Làm thế nào để đảm bảo đủ nhu cầu dinh dưỡng cho trẻ

Chăm sóc bé

Ăn đủ.

Ăn đủ chất.

Cho trẻ ăn không những phải cung cấp đủ lượng calo mà còn phải có sự cân đối về chất lượng, đáp ứng đủ nhu cầu về các chất dinh dưỡng và vì chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Muốn vậy, bữa ăn của trẻ phải dựa vào các loại thực phẩm sau:

  • Thực phẩm nguồn thực vật: gạo, ngô, khoai, rau, củ, quả, đậu, lạc, vừng.
  • Thực phẩm nguồn động vật: thịt, trứng, sữa, cá.

Các thực phẩm nguồn thực vật cung cấp cho cơ thể calo, đạm thực vật, vitamin, chất khoáng, chất xơ, axít béo không no… Các thực phẩm nguồn động vật giàu chất protein, các vi chất dễ hấp thụ như sắt, kẽm, canxi…

Bữa ăn thiếu vi chất dinh dưỡng gây hậu quả khó lường. Vì khi cơ thể thiếu vi chất dinh dưỡng, không gây cảm giác đói nên rất khó nhận biết và cũng rất dễ lại bỏ quên, nhưng sẽ gây hậu quả lớn đối với sức khoẻ và sự phát triển của cơ thể. Nếu để thiếu kéo dài sẽ đê lại những dị tật đáng tiếc như khô mắt dẫn tới mù loà do thiếu vitamin A.

Thiếu vi chất dinh dưỡng thường di kèm với thiếu chất dinh dưỡng nói chung. Điều đáng lưu tâm là thiếu các vi chất sẽ gây nguy hại lớn không chỉ là đối với trẻ ăn không được no mà đối với trẻ đã ăn no đủ cũng có nguy cơ bị thiếu.

Nguyên nhân là do:

+ Các vi chất dinh dưỡng không phân bố đều trong thực phẩm. Ví dụ lốt chỉ có nhiều trong các loại hải sản. Hàm lượng vitamin A và sắt trong thực phẩm không đi đôi với giá trị năng lượng.

+ Cơ cấu bữa ăn không hợp lý: tăng một số thực phẩm nào đó nhưng lại không làm tăng các vi chất dinh dưỡng. Cho nên vẫn còn khoảng cách giữa mức đáp ứng nhu cầu năng lượng với nhu cầu vitamin A và sắt.

Một bữa ăn đủ chất phải đảm bảo các yêu cầu sau:

+ Chống thiếu dinh dưỡng protein năng lượng bằng cách cải thiện bữa ăn đủ calo.

+ Dùng muối lốt đê chế biến bữa ăn nhằm phòng chống thiếu lốt.

+ Đủ vitamin A bằng cách cho trẻ ăn nhiều rau, quả, dầu mỡ.

+ Ăn các thức ăn giàu chất sắt…

Ăn đủ lượng.

Ăn đủ lượng tức là đứa trẻ được ăn no. Vì bữa ăn no tức là đảm bảo đủ nhu cầu năng lượng. Nhưng thực tế thì không nhất thiết cứ ăn no là được bảo đảm vi chất dinh dưỡng.

Vì vậy, các bà mẹ phải quan tâm thích đáng đến phòng chống thiếu vi chất dinh dưỡng cho trẻ.

Ăn đủ và cân đối.

Ăn đủ và cân đối bao gồm những thức ăn sau:

  • Lương thực: gồm gạo, ngô, mỳ, kê, nếp…

Đây là nhóm cung cấp năng lượng là chính. Đối với trẻ em, chỉ cần 50% năng lượng từ lương thực là đạt bữa ăn tốt.

Lương thực cung cấp nhiều vitamin, nhất là các vitamin nhóm B như B1; B2, pp và các chất khoáng. Lương thực còn cung cấp đến 50% protein.

Ví dụ: Một đứa trẻ mỗi ngày ăn 150g lương thực là đã có 12g chất protein. Như thế, sẽ có trên 500kcal năng lượng.

  • Những thức ăn bổ sung protein.

Cần u’u tiên nhóm này trong bữa ăn của trẻ. Đó là các loại: thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua. ốc, ếch… và các loại đậu, lạc, vừng… Thực tê thì đây là những thức ăn có chất lượng cao, nó có thể bổ sung cả lipit. Nhưng nó là những thức ăn đắt tiền. Vì vậy, có thể ăn kèm với lương thực, hoặc giảm bớt lương thực.

  • Các chất lipit.

Đó là các loại mỡ, dầu thực vật, vitamin D, vitamin A… Nhóm thức ăn này cung cấp chất béo có tác dụng hoà tan để tổng hợp vitamin A và vitamin D. Ngoài ra, nó còn cung cấp năng lượng rất lớn, cần thiết cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, lượng ăn không được nhiều, bữa ăn có chất béo sẽ giảm được khối lượng mà năng lượng lại vẫn đủ.

  • Các loại rau quả.

Đó là thức ăn cung cấp các loại vitamin, chất xơ và chất khoáng. -Đặc biệt là vitamin c và betacaroten. Nó là thức ăn bảo vệ sức khoẻ. Cho nên, cần cho trẻ ăn rau quả thường xuyên.

  • Muối và nước, đường.

Là những chất hầu như bữa ăn nào cũng có. Các bà mẹ cần chú ý đê cân đối bữa ăn.

  • Một số sai lầm cần tránh:

Không nên cho trẻ ăn thêm mà chỉ có bột trắng pha với đường hoặc với muối và mỳ chính. Cách cho ăn như vậy trong thời gian dài trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng.

Không nên cho trẻ ăn quá nhiều thịt, cá, trứng, giò, chả mà không cho trẻ ăn đủ chất bột, lại không cho trẻ ăn dầu mỡ và không cho trẻ ăn rau xanh… ăn như vậy, trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng do thiếu vitamin và các chất khoáng.

Không nên chỉ cho trẻ ăn bột dinh dưỡng mà không ăn thêm gì cả. Mặc dù bột dinh dưỡng nào cũng có đủ 2 nhóm thức ăn: nhóm bột lương thực và nhóm bột bổ sung protein (thịt, cá, đậu, sữa…). Nhưng bột dinh dưỡng lại ít chất béo vì lý do chế biến và bảo quản nên thiếu khá nhiều vitamin và các chất khoáng, có khi thiếu cả năng lượng.

Tóm lại, các bà mẹ muốn trẻ khoẻ mạnh chóng lớn cần cho trẻ ăn đủ chất, đủ lượng và hợp lý.

Có kế hoạch trong ăn uống.

  • Các gia đình phải có kế hoạch thu chi cho phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện kinh tế.
  • Cho trẻ ăn uống đều đặn hàng ngày, không được đứt bữa.
  • Thức ăn của trẻ phải có đủ 4 nhóm thức ăn trong 1 bữa.
  • Tránh cho trẻ ăn quá no hoặc để trẻ quá đói rồi mới cho ăn thật no.
  • Không nên cho ăn thừa mứa hoặc có bữa lại thiếu, chỉ có rau xanh.
  • Cần chú ý đến khâu chế biến, nhất là chế biến tại chỗ các sản phẩm ăn uống.
  • Có kế hoạch chọn và chế biến thực phẩm dự trữ cũng như việc ăn uống hàng ngày.

Chú ý đến cách chế biến:

Tầm quan trọng:

Chế biến món ăn là khâu vô cùng quan trọng, giúp ăn ngon miệng. Vì thế, chế biến món ăn là công việc tối cần thiết, giúp cho việc tiêu hoá, hấp thụ thức ăn được dễ dàng, làm tăng giá trị sử dụng của các chất dinh dưỡng trong thức ăn và phòng chống được độc hại trong ăn uống.

Việc chế biến thức ăn cho trẻ nhỏ lại càng quan trọng, đòi hỏi phải tỉ mỉ, thận trọng giúp cho việc tiêu hoá, hấp thụ thức ăn được dễ dàng.

Những yêu cầu khi chế biến thức ăn cho trẻ:

  • Chế biến thực phẩm cần phù hợp với đặc điểm và khả năng tiêu hoá của trẻ.
  • Trẻ càng nhỏ, thức ăn càng phải nhuyễn, mềm, nhừ.
  • Trẻ lớn hơn phải được ăn thức ăn chín tới, thơm, ngon, hấp dẫn về mùi vị và màu sắc. Thực phẩm thái nhỏ, vừa ăn, cơm mềm, dẻo.
  • Có thể thay đổi món ăn (thay đổi cách chế biến): cùng một loại thực phẩm, có thể kho, rim, hấp, xào, luộc, hầm, sốt cà chua…
  • Có thể phối hợp các thực phẩm khác để làm tăng giá trị dinh dưỡng của món ăn.
  • Cần thay đổi thực phẩm, thay đổi cách chế biến để bữa ăn đa dạng, phong phú hơn.
  • Đặc biệt lưu ý đến khẩu vị của trẻ.

Một số điểm lưu ý về kỹ thuật chế biến món ăn:

  • Khâu chế: cần chú ý hợp vệ sinh, đúng kỹ thuật, giữ được dinh dưỡng ở mức tối đa:

+ Trước khi rửa, cần loại bỏ những phần không ăn được trong thực phẩm.

+ Thực phẩm cần phải được rửa thật kỹ, không ngâm lâu trong nước để giữ vitamin; trừ các loại đậu đỗ… cần ngâm kỹ trước khi nấu.

+ Sau k.hi rửa, lúc nấu mới thái hoặc xay thực phẩm.

Chú ý:

  • Không dùng dao rỉ để thái thực phẩm.
  • Không thái chung thực phẩm sống và chín trên 1 thớt và cùng một dao.
  • Không để thực phẩm chín và sống lẫn nhau hoặc cùng một bát.

– Khi nấu:

Cần nấu đúng cách để bảo vệ các chất dinh dưỡng và vitamin còn lại ở mức cao nhất.

+ Nấu các món rau phải chú ý mấy điểm sau:

Nước sôi mới cho vào nấu, rau phải ngập nước mới xanh ngon, không được đảo nhiều, cần đậy vung và nấu vừa chín tới. Khi rau chín mới cho mắm, muối.

Đối với cà chua, cà rốt, bí đỏ, gấc… cần cho dầu mỡ vì các thực phẩm này có nhiều tiền sinh tố A, cần có chất béo mới dễ hấp thụ.

+ Nấu thức ăn động vật cần chú ý:

Khi nấu nên ướp muối, gia vị các loại tươi trước khi xào nấu. Nấu chín hoàn toàn. Đối với trẻ nhỏ thì phải nấu nhừ

Giữ vệ sinh ăn uống.

a) Ăn uống điều độ:

Bữa ăn phải cân đối, đủ chất, có đủ 4 nhóm thức ăn trong mỗi bữa ăn. Tuy nhiên, bữa ăn phải điều độ, vừa phải, hợp với nhu cầu dinh dưỡng và khả năng hấp thụ, tiêu hoá của từng đứa trẻ. Ăn thừa hay ăn thiếu đều có hại cho sức khoẻ của đứa trẻ. Cho nên, khi chế biến món ăn, người mẹ cần chú ý một số điểm sau:

  • Phải biết chọn các thức ăn bổ dưỡng, giàu chất đạm, chất béo, sinh tố, muối khoáng để trẻ được ăn đều đặn hàng ngày.
  • Tránh cho trẻ ăn tuỳ tiện, không kiêng khem vô lý.
  • Không nên ăn vặt, ăn đồ ngọt ngay trước bữa ăn.
  • Không nên cho trẻ ăn quá nhiều bánh ngọt, nước ngọt.
  • Chú ý tới số bữa ăn. Tuỳ theo độ tuổi mà có số bữa ăn thích hợp.
  • Nên hạn chế ăn uống thừa thãi. Nếu quá thừa hoặc quá thiếu đều có hại cho đứa trẻ.

Tóm lại, một chế độ ăn uống hợp vệ sinh là coi trọng vệ sinh thực phẩm và tuân thủ một nề nếp ăn uống điều độ lành mạnh. Đâv chính là cách tốt nhất bảo đảm sức khoẻ cho đứa trẻ.

b) Vệ sinh thực phẩm.

* Những yêu cầu về vệ sinh thực phẩm.

  • Nấu chín thức ăn:

Thức ăn sông rất dễ bị nhiễm khuẩn gây bệnh, cho nên cần nấu chín thức ăn đê tiêu diệt hết các vi khuẩn gây bệnh đó.

  • Không tích trữ thức ăn chín lâu ngày:

Nên cho trẻ ăn thức ăn tươi. Cho trẻ ăn thức ăn ngay sau khi thức ăn nguội. Nếu giữ thức ăn từ bữa trước đến bữa sau thì phải đun kỹ lại mới cho trẻ ăn tiếp. Nên để thức ăn trong tủ lạnh. Không nên để thức ăn quá 3 giò rồi mới cho trẻ ăn (đối với thức ăn đã đun lại).

  • Không để thức ăn sống gần với thức ăn chín:

Thức ăn nấu chín sẽ bị nhiễm khuẩn khi tiếp xúc với thức ăn sống (do để gần, thái chung thớt, dao, tay cầm thức ăn sống rồi lại cầm thức ăn chín).

Rửa sạch tay và đồ dùng đựng, chế biến thực phẩm sông. Nếu thức ăn sống để gần thức ăn chín cần phải được nấu chín lại.

  • Rau quả phải được rửa sạch:

Rau quả phải được rửa bằng nước sạch. Nếu rau dùng để ăn sống thì phải rửa thật kỹ, ngâm nước muối loãng.

Với quả, phải gọt vỏ, cần tránh đê ruồi nhặng đậu vào.

  • Dùng nguồn nước sạch:

Nước phải lấy từ nguồn nước sạch để rửa thức ăn và rau quả.

  • Nơi để thức ăn và dụng cụ chứa thức ăn phải luôn sạch sẽ:

Vì thức ăn rơi vãi, bỏ đi tạo điều kiện cho vi khuẩn và côn trùng phát triển. Cho nên, cần làm sạch nơi chuẩn bị và chế biến thức ăn, rác thải phải được đổ vào nơi quy định và đậy kín để giữ vệ sinh.

  • Rửa tay sạch:

Rửa tay sạch trước khi tiến hành chuẩn bị bữa ăn, sau khi làm bếp xong, phải rửa tay thật sạch.

  • Tránh dùng bình sữa:

Dùng thìa, bát riêng cho thức ăn lỏng của trẻ. Thìa, bát, đĩa,… các đồ dùng đựng.

  • Không để côn trùng hoặc các loài vật khác xâm nhập:

Không để các loài vật như chó,mèo, lợn, gà… lại gần nơi chuẩn bị và nấu thức ăn. Phải đậy kín thức ăn chưa dùng đến đê giữ vệ sinh, tránh gián, ruồi, chuột…

  • Để thực phẩm ỏ nơi an toàn:

Chú ý cất giữ thực phẩm ở xa và cách biệt các chất độc hại (hoá chất, thuốc trừ sâu…).

* Vệ sinh thực phẩm và vấn đề ngộ độc thức ăn:

+ Các trường hợp ngộ độc thức ăn:

  • Ngộ độc do thức ăn nhiễm độc tố và các vi sinh vật: do nấm mốc và các độc tố vi nấm.
  • Ngộ độc vì thức ăn biến chất: xảy ra do thức ăn đã bị ôi thiu. Đó là những thức ăn giàu protein, giàu chất béo…
  • Ngộ độc do thức ăn có chất độc:

Các loại khoai, sắn độc do trồng ỏ nơi đất lạ, chậm thu hoạch… Ngoài ra, ngộ độc do ăn nấm độc, các loại cá sống ở nơi có hạt mã tiền.

Do ăn phải một số động vật có chất độc: da, trứng cóc, cá nóc, một số loại sò, hến có chứa chất độc…

  • Ngộ độc do ăn thức ăn có nhiễm chất hoá học, chất bảo vệ thực vật, kìm loại, các loại phụ gia thực phẩm…

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm là cách phòng tránh ngộ độc hữu hiệu nhất:

  • Tuyệt đối không ăn thịt cá ôi, ươn, thịt gia súc, gia cầm bị bệnh.
  • Không dùng rau quả đã bị dập nát.
  • Thức ăn phải được nấu chín và cho trẻ ăn ngay, không được để lâu. Nếu không ăn ngay thì phải được bảo quản cẩn thận trong tu lạnh, chạn bát hoặc đậy lồng bàn. Nếu không có tủ lạnh thì không nên cho trẻ ăn thức ăn để quá 3 – 4 giờ.
  • Dùng nguồn nước sạch để chế biến thức ăn.
  • Không dùng thực phẩm nhiễm chất độc hại như các loại phẩm màu loè loẹt, những chất phụ gia bị cấm sử dụng: hàn the… đặc biệt là các chất trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật…
  • Không dùng lương thực, thực phẩm bị mốc, nhất là lạc mốc trong lạc mốc có chất aflatoxin gây ung thư gan.
  • Không dùng mỳ chính để chế biến thức ăn cho trẻ dưới 6 tuổi: Hiện nay, trên thế giới chưa có tài liệu chính thức nào nói mì chính gây độc hại. Tuy nhiên, có một số thông tin cho biết con người có thể mắc bệnh do ăn mỳ chính. Cho nên, không được lạm dụng mỳ chính trong ăn uống. Khi nấu các món ăn từ thịt, cá, trứng, không cần dùng mỳ chính vì đã có vị ngon của các amin trong thức ăn. Nên cho mỳ chính vào thức ăn khi đã nấu chín thức ăn. Nếu cho mỳ chính vào và đun kỹ thì mỳ chính sẽ mất hết vị ngọt.

Không ướp mỳ chính trước với các thức ăn xào, rán, nướng… Vì mỳ chính ở nhiệt độ cao (trên 350°C) sẽ tạo thành chất độc. Nên tẩm mỳ chính đã hoà tan trong nước sau khi đã xào, rán, nướng hoặc hoà mỳ chính vào nước mắm, như vậy sẽ không gây độc hại và lượng mỳ chính dùng ít.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận