Trẻ bị đau ở miệng – Nguyên nhân, hướng xử lý

Chăm sóc bé

Đau ở miệng thường gặp nhất là do nhiễm trùng, dị ứng, loét miệng hoặc chấn thương. Đau phát ra từ họng thường bị nhầm với đau miệng.

Gọi bác sĩ nhi nếu con bạn:

  • Không chịu uống nước do bị đau miệng
  • Kêu đau miệng kèm với sưng môi và khó thở
  • Bị loét ở miệng kéo dài hơn 1 tuần
  • BỊ sưng lợi, vòm miệng hoặc môi.

CẢNH BÁO!

Nếu miệng của con bạn bị đau thì bé có thể ngại uống nước . Hãy khuyến khích bé uống đủ để giữ ẩm cho các mô.

Lưỡi bình thường có màu hồng hào, mặt trên phủ các nhú – những phần lồi của các mô giống như tóc – bao quanh là các nụ vị. Cha mẹ lo lắng khi thấy lưỡi của con mình có phủ những mảng đỏ nhạt viền trắng, tạo thành một vết trông như bản đồ. Những mảng không đau này có xu hướng mờ đi và xuất hiện lại ở những vị trí khác nhau trên lưỡi. Tình trạng này, được gọi là lưỡi bản đồ hay viêm lưỡi di chuyển lành tính, không nghiêm trọng và không cần phải điều trị. Nguyên nhân chính xác chưa được xác định, mặc dù có vẻ như xu hướng này có di truyền trong gia đình.

MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn bú sữa mẹ và bị những mảng loét nhỏ trên vòm miệng. Rộp do mút. Những vết loét nhỏ trên bề mặt này không đau đớn; nguyên nhân là do áp lực của núm vú trong khi bú mẹ và biến mất sau khi cai sữa. Nếu trông chúng có vẻ viêm, hoặc bé không chịu bú, hãy nói chuyện với

bác sĩ nhi.

Con bạn bị chảy dãi rất nhiều và hầu như lúc nào cũng để nắm tay trong miệng. Bé được khoảng 4 đến 8 tháng tuổi. Hành vi bình thường xuất hiện khi mọc răng. Cho bé một vòng ngậm mọc răng mềm hoặc núm vú giả, nếu việc đó làm bé dễ chịu.
Con bạn bị đói nhưng không chịu ân. Bé bị những mảng trắng nhạt trên lưỡi và bên trong má. Bé dạo này đang dùng kháng sinh. Nấm miệng (nhiễm men). Bác sĩ nhi sẽ xác định nguyên nhân bé bị khó chịu, đưa ra cách điều trị thích hợp. Nhiễm nấm là khá phổ biến ở trẻ nhỏ; ở các trẻ lớn hơn, chúng có thể xuất hiện khi điều trị kháng sinh làm ảnh hưởng xấu tới hệ vi khuẩn bình thường trong miệng.
Con bạn ở tuổi đi học và kêu đau khi nuốt do đau họng. Nhiễm virus hoặc khuẩn cầu chuỗi ở họng (viêm họng). Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho trẻ và đưa ra cách điều trị phù hợp.
Con bạn bị những vết loét đau đớn ở bên trong môi dưới, má hoặc lưỡi. Loét miệng. Nếu những vết loét này không biến mất trong vòng một tuần hoặc xuất hiện trở lại, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi. Nguyên nhân chính xác chưa được xác định.
Con bạn bị những nốt vàng nhạt, đau trong miệng. Hạch ở cổ của bé bị sưng. Bé bị sốt. Trên môi bé có vết rộp môi đỏ, có vảy. Lợi bé tây đỏ, sưng hoặc đau. Có những vết rộp trên lưỡi bé. Nhiễm trùng miệng do các loại virus như herpes hoặc coxsackie hoặc chân tay miệng. Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sẽ khám sức khỏe tổng quát cho bé và khuyến nghị các phương pháp giảm cảm giác khó chịu, bao gồm thuốc súc miệng dạng nhẹ hoặc thuốc giảm đau để bôi vào chỗ đau. Các loại chất lỏng lạnh có thể làm bé dễ chịu.
Môi của con bạn khô, tấy đỏ, môi bị đóng vảy và nứt ở khóe miệng. Sưng viêm môi có thể do nhạy cảm với thức ăn và tệ đi do tình trạng ẩm ướt, khô ráo thay phiên nhau. Bôi thuốc mỡ dạng nhẹ, nhất là khi thời tiết lạnh. Đừng bôi thuốc mỡ có gốc lanolin (mỡ lông cừu), thuốc đó có thể gây ra dị ứng.
Con bạn bị đau ở đầu hay một bên lưỡi hay một nốt đau bên trong má. Đau do răng mẻ.

Tự làm tổn thương khi cắn (thói quen thần kinh).

Nếu cảm giác đau là do một chỗ ráp trên răng hay chỗ trám răng, hãy nói chuyện với nha sĩ, họ sẽ khám răng cho bé và mài nhẵn bất cứ điểm sắc nhọn nào. Hãy hỏi con xem bé có cắn phải phía trong má không và khuyến khích bé dừng thói quen đó lại.
Con bạn bị những mảng đau trên lưỡi hoặc trong miệng. Bé đang uống thuốc theo đơn như thuốc chống động kinh hoặc kháng sinh. Tác dụng phụ của thuốc. Gọi bác sĩ nhi, họ sẽ khám cho bé và điều chỉnh thuốc nếu cần thiết.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận