Nguyên nhân và hướng xử lý tè dầm ở trẻ

Chăm sóc bé

Trẻ em rất khác nhau về thứ tự và thời điểm các bé đạt đến khả năng kiểm soát bàng quang ban ngày và khô ráo vào ban đêm. Phần lớn các bé được luyện tự đi nhà vệ sinh ở giữa 3 đến 4 tuổi; các bé có thể kiểm soát việc đi tiểu ban đêm khoảng 6 tháng tới 1 năm sau khi có thể kiểm soát được vào ban ngày. Nhưng nhiều trẻ – đến 15% – vẫn tiếp tục đái dầm thường xuyên cho tới 5 tuổi hoặc thậm chí muộn hơn. Hiện tượng này được biết đến như chứng đái dầm đêm tiên phát, phổ biến ở bé trai hơn bé gái; thường thì gia đình các bé này có tiền sử đái dầm. Một số trẻ sẽ đái dầm sau khi đã không bị tiểu dầm trước đó. Điều này thường gắn với một nguyên nhân không xác định và được nhắc tới với cái tên chứng đái dầm đêm thứ phát. Trong bất cứ tình huống nào, hầu hết trẻ bị chứng đái dầm đêm khởi phát đều hết đái dầm khi tới tuổi dậy thì.

Cách chữa Trẻ con đái dầm tại nhà

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu con bạn:

  • Tiếp tục đái dầm vào ban đêm khi đã hơn 5 tuổi
  • Lặp lại đái dầm ban đêm sau vài tháng hết đái dầm
  • Có vấn đề về kiểm soát bàng quang cả ngày lẫn đêm
  • Có những triệu chứng khác như khát nước hơn bình thường, đau hoặc buốt khi đi tiểu, hoặc đái dầm vào ban ngày.

CẢNH BÁO!

Hãy cảnh giác với những tuyên bố điều trị chứng đái dầm trong các quảng cáo qua thư điện tử hoặc trên mạng Internet. Bác sĩ nhi là nguồn thông tin đáng tin cậy nhất của bạn; đừng tham gia vào hay trả tiền cho bất cứ việc điều trị đái dầm nào mà không có lời khuyên của bác sĩ nhi.

Các bước luyện đi vệ sinh trong nhà vệ sinh

Trẻ em đạt được khả năng kiểm soát chức năng bàng quang và ruột khi cơ thể của các bé đã sẵn sàng. Bạn không thể đẩy nhanh quá trình đó, nhưng bạn có thể củng cố sự tự tin và khuyến khích những cố gắng của bé. Ép con vào quá trình luyện đi nhà vệ sinh trước khi bé sẵn sàng có thể chỉ kéo dài quá trình hơn mà thôi. Thường thì trong những tháng đầu của một trẻ mới tập đi, trẻ rất dễ phản đối việc luyện đi nhà vệ sinh. Luyện đi nhà vệ sinh không chắc chắn thành công cho tới khi đứa con mới chập chững của bạn vượt qua giai đoạn phản kháng này. Bé phải muốn chấp nhận sự độc lập gắn liền với bước tiến quan trọng này. Giai đoạn độc lập này thường xuất hiện giữa khoảng 18 đến 24 tháng tuổi, nhưng cũng khá bình thường khi nó xảy ra muộn hơn một chút.

Khi đứa con mới tập đi của bạn đã sẵn sàng để bắt đầu, luyện đi nhà vệ sinh nên được tiến hành thật êm ái miễn là cả bạn và bé đều thấy thoải mái về chuyện đó. Hãy khen ngợi con vì nỗ lực của bé, đừng quá chú ý vào những sai sót của bé. Thể hiện sự không hài lòng sẽ thêm một yếu tố căng thẳng có thể cản trở quá trình. Sau đây là năm bước để luyện cho bé chập chững sử dụng nhà vệ sinh.

  1. Để cho bé làm quen với bô ghế (hoặc bồn cầu có gắn ghế ngồi cho trẻ), nhưng đừng kỳ vọng bé sẽ sử dụng nó trong một thời gian.
  2. Tìm kiếm những dấu hiệu cho thấy con bạn không thoải mái khi bị ướt hay bẩn tã trong ngày. Khi bé khô ráo được khoảng hai tiếng, thỉnh thoảng hãy gợi ý – nhưng đừng ép – cho bé sử dụng bô ghế hoặc bồn cầu. Đứa con mới tập đi của bạn cũng nên biết sự khác biệt giữa ướt và khô, biết cách kéo quần lên và xuống và thể hiện sự thích thú khi học cách sử dụng bô ghế.
  3. Giúp con học cách sử dụng bồn cầu. Đọc các sách hướng dẫn trẻ, phù hợp với lứa tuổi về cách luyện cho con đi nhà vệ sinh. Đưa con vào phòng tắm với cha hoặc mẹ hay anh chị em lớn hơn (tuỳ theo giới tính thích hợp) để học cách thực hiện. Khen ngợi nỗ lực ngồi ghế bô của bé.
  4. Khi bé đã tự tin với ghế bô, lắp ghế ngồi cho trẻ và thang gấp di động vào bồn cầu rồi cho bé làm quen với cách sắp xếp mới. Bé có thể thay phiên sử dụng ghế bô và bồn cầu cho tới khi cuối cùng chỉ sử dụng bồn cầu thôi.
  5. Nhiều trẻ không đạt được khả năng kiểm soát bàng quang vào ban đêm cho tới sau khi các bé đã kiểm soát thành thạo vào ban ngày. Đừng ngạc nhiên nếu con bạn vẫn cần dùng tã qua đêm một thời gian sau khi bé kiểm soát được vào ban ngày. Nếu bạn có câu hỏi nào về khả năng kiểm soát ban đêm của bé và liệu nó có phù hợp với lứa tuổi không, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi của mình.
MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHAN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Con bạn nhỏ hơn 3 tuổi và còn tè dầm. Khả năng kiểm soát bàng quang phù hợp với tuổi. Các cơ chế kiểm soát bàng quang và sự tỉnh táo vẫn đang phát triển. Con bạn sẽ đạt được khả năng kiểm soát khi những cơ chế này phát triển đầy đủ.
Con bạn nhỏ hơn 5 tuổi. Bé mặc bỉm vào ban đêm hoặc vân đái dâm. Kích thước bàng quang hoặc cơ chế tỉnh táo chưa phát triển đầy đủ. Nhiều trẻ có thể bắt đầu hết tè dầm vào ban đêm chậm hơn so với khả năng kiểm soát vào ban ngày. Bạn không cần quá lo lắng.
Con bạn lớn hơn 6 tuổi và vẫn đái dâm. Chứng đái dầm đêm tiên phát. Hỏi ý kiến bác sĩ nhi, họ sẽ đánh giá tình trạng của bé và tiền sử gia đình. Bác sĩ nhi có thể khuyến nghị cách điều trị như đặt báo thức ban đêm, điều chỉnh hành vi, tư vấn hoặc cho đơn thuốc.
Con bạn đã hết tè dầm được vài tháng, đái dầm vào lúc căng thẳng (ví dụ, bắt đầu đi học, cha mẹ xích mích). Căng thẳng cảm xúc. Trấn an bé, bảo vệ nệm của bé bằng tấm trải chống thấm nước. Nếu hiện tượng đái dầm của bé kéo dài hơn hai tuần, hoặc nếu nguồn căng thẳng không rõ ràng, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi.
Con bạn phàn nàn vì buốt hoặc đau khi đi tiểu. Bé đi tiểu thường xuyên trong ngày. Nhiễm trùng đường tiết niệu. Hỏi ý kiến bác sĩ nhi, họ có thể yêu cầu xét nghiệm và kê thuốc kháng sinh, nếu cán.
Bên cạnh đái dâm, lượng nước tiểu của con bạn trong ngày cũng rất nhiều. Bé giảm cân và có vẻ mệt mỏi thường xuyên. Tiểu đường. Hỏi ý kiến bác sĩ nhi ngay lập tức.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận