Trang chủChăm sóc béNhững điều kiêng kỵ khi cho trẻ em ăn đường

Những điều kiêng kỵ khi cho trẻ em ăn đường

Sau khi cân nhắc những điều lợi hại về mọi mặt, các nhà y học và dinh dưỡng học đã chỉ ra rằng, ngoài việc ăn uống bình thường hàng ngày ra, chúng ta không nên ăn nhiều đường, thậm chí có người còn đề xuất rằng ăn đường càng ít càng tốt, mà không ăn cũng được.

Có điều là những chất ngon lành của đường vẫn còn hấp dẫn con người ta nhiều lắm, nhất là được các em đặc biệt yêu thích, cho nên ở đây cần phải nêu ra một “ Nguyên tắc ” đối với việc ăn đường : Một là không nên ăn đường quá nhiều; hai là phải ăn cho thích hợp. Vậy khi nào ăn đường thì tốt, khi nào ăn đường thì không tốt ? Dưới đây xin giới thiệu một cách sơ lược

1/ Thời gian ăn đường tốt nhất.

Trước khi đi tắm : Tắm sẽ ra rất nhiều mồ hôi, tiêu hao thể lực, cần phải bổ sung nước và năng lượng , ăn đường sẽ đề phòng được những sự thiếu hụt này.

Trước khi vận động : Khi vận động cần phải tập trung tinh lực, so với các thực vật khác, đường có thể cung cấp kalo nhanh hơn.

Khi mệt mỏi và đói : So với các loại thực phẩm khác, đường có thể nhập vào máu nhanh hơn, nâng cao được đường huyết nhanh hơn.

Người bi bệnh đường ruột, khi bị nôn oẹ : công năng tiêu hoá của bệnh nhân không tốt, bị mất nước,dinh dưỡng không đủ, ăn một chút đường hoặc uống nước đường có pha một chút muối sẽ bằng uống thuốc bổ.

Khi chóng mặt buồn nôn, ăn một chút đường có thể nâng cao đường huyết, ổn định tinh thần, có lợi cho việc khôi phục bình thường.

Khi đi tàu, xe, thuyền, nếu điều kiện không tốt, ăn cơm vừa không tiện, vừa mất vệ sinh, ăn một chút đường vừa tiện lợi lại vừa giải quyết được vấn đề.

2/ Những lúc không nên ăn đường.

  • Trước khi ăn cơm : Sau khi ăn đường, khẩu vị sẽ bị giảm, ảnh hưởng đến lượng ăn bình thường, nếu kéo dài, người sẽ gầy đi, dinh dưỡng không đủ.
  • Trước khi ngủ : Đường sẽ lưu lại ở các kẽ răng, rất có lợi cho vi trùng sinh sôi nảy nở, tổn hại cho răng. Nếu ăn đường loại sôcôla v.v… thì còn tạo cho thần kinh hưng phấn, sẽ mất ngủ.
  • Sau khi ăn no : Lúc này mà lại ăn đường thì người sẽ trở nên béo, nếu đường nhiều sẽ kích thích insulin phân tiết, khiến cho tế bào insulin vì phân tiết quá nhiều mà bị suy nhược, dẫn đến bệnh đái tháo đường.
  • Khi nói chuyện : Vừa nói chuyện vừa ăn kẹo, thì kẹo dễ rơi vào khí quản, làm tắc nghẽn thực quản, đối với trẻ em cần phải chú ý.
  • Khi đang đau răng : Ăn đường sẽ càng đau hơn, bệnh sẽ nặng hơn.
  • Khi bị dị ứng da. Đường huyết cao là điều kiện để cầu khuẩn nhỏ sinh sôi nảy nở. Ăn đường có thể làm cho lớp da bị dị ứng thường xuyên nhiều lần, chữa không khỏi. Cho nên người nhiều mụn nhọt hoặc bị dị ứng da thì không

Cho nên, để bảo vệ sức khoẻ, cần phải nắm vững những thời cơ ăn đường có lợi thì mới đạt được mục đích hại ít lợi nhiều. Cho trẻ thơ ăn đường lại càng cần phải lưu ý đến khoa học.

3/ Đường tuy tốt, nhưng không nên ăn nhiều.

Đường là vật chất dinh dưỡng mà nhân loại rất cần, năng lượng mà các tổ chức khí quan của cơ thể cần thiết, đại bộ phận đều do đường cung cấp.

Trẻ em và một số người lớn rất thích ăn đường. Đường tuy tốt, nhưng không nên ăn nhiều, nếu ăn nhiều thì ngược lại, sẽ có hại cho sức khoẻ. Đó là vì :

  • Ăn nhiều đường sẽ dẫn đến chất dinh dưỡng không tốt. Bất cứ loại đường nào cũng đều thiếu chất prôtêin, chất mỡ, vitamin và chất khoáng. Ăn nhiều đường, người ta sẽ không cảm thấy đói nữa, không muốn ăn và sẽ ăn ít cơm. Tự nhiên, chất dinh dưỡng do ăn uống mà ra cũng sẽ ít đi. Nếu kéo dài, sẽ dẫn đến dinh dưỡng không đầy đủ.
  • Ăn nhiều đường sẽ dẫn đến hệ thống tiêu hoá có bệnh. Hiện nay có rất nhiều bậc cha mẹ trẻ cho rằng đường nho có chất dinh dưỡng, dễ tiêu hoá, thường dùng nó để thay đường trắng cho trẻ con ăn dài ngày, ngược lại sẽ chỉ dẫn đến làm cho công năng của dạ dày và ruột trở nên “ Lười biếng ”, khiến cho việc phân tiết của dung môi tiêu hoá bình thường bị giảm sút, công năng tiêu hoá bị thoái hoá, ảnh hưởng đến việc hấp thu tiêu hoá thức ăn, thậm chí còn dẫn đến mang bệnh cho hệ thống tiêu hoá.
  • Ăn nhiều đường dễ bị sún răng : Đường làm cho độ toan ở trong mồm tăng lên, tạo thành nhũ toan khuẩn, liên cầu khuẩn sinh trưởng phát dục mà có điều kiện sinh sôi nảy nở, răng bị chất toan ăn mòn, sẽ sinh ra sâu răng. Những trẻ em thường xuyên ăn đường, tỉ lệ sún răng lên tới trên 95%.
  • Ăn nhiều đường dễ phát sinh gãy xương. Bởi vì đường chuyển hoá cần phải có vitamin B4, ăn nhiều đường quá khiến cho vitamin B4 trong cơ thể giảm đi, do đó mà hạ thấp năng lực của hoạt động cơ bắp thần kinh. Ngoài ra ăn nhiều đường còn làm cho sản vật có chất toan trong cơ thể tăng lên, mà chất kiềm và chất canxi thì lại giảm đi, sẽ tạo thành chất xương bị nhão, dễ xảy ra gãy xương.
  • Ăn nhiều đường sẽ làm cho mắt cận thị phát triển, dẫn đến cận thị trục của mắt. Các chuyên gia kêu gọi : Các trẻ em và học sinh tuyệt đối không nên ăn nhiều đường.
  • Ăn nhiều đường dài ngày dễ sinh béo phì. Bởi vì những phần đường dư thừa sẽ chuuyển hoá thành mỡ tích tụ lại ở dưới da, sinh ra béo phì. Và do béo phì mà dẫn đến các bệnh tật khác.
  • Ăn quá nhiều đường sẽ làm cho tính khí con người trở nên nóng nảy, hấp tấp.

Theo tài liệu của sở nghiên cứu quan hệ gia đình ở Mỹ cho biết : Ăn nhiều đường dẫn đến nồng độ đường huyết tăng cao, khiến cho trẻ em trở nên nóng nảy hấp tấp, có thể mắc bệnh đa động. Người lớn tính tình nóng nảy hấp tấp dễ xảy ra tai nạn.

4/ Trẻ em không nên ăn quá lượng đường.

Đường là loại thực phẩm toan tính không có canxi. Ăn đường nhiều quá, cơ thể cần khôi phục chất kiềm thiếu, tức là phải tiêu hao chất canxi ở trong cơ thể người ta. Ngày tháng kéo dài, sẽ ảnh hưởng đến việc phát triển xương cốt của trẻ em.

5/ Trẻ em không nên ăn nhiều kẹo sôcôla.

Kẹo sôcôla là một loại thực phẩm đường mà nguyên liệu chủ yếu là cacao chế ra, mùi vị thơm ngon, ngọt, chất dinh dưỡng phong phú, nếu được ăn vài ba cái, đúng là làm cho người ta vui tươi thanh thản, nhớ mãi không quên. Song, nếu coi là thức ăn để tẩm bổ, thường xuyên ăn quá nhiều, thì ngược lại, hại nhiều lợi ít. Vậy vì nguyên do gì ?

Thực ra, nhu cầu mà cơ thể con người ta cần ba nguồn năng lượng lớn trong việc ăn uống như các chất prôtêin, chất mỡ, và chất đường là có một tỉ lệ nhất định. Ví dụ như mỗi ngày tính tổng cộng các loại thực phẩm như gạo, mì, cá, thịt, rau xanh v.v…thì chất prôtêin chiếm 10 -15%, chất mỡ chiếm 30 – 35%, chất đường chiếm 50 – 60%. Cho dù chất dinh dưỡng của kẹo sôcôla có phong phú đến đâu thì so với tỉ lệ dinh dưỡng mà con ngươì cần thiết như trên thì còn kém rất xa. Trong rất nhiều loại sôcôla tinh chế, tỉ lệ mỡ chiếm gần 40 – 50%, tỉ lệ đường cũng không ít, mà tỉ lệ prôtêin chỉ có trên dưới 5%. Ngoài ra, trong sôcôla còn có chất kiềm cacao, chất kiềm caphêin v.v… mà trong thực phẩm bình thường rất ít có. Nếu thường xuyên ăn sôcôla thì sẽ có rất nhiều vấn đề cần phải giải quyết :

  • Thành phần mỡ quá nhiều, trẻ em ăn nhiều đường sẽ trở nên béo phì, trong cơ thể tích luỹ một số lượng mỡ rất lớn, tăng thêm gánh nặng cho buồng tim, thể chất sẽ dần dần suy nhược; người lớn ăn nhiều đường sẽ bi mắc các bệnh như xơ cứng động mạch, cao huyết áp, bệnh van tim, bệnh sỏi mật v.v…
  • Thành phần đường quá cao, thông qua sự chuyển hoá mới ở trong cơ thể, rất nhiều thành phần đường sẽ chuyển biến thành mỡ dự trữ, cũng sẽ làm cho người ta béo phì.
  • Thành phần prôtêin rất ít, mà prôtêin lại là “ vật kiến trúc ” của tế bào các cơ quan trong cơ thể con người, trẻ em thiếu chất prôtêin, sẽ bị ảnh hưởng đến sự phát triển; người lớn thì sẽ bị mềm nhũn cơ bắp, không còn sức lực và rất nhanh chóng bị mệt mỏi.
  • Sôcôla có năng lượng rất cao, tổng nhiệt lượng của 100 gam sôcôla có thể đạt đến 530 – 550 nghìn kalo. Một người làm việc nhẹ bình thường, mỗi ngày cần khoảng 3000 kilô kalo, 100 gam sôcôla chiếm tỉ lệ lớn trong đó. Cho nên sau khi ăn nhiều sôcôla sẽ có cảm giác đầy bụng, ảnh hưởng đến khẩu vị của ba bữa ăn, thế là sẽ ăn ít thức ăn đi, các chất prôtêin, muối vô cơ, vitamin v.v…mà cơ thể rất cần thì lại thiếu một cách nghiêm trọng, rất có hại cho sức khoẻ.

-Các chất kiềm cacao, kiềm cà phê ở trong sôcôla có tác dụng làm tim đập mạnh hơn và đại não hưng phấn hơn, trẻ em sau khi ăn nhiều sôcôla sẽ quấy khóc, nghịch ngợm và không chịu ngủ; người lớn ăn xong cũng dễ hưng phấn thần kinh và mất ngủ.

– Sôcôla rất ngọt và ngấy, sau khi ăn nhiều sẽ không có lợi cho việc vệ sinh răng miệng, sẽ trở nên hôi mồm và sâu răng, và còn xuất hiện hiện tượng ợ chua, rất khó chịu.

Từ đó ta thấy, bất kỳ là trẻ con hay người lớn cũng đều không nên ăn nhiều sôcôla.

6/ Không nên lạm dụng đường nho.

Có một số người lấy đường nho làm chất bổ dinh dưỡng, thường xuyên ăn hoặc cho trẻ ăn. Khi bản thân hoặc con cái ốm đau, bất kể là bệnh gì, cũng tìm mọi cách mua cho được đường nho cho người ốm hoặc cho trẻ con ăn để tẩm bổ, cách làm như vậy liệu có hay không ?

Đường nho là một loại đơn đường, có thể trực tiếp hấp thu ở trong đường ruột, nhưng giá cả tương đối đắt, không ngọt bằng đường trắng. Đường trắng thuộc loại song đường, khi qua đường ruột cần phải có tác dụng của chất men, sau khi phân giải thành đơn đường rồi mới hấp thu được. Đường trắng thì rẻ hơn và ngọt hơn đường nho. Hai loại đường này, ngoài việc có một số vi lượng muối vô cơ và có thể cung cấp nhiệt lượng ra, không có bất kỳ loại chất bổ nào khác, cho nên nó chẳng phải là thực phẩm dinh dưỡng bổ béo gì đâu.

Vậy thì những người nào có thể dùng đường nho ? Những người có bệnh sút cân nghiêm trọng, đau bụng đi ngoài nghiêm trọng, những người sau khi mổ ruột thừa thì có thể ăn đường nho. Bởi vì những người này công năng tiêu hoá và chất men song đường ở trong đường ruột kém, ăn đường nho thì có lợi cho việc phục hồi sức khoẻ.

Lạm dụng đường nho thì có hại gì ? Nói chung những người sức khoẻ bình thường,hoặc ốm đau nhưng không phải những căn bệnh như đã nêu trên thì không nên ăn đường nho, bởi vì tiềm lực công năng tiêu hoá của cơ thể con người rất lớn, ăn đường trắng sẽ không tăng thêm gánh nặng cho đường ruột, và với trẻ con cũng không tăng thêm gánh nặng cho đường ruột. Cơ năng của cơ thể sinh vật phổ biến là tồn tại một qui luật dùng tốt bỏ xấu, tức là càng dùng thì công năng sinh lý càng mạnh, không dùng thì sẽ thoái hoá. Nếu cứ ăn đường nho lâu ngày tất sẽ làm cho các loại công năng phân tiết của men tiêu hoá bị hạ thấp. Công năng tiêu hoá đường ruột bị hạ thấp thì dễ mắc bệnh, thậm chí còn dẫn đến nhiều loại suy dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sự trưởng thành và sức khoẻ bình thường.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây