Trang chủChăm sóc béSự phát triển và tâm lý của trẻ từ 4 tới 8...

Sự phát triển và tâm lý của trẻ từ 4 tới 8 tháng

Càng lớn, đứa trẻ càng thấy gắn bó với những người Bé thường thấy quanh mình vì những người thân thiết đó thường thỏa mãn những nhu cầu và đòi hỏi của Bé ! Bé đói được ăn, khát được uống, tã ướt được thay. Bé khóc được bế; ngủ khó được ru. Bé cười, có người cười lại. Bé ê – a, có người nghe và hưởng ứng. Từ sự được đáp ứng qua lại những cử chỉ và hành động trên, nảy sinh ra tình cảm của Bé đối với bố mẹ, ông bà, anh chị em và những bộ mặt thân thuộc Bé thường gặp.

Nhưng chính trong thời gian 4 tháng tuổi, đã biết nhận mặt người quen này, Bé thường phải qua một thử thách : sự xa cách. Có người cho rằng nên tránh đừng để Bé phải qua những thử thách như vậy. Câu trả lời là không nên tránh, mà tránh cũng không được : ngay từ lúc lọt lòng, Bé đã phải xa cách hẳn với cuộc sống yên ổn trong bụng mẹ; khi tập đi Bé phải bỏ thói quen bò bằng 4 chân tay v.v… Mỗi thử thách sẽ làm Bé lớn lên, vững chãi hơn về cả thể xác lẫn tâm hồn.

Việc phải xa cách đầu tiên là xa cách mẹ, vì mẹ lại phải đi làm. Do đó, cần phải gửi Bé cho một cô giữ trẻ riêng, hoặc nhà giữ trẻ… Nên chuẩn bị và lựa chọn như thế nào ?

Người giữ trẻ

Người giữ trẻ như thế nào thì tốt ? Tốt nhất là người đó đã được học qua phương pháp giữ trẻ, hoặc đã có kinh nghiệm về vấn đề này, phải là một người khỏe mạnh, không có bệnh tật (nếu cần có giấy khám sức khỏe).

Nếu phải đưa trẻ đến nhà người giữ trẻ thì nên chọn : người trông ít trẻ – độ 2, 3 trẻ là vừa. Chỗ ở cần sạch, thoáng, có chỗ Bé ngủ, có chỗ cho Bé chơi.

Người giữ trẻ cần dịu dàng, có tổ chức, kinh nghiệm, nhưng không cứng rắn quá đối với trẻ, biết chiều trẻ.

Nếu sau một vài ngày gửi trẻ mà bạn thấy Bé vẫn ngủ tốt, vẫn vui vẻ, khi bố mẹ bế vào cửa của người giữ trẻ Bé không khóc, thế là tốt.

Người giữ trẻ tốt thường có thái độ cởi mở, vui vẻ kể lại với bố mẹ đứa trẻ về các hoạt động của Bé trong ngày, nghe lời góp ý, hoặc góp ý với người thân của đứa trẻ về việc săn sóc trẻ với tất cả lòng yêu thương.

Nhà gửi trẻ

Trước kia, người ta đã than phiền nhiều về nhà gửi trẻ vì nhiều người làm việc ở đấy thường chỉ coi trẻ như một món hàng ký gửi có thời hạn.

Hiện nay, ở Pháp người đứng đầu nhà trẻ thường phải có bằng chứng nhận, đã học 3 năm chuyên môn, có khả năng săn sóc trẻ về vấn đề sức khỏe và phát triển tâm lý. Bên cạnh cô hiệu trưởng có một số nhân viên phục vụ.

Đối với các trẻ 2 tuổi, người phụ trách phải là một cô giáo. Nhà trẻ có nhân viên y tế đến thăm sức khỏe cho trẻ, mỗi tuần 2 lần. Nhà trẻ có thể có cả chuyên viên tâm lý để theo dõi và giải quyết những vấn đề có ảnh hưởng tới tâm lý các trẻ chưa quen với cuộc sống tập thể : có trẻ gắn bó với bố mẹ quá, không chịu để người lạ săn sóc; có nhiều cháu tỏ vẻ buồn rầu, khi phải chia vào những tốp khác để hợp với lứa tuổi hoặc khi phải thay đổi cô giáo, cô phụ trách, người săn sóc. Như vậy, người ta thường chú ý chuyển từng nhóm trẻ chứ không chuyển 1, 2 cháu hoặc chỉ đổi người phụ trách ở đầu năm học. Có nơi, cô phụ trách theo một lớp trong 3 năm liền.Để bé có giấc ngủ ngon

Cho Bé đi nhà trẻ cũng có nhiều điều lợi vì cháu được quan hệ với nhiều bạn và nhiều người, sẽ mạnh dạn hơn và cũng sớm làm quen với các nề nếp sinh hoạt trong xã hội hơn.

Nhà trẻ gia đình

Nhà trẻ gia đình là tổ chức trung gian giữa tổ chức công và tổ chức tư. ở Pháp, các bà mẹ có thể cùng tổ chức cho các con mình một nơi sinh hoạt tại một tư gia nào đó, rồi thuê người săn sóc, trông nom. Số trẻ được săn sóc ở đây sẽ ít hơn ở nhà trẻ công, vì tiền đài thọ hoàn toàn do các bà mẹ gửi con đảm nhận và thường các trẻ gửi ở đây chính là con của những người đứng ra tổ chức.

Nhờ người trong gia đình

Tại nhiều gia đình, khi phải đi làm, người mẹ thường nhờ ngay bà nội hay bà ngoại trông cháu. Việc này thuận tiện cho đứa trẻ vì cháu có thể đá quen với bà rồi.

Tuy vậy cần phải chú ý xem bà có đủ sức khỏe đẻ trông nom cháu không, có hay dễ lo lắng, buồn phiền hoặc kỹ tính quá không. Dù sao thì cũng không nên giao phó hoàn toàn việc chăm sóc Bé cho bà và để bà phải gánh vác hoàn toàn trách nhiệm của người mẹ.

Nếu phải thuê người giúp việc, nên chú ý xem người đó cổ yêu trẻ không và phải mạnh khỏe, không có bệnh tật gì. Người này có thể phải tới nhà trước thời gian người mẹ phải đi làm, để làm quen với đứa trẻ trước.

ở Pháp, đây là công việc mà nhiều nữ sinh viên đảm nhiệm để cải thiện đời sống của mình, trong lúc còn phải đi học.

Những điều cần chú ý khi mang con đi gửi

Dù gửi trẻ cho một cá nhân hay cho nhà gửi trẻ cũng cần chú ý :

  • Phải có thời gian chuẩn bị trước cho đứa trẻ phải xa mẹ. Thời gian này có thể là mấy ngày.
  • Cần có liên lạc mật thiết giữa người mẹ hoặc gia đình với nhà trẻ, cụ thể là với cô hiệu trưởng, cô phụ trách hay cô nhân viên y tế vẫn theo dõi sức khỏe của các cháu… để biết tình hình sinh hoạt của Bé ở nhà trẻ thế nào ? Bé có hòa hợp được không ? có tiến bộ hay khó khăn gì ? Bé có chịu ăn không ?

Gửi trẻ không có nghĩa là phó mặc con mình cho người khác mà chỉ là chia sẻ công việc chăm sóc với người khác. Bởi vậy, các bậc bố mẹ phải có sự liên lạc thường xuyên với người giúp đỡ mình để nói về con mình. Có thế thì cháu mới được săn sóc tốt.

Nói về con mình là hỏi để biết xem con có ăn được không, ngủ được không, đã biết thêm điều gì, thường đòi cái gì, không thích hợp với việc gì ? Và nói để cô phụ trách biết con mình ở nhà như thế nào ?

Thí dụ : “Thời gian mới gửi con, khi đón cháu về nhà, vì vắng cháu cả ngày nên dù cháu có vẻ mệt và buồn ngủ, cả nhà cứ nói chuyện, chơi đùa với cháu, bắt cháu thức. Nhưng cháu không chịu ăn, cho ăn lại nhè ra. Bây giờ, gia đình đã biết nếp sinh hoạt của cháu, nên đón cháu về cứ để cháu ngủ ngay. Tới sáng hôm sau, khi cháu thức dậy, người có vẻ khỏe, dễ chịu, bố mẹ cháu mới đùa với cháu và cùng nhau đi nhà trẻ.”

Có trẻ khác, ở nhà trẻ về chỉ thích chơi với các đồ chơi của mình ở nhà hoặc thích đùa nghịch khi được bố mẹ tắm.

Bé biết gì thêm từ 4 – 8 tháng ?

– Bé biết sử dụng bàn tay của mình để cầm, nắm các vật. Bé dùng tay “thám hiểm” các phần trên cơ thể mình như : chân, tóc, bộ phận sinh dục.

Nhiều Bé co chân lên để… mút ngón chân. Dù bàn tay đã giúp Bé cầm, sờ, nắm, kéo, vứt, buông, gây tiếng động… nhưng Bé vẫn thích mút, vì miệng Bé được coi như cơ quan xúc giác tốt nhất. Hơn nữa, khi Bé mút, hình như Bé cảm thấy được thư giãn. Ngay cả khi bị đau răng, được mút một vật cứng, Bé cũng cảm thấy đỡ đau.

Khi ngồi ở ghế cao hoặc được mẹ bế trên lòng, trước cái bàn có đặt các đồ chơi, Bé sẽ gãi lên mặt bàn và với gần tới các đồ chơi. Nếu Bé làm rơi đồ chơi, Bé cũng không quan tâm vì ở độ tuổi này, Bé còn không ước lượng được độ xa và khả năng chú ý còn kém. Cho tới 8 – 9 tháng, bố mẹ vẫn phải lượm đồ chơi cho Bé. Nhưng, nếu đặt Bé ngồi, Bé sẽ nhìn theo các đồ chơi và bò tới phía các đồ chơi mà Bé thích.

BÉ BIẾT GÌ TỪ 4 – 8 THÁNG

  1. Bé thích được đặt ngói, có chèn đệm chung quanh (không lâu quá 10 phút với các trẻ 5 – 6 tháng). Đặt nằm, Bé ngẩng đầu lên.
  2. Bé có thể nắm chặt lấy vật do người lớn đưa cho Bé bằng tay trái hay tay phải.
  3. Bé giơ tay với lấy cái vòng, chuyển từ tay này qua tay kia, nhưng có thể đánh rơi.
  4. Bé tụt giày ra, đưa chân vào miệng mút và cười. Bé thích mút và có thể chơi với tay, chân, tóc, tai… và các bộ phận khác của mình.
  • Từ 4-8 tháng, Bé đã tới giai đoạn biết ngồi và đã nhìn được rộng hơn vì biết quay đầu sang phải, sang trái và ngửa cổ nhìn lên cao. Để tập cho Bé ngồi, ngay từ tháng thứ 4, có thể đặt Bé ngồi trên cái ghế có nệm đặt nghiêng để Bé tựa lưng, mỗi ngày 1 – 2 lần nhưng không lâu quá 1/2 giờ trong ngày.

Từ 4-5 tháng, Bé có thể ngồi trên ghế nệm hoặc trong giường mỗi lần ngồi lâu tới 10 phút. Tới 8 tháng, Bé có thể ngồi lâu 1 giờ. Từ tháng thứ 7, Bé bắt đầu ngồi thẳng và tập bò. Bởi vậy, không nên đặt Bé trên ghế lâu, vì như vậy, Bé không hoạt động được. Thỉnh thoảng, người lớn có thể đỡ Bé cho Bé tập đứng, hai chân đụng xuống sàn. Làm như vậy, để Bé quen với thế đứng, là điểm đặc biệt quan trọng của con người.Giấc ngủ của bé

Ngoài ra, Bé còn có cái thú lăn mình trong giường hoặc dưới sàn.

  • Ở độ tuổi này, Bé đã nhận được tiếng nói, nét mặt, mùi, tên gọi của từng người. Bởi vậy, phản ứng của Bé đối với mỗi người sẽ khác nhau, thí dụ Bé hay theo mẹ, để cho mẹ bế hơn là theo anh, chị hoặc người giúp việc.

Bé hay cười với những bộ mặt ‘quen thuộc. Từ 7 – 8 tháng, Bé biết “lạ”, thấy sợ khi có người lạ và cảm thấy yên tâm khi có mặt các người quen. Đây là thời gian Bé bắt đầu nhận thức được cá nhân mình và mọi người.

  • Bé thích được soi gương vì là dịp để nhận biết nét mặt và con người của chính mình. Ở tháng thứ 3, Bé nhìn vào gương như nhìn bất cứ vật nào khác. Tới tháng thứ 6, khi được bế soi gương, Bé đã tỏ vẻ ngạc nhiên, nhìn người trong gương rồi lại nhìn người bế mình như tự hỏi : “Tại sao lại có một mẹ nửa giống mẹ bế mình như thế ?”.
  • Cũng vào thời gian 7-8 tháng tuổi, Bé bắt đầu biết phát âm đơn giản như “ba…ba..”, “ma…ma…”, “ta….ta”. Người lớn nên nhân dịp này, sửa các âm đó thành những từ có ý nghĩa như “ba”, “má”, “mẹ” v.v…

Nhìn chung, trong thời gian ngắn ngủi, từ 4 tháng tới 8 tháng, Bé có những tiến bộ rất lớn, khó tưởng tượng nổi. Vì khi 4 tháng, Bé còn nằm trong nôi, nhìn mọi người, mút tay và ngủ 17 giờ mỗi ngày. Vậy mà chỉ 4 tháng sau, Bé đã ngồi trong giường, biết cầm, nắm các đồ vật, chơi đồ chơi hàng giờ và chăm chú nhìn theo và nhận xét các người lớn hoạt động ở chung quanh mình.

Tình trạng những trẻ bị bỏ rơi không được chăm sóc

Theo dõi trạng thái tinh thần của các trẻ em, có những hoàn cảnh gia đình đặc biệt, bác sĩ Spitz cho biết : “Trẻ em cũng cảm được sự đau khổ. Nếu không được chăm sóc về mặt tình cảm, các em sẽ như bông hoa bị tàn dần. Nhiều trẻ không thể sống được vì không có tình thương yêu”. Đây là trường hợp các em không được chăm sóc đầy đủ, bị ngược đãi, bị bỏ rơi.

Theo bác sĩ Spitz thì mặc dù trẻ em được ăn uống đầy đủ nhưng nếu không có tình yêu thương, thì các cháu vẫn đau khổ và sẽ không phát triển bình thường. Tình yêu thương bao gồm tình mẹ con, tình cảm gia đình, sự chăm sóc và giáo dục. Thiếu những điều kiện đó, đứa trẻ sẽ có những biểu hiện như sau:

Ở giai đoạn đầu, đứa trẻ hay giận hờn và chống đối lại người lớn. Nếu tiếp tục không được chú ý phản ứng chống đối sẽ chuyển nhanh thành thất vọng, chịu đựng, ở giai đoạn thứ 3, đứa trẻ tỏ thái độ thờ ơ với mọi việc chung quanh, không chủ ý tới ai, không thích chợi đùa, trở thành lạnh nhạt với mọi người.

Những mẫu trẻ như vậy thường gặp ở các nhà gửi trẻ mà bà mẹ không còn ngó ngàng gì tới con nữa; trong khi những người phụ trách ở nhà trẻ lại chưa hề có một kiến thức nào về phương pháp giáo dục và về tâm lý trẻ thơ. Nhà trẻ chỉ biết nuôi thôi, không có chỗ cho trẻ em chơi. Đó là hoàn cảnh nhiều nơi nuôi trẻ mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, sống nhờ vào nguồn cứu trợ của xã hội.

Người ta cũng có thể gặp những trẻ được nuôi tại gia đình như vậy, vì do một nguyên nhân nào đây, bố mẹ của chúng không có tình yêu đối với con cái. BỊ để một mình lâu trong giường cũi, bị bố, mẹ lạnh nhạt hoặc trao hẳn việc chăm sóc cho người giúp việc, hoặc phải chuyền qua tay hết người này tới tay người khác. Dần dần, đứa trẻ tự cảm nhận được hoàn cảnh của mình không hề được ai thương yêu. Đứa trẻ sẽ cảm thấy lòng không yên, không bao giờ cảm thấy phấn chấn nên trí khôn không được kích thích, nhân cách con người chậm hình thành.

Vì những lý do trên, hiện nay, trong tất cả các tổ chức nuôi dạy trẻ, người ta đặc biệt yêu cầu những người phụ trách phải có tình thương yêu đối với trẻ em. Đối với một số trẻ có hoàn cảnh gia đình đặc biệt, người ta cho các em tới các nhà trẻ để lấy sự chăm sóc của các cô phụ trách thay cho tình bố mẹ.

Tuy vậy, những nơi nuôi dạy trẻ vẫn không tách rời các cháu khỏi bố mẹ và yêu cầu bố mẹ phải duy trì sự thăm nom con cái. Nếu gửi dài hạn, cũng phải có thời gian đón con về gia đình để cho đứa trẻ có tâm lý ổn định và tin rằng cuộc đời của mình cũng đủ, giống như những bạn khác.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây