Dinh dưỡng và sự phát triển của trẻ từ sơ sinh đến 12 tháng tuổi

Chăm sóc bé

CHẾ ĐỘ ĂN CỦA TRẺ

Trẻ sơ sinh đến 12 tháng tuổi: Trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu. Cho trẻ bú sớm sau khi chào đời cho đến 18-24 tháng tuổi, không cho bú theo giờ.

  • Trẻ 5 tháng tuổi: Cho bú sữa mẹ theo nhu cầu. Có thể cho trẻ ăn thêm một bữa bột lỏng 200ml. Sau bữa bột cho trẻ uống hai thìa nước quả nghiền.
  • Trẻ 6 tháng tuổi: Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu. Cho trẻ ăn thêm một bữa bột đặc 200ml và uống bốn thìa nước quả nghiền.
  • Trẻ 7-8 tháng tuổi: Cho trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu. Cho trẻ ăn thêm hai bữa bột đặc trưa và tối, mỗi bữa 200ml và uống sáu thìa nước quả nghiền sau mỗi bữa ăn.
  • Trẻ 9-12 tháng tuổi: Trẻ bú sữa mẹ theo nhu cầu. Cho trẻ ăn ba bữa bột đặc, mỗi bữa 200ml. Sau mỗi bữa ăn bột cho uống ba thìa nước quả nghiên.

Thức ăn gồm có: Bột gạo, bột đậu xanh, thịt các loại, cá, tôm, cua, dầu ăn, nước mắm, rau xanh các loại. Tất cả đều nghiền nhỏ, cho nước vừa đủ, đun sôi, khuấy đều cho chín, cho ra đĩa, để nguội, cho trẻ ăn từng thìa.

Bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho con
Bú sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng cho con

Hàng tháng theo dõi cân nặng. Ba tháng đầu tăng cân gấp đôi, sáu tháng tăng cân gấp ba, chín tháng tăng cân cao hơn, so với cân nặng sau sinh, với điều kiện nuôi dưỡng tốt, trẻ không ốm đau. Nếu trẻ không tăng cân, cần điều chỉnh chế độ ăn, chất dinh dưỡng và sự chăm sóc. Tăng cường chất đạm lấy từ các loại thịt, cá, các loại quả cam, chuối, na, nhãn, xoài, vải…

Trẻ mọc răng sữa: Trẻ bắt đầu mọc răng vào tháng thứ sáu sau sinh đến tháng thứ mười hai, mọc 20 cái răng sữa, theo thứ tự:

Hai răng cửa giữa hàm dưới, hai răng cửa giữa hàm trên, hai răng cửa hai bên hàm trên, hai răng cửa hai bên hàm dưới.

Tháng thứ 12 đến tháng thứ 18: Hai răng hàm nhỏ hàm trên, hai răng hàm nhỏ hàm dưới.

Tháng thứ 24 đến tháng thứ 30 mọc thêm: Hai răng hàm nhỏ trên, hai răng hàm nhỏ dưới.

Trẻ bảy tuổi, mọc bốn răng hàm trên.

Trẻ 11-12 tuổi, mọc bốn răng nanh, bốn răng hàm thứ hai.

Trẻ 12-14 tuổi, mọc bôn răng hàm thứ ba.

PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

Lúc mới chào đời, các động tác của trẻ hầu như phản xạ bản năng. Trẻ nắm các ngón tay của mẹ, người thân, khi trẻ nắm chặt tay, bàn tay, bàn chân sẽ tự nhiên co lại.

Tháng thứ nhất: Khi trẻ nằm sấp, có thể tự cất đầu lên nhưng khó khăn. Trẻ cười và cho tay vào miệng để mút.

Tháng thứ hai: Khi trẻ nằm ngửa, hai chân co lại đạp lên không gian, có lúc đạp chân xuống giường. Khi trẻ nằm sấp, trẻ tự ngẩng đầu lên, nhưng còn nặng nề.

Tháng thứ ba: Trẻ nằm sấp, tự tì khuỷu tay lên giường để nâng đầu lên, có phần dễ hơn trước. Trẻ đã tự lật người, nghiêng các phía và có thể lật sấp người.

Tháng thứ tư: Trẻ nằm đầu hướng về phía trước. Khi treo vật màu đỏ hay vật gì ngộ nghĩnh, trẻ với đôi tay về phía trước như muốn nắm lấy. Lúc này trẻ cười vui, phun nước bọt.

Tháng thứ năm: Trẻ nằm sấp trên giường hai khuỷu tay tì lên giường, hai cẳng chân co lại như bơi trên cạn. Trẻ tự lật người, nghiêng về các phía và xoay người xung quanh. Hai tay của trẻ đưa về phía trước cầm lấy đồ chơi và chuyển từ tay này sang tay kia.

Tháng thứ sáu: Khi trẻ nằm ngửa hay nằm sấp, tứ chi tự do co, duỗi rất nhanh. Trẻ co chân, dùng bàn tay nắm lấy ngón chân đưa vào miệng. Trẻ nằm sấp có thể trườn lên một đoạn.

Tháng thứ bảy. Đặt trẻ ngồi, nhưng xương sống còn yếu, cần phải giữ lấy trẻ. Giữ trẻ đứng, hai cẳng chân trẻ nhún nhảy, hai bàn chân đạp xuống đất.

Tháng thứ tám: Trẻ trườn được vài đoạn và thích trườn, hay quay người xung quanh để nhìn. Trẻ đã biết bò và bò vững vàng hướng về phía trước.

Tháng thứ chín: Trẻ tự bò đến nơi có đồ chơi nếu để gần. Trẻ bò xa, khi mệt, tự nằm nghỉ một lúc, rồi lại tiếp tục bò chơi quanh nhà. Trẻ bắt được đồ chơi loại nhỏ thì nắm chắc trong lòng bàn tay.

Tháng thứ mười: Cho trẻ vịn tay vào ghế hay thành giường sẽ tự đứng vững. Hai tay trẻ nắm chặt thành giường, hai gót chân co lên nhún nhảy. Từ xa, có người gọi tên trẻ, trẻ hướng về phía phát ra âm thanh.

Tháng thứ mười một: Trẻ tự vịn chặt hai tay, đứng thẳng chân, một chân co như muốn bước, có lúc tự thả hai tay, không ngã, đó là dấu hiệu trẻ muốn đi.

Tháng thứ mười hai: Trẻ luôn tươi cười, chơi với những con vật bằng nhựa. Trẻ tự nắm lấy thành giường đi một đoạn. Đưa cho trẻ đồ vật hay thứ gì khác, trẻ đưa tay ra cầm chắc. Trẻ đòi cho đi chơi. Trẻ đã nhận diện chính xác người thân của mình như mẹ, cha, anh, chị. Khi trẻ gặp người lạ sẽ khóc, không muốn tiếp xúc. Trẻ biết giận hờn, vui, buồn, biết làm trò và biết nói một sốtừ như “ba, mẹ, bà…”.

TIÊM CHỦNG

Trẻ sinh ra được miễn dịch một số bệnh truyền nhiễm của người mẹ truyền sang con, nhưng đên tháng thứ tư hay thứ sáu, thì khả năng miễn dịch này hết, nên trẻ hay bị đau yếu, dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm với tỉ lệ cao.

Để trẻ lớn lên, phát triển toàn diện, giảm nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm như lao, ho gà, uốn ván, sởi, viêm gan virut, bại liệt, viêm não Nhật Bản, thương hàn… cần đưa trẻ đi tiêm phòng đầy đủ theo định kỳ.

Nhiều năm qua, người ta đã đưa vacxin đa giá (loại vacxin có nhiều loại: Bạch hầu, ho gà, uốn ván…) vào cơ thể trẻ, nhằm đáp ứng miễn dịch đặc hiệu của cơ thể từng trẻ với từng loại vi khuẩn, virut gọi là kháng nguyên. Tác dụng của kháng nguyên là vacxin kích hoạt một loạt phản ứng với đỉnh cao của sự phát triển các tế bào lymphô đặc hiệu và các sản phẩm của chúng tác động trên các tác nhân gây bệnh.

Sau mũi vacxin đầu tiên, cơ thể trẻ sản sinh ra một lượng kháng thể đặc hiệu. Mũi tiêm vacxin thứ hai, cơ thể trẻ sản sinh ra một lượng lớn kháng thể đủ sức chống lại kháng nguyên (vi khuẩn, virut) tương ứng xâm nhập vào cơ thể, dưới hình thức nào vẫn vô hại đến cơ thể trẻ.

Trẻ chưa tiêm chủng hay tiêm chủng không đủ liều sẽ dễ mắc bệnh tương ứng với tác nhân đó.

  • Đối tượng tiêm vacxin phòng bệnh

Trẻ từ sơ sinh đến 36 tháng tuổi trở lên. Trẻ sau sinh tiêm vacxin BCG, uống vacxin sabin. Trẻ hai tháng tuổi uống vacxin sabin, tiêm vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván… Trẻ ba tháng tuổi uống vacxin sabin, tiêm vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván. Trẻ bốn tháng tuổi uống vacxin sabin, tiêm vacxin bạch hầu, ho gà, uốn ván.

Trẻ chín tháng tuổi tiêm vacxin sởi. Trẻ 12 tháng tuổi trở lên tiêm vacxin bại liệt, viêm não Nhật Bản, viêm gan virut.

cần được tiêm nhắc lại để trẻ có khả năng miễn dịch đầy đủ.

  • Những trẻ không nên tiêm phòng vacxin

Trẻ đang sốt (khỏi sốt phải tiếp tục tiêm phòng cho đủ liều). Trẻ có phản ứng nặng với mũi tiêm lần trước, trẻ đang điều trị thuốc corticoit và các thuốc ức chế miễn dịch.

  • Phản ứng, biến chứng tiêm vacxin phòng bệnh

Phần lớn không có phản ứng hay biến chứng. Một số trẻ bị sốt nhẹ sau tiêm, chỗ tiêm bị đau, mệt mỏi, sau vài hôm khỏi hẳn, không để lại di chứng. Nếu trẻ nào sốt cao hay có phản ứng mạnh cần đưa đến bệnh viện thăm khám tìm nguyên nhân.

 

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận