnh.

CẢNH BÁO!

Trẻ bị thiếu máu nhẹ thường có màu da nhợt nhạt hơn so với bình thường cùng một vài triệu chứng. Khi bệnh thiếu máu tiến triển thêm, bé nhợt nhạt, khó chịu và thiếu sức sống. Tuy nhiên, các triệu chứng có thể phát triển rất chậm theo thời gian, đến nỗi các bậc cha mẹ rất khó nhận ra.

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu con bạn trông nhợt nhạt hơn bình thường và đồng thời:

  • Bị bầm dập ở những chỗ bình thường không hay bị chấn thương
  • Bị sưng ở cổ hoặc bụng
  • Cảm thấy yếu ớt và lúc nào cũng cực kỳ mệt mỏi
  • Bị chảy máu kéo dài, bao gồm chảy máu cam hơn 10 phút hoặc kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 7 ngày.

Điều trị bệnh thiếu máu

Máu có chứa vài loại tế bào khác nhau. Loại nhiều nhất là tế bào hồng cầu, những tế bào này hấp thụ khí oxy trong phổi và vận chuyển nó đi khắp cơ thể. Những tế bào này có chứa hemoglobin, một sắc tố đỏ đưa khí oxy tới các mô và mang đi khí carbon dioxide, là chất khí thải ra. Khi số lượng hemoglobin giảm, bạn sẽ trải qua một tình trạng gọi là thiếu máu (anemia). Những người bị thiếu máu không thể đưa khí oxy tới các tế bào của cơ thể mình. Thiếu máu có thể xuất hiện khi việc sản sinh ra hồng cầu bị chậm, quá nhiều hồng cầu bị phá huỷ, không đủ hemoglobin trong hồng cầu hoặc cơ thể bị mất hồng cầu.

Trẻ em dễ bị thiếu máu nhất bởi vì các bé không có đủ lượng sắt trong chế độ ăn của mình. Sắt là một khoáng chất thiết yếu đối với việc sản sinh hemoglobin. Trẻ nhỏ sẽ thiếu máu do thiếu sắt nếu các bé bắt đầu uống sữa bò quá sớm mà không được bổ sung sắt. Sữa bò chứa rất ít sắt và lượng nhỏ này lại hấp thụ kém qua ruột để vào cơ thể. Ở trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi, sữa bò có thể làm kích ứng ruột và làm giảm số lượng hồng cầu.

Trẻ em cũng có thể bị thiếu máu do mất máu. Trong các trường hợp hiếm hoi, nó có thể do vấn đề về đông máu, nhất là ở những trẻ sơ sinh thiếu vitamin K. Đôi khi hồng cầu dễ bị phá huỷ, một căn bệnh gọi là thiếu máu huyết tán (hemolytic anemia), là kết quả của những rối loạn trên bề mặt của các tế bào hồng cầu hoặc những vấn đề bất thường khác. Một số trẻ bị thiếu máu do một căn bệnh di truyền như thiếu máu hồng cầu hình liềm hoặc thiếu máu Địa Trung Hải (thalassemia), hoặc do thiếu enzim.

Có rất nhiều dạng thiếu máu, đầu tiên là phải xác định được nguyên nhân thiếu máu của bé. Nếu là do thiếu sắt, bé sẽ được cho thuốc có chứa sắt. Đừng cho bé uống thuốc cùng với sữa bởi vì sữa ngăn hấp thụ sắt. Sau khi uống thuốc, cho bé uống một cốc nước cam, đây là loại đồ uống chứa vitamin C, một loại vitamin giúp hấp thụ sắt. Nhớ đánh răng cho con sau mỗi liều thuốc vì sắt dạng lỏng có thể làm răng bị xỉn màu. Hãy biết rằng sắt cũng có thể làm phần trẻ chuyển thành màu đen, điều này là bình thường.

Để ngăn ngừa thiếu sắt, hãy đảm bảo bổ sung sắt cho bé nếu bé bú mẹ, và cho bé ăn những thức ăn giàu chất sắt khi tập cho bé ăn đồ ăn rắn. Nếu bé ăn sữa công thức hoặc bú mẹ một phần, hãy cho bé loại sữa công thức có bổ sung sắt (4-12 mg sắt/lít), bắt đầu từ khi mới sinh cho tới 12 tháng tuổi. Hãy đảm bảo khi bé lớn hơn, bé ăn những thức ăn có chứa sắt như các loại các loại ngũ cốc tăng cường, lòng đỏ trứng, các loại rau có màu xanh và vàng, hoa quả màu vàng, thịt đỏ, khoai tây, cà chua, nho khô.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn nhợt nhạt nhưng hoạt bát và khỏe mạnh. Bé ăn và ngủ tốt. Nước da trắng bình thường. Bé da trắng tự nhiên. Hãy chú ý đặc biệt tới việc chống nắng cho bé khi bé chơi ngoài trời.
Con bạn ở khoảng giữa 8 tháng và 2 tuổi, cáu kình và uể oải (thiếu năng lượng) Thiếu máu do thiếu sắt ở trẻ sơ sinh. Bác sĩ nhi sẽ khám cho bé và có thể yêu cầu xét nghiệm máu. Nếu bé bị thiếu máu, bác sĩ nhi sẽ xem xét lại chế độ ăn của bé và kê thêm sắt nếu cần.
Con bạn có những vết thâm dưới mí mắt dưới. Bé vừa thức muộn mấy đêm hoặc hoạt động nhiều hơn bình thường. Ngoài ra bé khỏe mạnh. Mệt mỏi. Dị ứng. Nếu bé bị mệt quá, hãy đảm bảo là bé được nghỉ ngơi để bù đắp lại hoạt động vào ban ngày. Nếu đồng thời bé bị nghẹt mũi và các triệu chứng dị ứng khác hãy xin lời khuyên của bác sĩ nhi.
Gần đây con bạn bị nhiễm virus. Bé đang uống thuốc theo đơn, ví dụ thuốc kháng sinh. Giảm sản sinh hồng cầu tạm thời và bình thường sau khi bị một căn bệnh cấp tính (đột ngột và nghiêm trọng). Bác sĩ nhi sẽ khám cho bé, yêu cầu xét nghiệm máu, và – nếu chẩn đoán được xác nhận – đưa ra hướng điều trị.
Con bạn đã được chẩn đoán bị một căn bệnh tự miễn hoặc một chứng bệnh mãn tính khác. Bé có vấn đề về tiêu hoá. Thiếu máu huyết tán tự miễn.

Thiếu máu thứ phát do một bệnh mãn tính.

Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ có thể yêu cầu xét nghiệm máu và, nếu cẩn, đưa ra cách điều trị, trong đó có bổ sung sắt.
Con bạn bị bầm dập không lý giải được. Đôi khi bé bị sốt nhẹ. Bệnh bạch cầu (một dạng ung thư máu).

u.

Bác sĩ nhi sẽ khám cho bé và yêu cầu các xét nghiệm chẩn đoán phù hợp.
Con bạn được khoảng 6 tháng tuổi. Bàn tay hoặc bụng của bé bị sưng. Bé có vẻ cáu kỉnh và đau đớn. Gia đình bé có nguồn gốc Châu Phi. Thiếu máu hồng cầu hình liềm. Bác sĩ nhi, bác sĩ sẽ thực hiện xét nghiệm máu, và nếu thích hợp, đưa ra phương pháp điều trị.
Con bạn ở khoảng 6 tới 12 tháng tuổi. Bé cáu kỉnh và sụt hoặc không tăng được cân. Gia đình bé có tổ tiên ở Châu Á, Châu Phi, Trung Đông, Hy Lạp hoặc Ý. Thiếu máu Địa Trung Hải (một căn bệnh di truyền về máu chủ yếu ảnh hưởng tới những người đến từ Địa Trung Hải). Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé, yêu cầu xét nghiệm máu và đưa ra bất cứ phương pháp điều trị nào phù hợp.
Con bạn chập chững đi hoặc ờ tuổi đi học, bé thường xuyên ăn những đó không phải thức ăn như bảng màu. Bé có vẻ chậm hơn so với những trẻ cùng tuổi. Bé thường bị đau dạ dày và bị nôn. Nhiễm độc chì. Nói chuyện với bác sĩ nhi ngay lập tức để được điều trị cũng như loại bỏ chì khỏi nhà và môi trường sống của bạn.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây