Đau cơ ở trẻ em – Nguyên nhân, hướng xử lý

Chăm sóc bé

Nguyên nhân thường gặp nhất của đau cơ ở trẻ em là những chấn thương nhỏ khi tập thể thao và vui chơi. Trẻ em thường bị những chỗ đau tạm thời khi các bé tăng cường các hoạt động luyện thể lực, bắt đầu một môn thể thao mới đòi hỏi những động tác mới, hoặc chơi một môn thể thao mới ở mức độ cao hơn. Trẻ em cũng trải qua những cơn đau trong suốt những giai đoạn phát triển bình thường.

Một số bệnh do virus, nhất là cúm, có thể gây ra đau cơ và thường xuất hiện kèm với sốt, mệt mỏi và cảm giác không khỏe nói chung. Căng thẳng cảm xúc và lo lắng hồi hộp cũng có thể thể hiện dưới dạng đau cơ cổ và vai, nhất là ở các em nữ ở tuổi thiếu niên. Trẻ bị căng hoặc đau cơ do căng thẳng phải học cách thả lỏng. Tập thể dục là một trong những cách tốt nhất để giải toả đau cơ vì nó kích thích giải phóng endorphins, thứ thuốc giảm đau và nhân tố làm cảm xúc thăng hoa tự nhiên của cơ thể chúng ta. Những trẻ hiếu động có thể bị vài vết bầm và trầy xước, nhưng lại ít khi bị đau dai dẳng hơn nhiều so với những bạn bè ngồi nhiều.

Ngay cả các trẻ bị các bệnh mãn tính cũng có thể giữ được thân hình cân đối và vui chơi với các hoạt động thể chất. Một trẻ khuyết tật nên được khuyến khích để hoạt động nhiều hết sức có thể. Bác sĩ nhi có thể cho bạn lời khuyên về những môn thể thao phù hợp.

Ở các trường hợp hiếm hơn, đau cơ có thể là dấu hiệu ban đầu của viêm cơ, gọi là myositis; nhiễm trùng xương, gọi là osteomyelitis; hoặc viêm cơ, gọi là septic arthritis. Nếu các triệu chứng của trẻ dai dẳng không dứt và tệ đi, hãy tới gặp bác sĩ nhi sớm nhất có thể.

Nói chuyện với bác sĩ nhi nếu hiện tượng đau cơ của con bạn kèm theo:

  • Mất khả năng cử động vùng bị ảnh hưởng
  • Sưng hoặc bướu không khỏi.

CẢNH BÁO!

Dùng đá – không bao giờ dùng nhiệt – để chữa trị những chỗ chấn thương cơ mới. Nhiệt làm tăng dòng máu tới vùng bị chấn thương, do đó là tăng xuất huyết và làm viêm nặng hơn.

Điều trị RICE cho chấn thương cơ

Nếu bị căng một cơ hay chấn thương một chi, hãy áp dụng phương pháp RICE dưới đây để giảm sưng tối đa. Dừng sử dụng bất cứ cách điều trị nào khác, kể cả thuốc giảm đau, cho tới khi bác sĩ đã khám cho bé và chẩn đoán chấn thương. Nếu bé bị thương trong khi đang chơi thể thao, hãy tránh không để bé dồn trọng lượng lên chỉ bị thương khi bạn giúp bé rời khỏi sân chơi.

  1. Nghỉ (Rest): Dừng hoạt động và cho phần bị thương được nghỉ ngơi.
  2. Đá (Ice): Đặt một túi đá (một túi rau đông lạnh trong tủ lạnh cũng được) bọc trong khăn bông lên vùng bị thương. Nếu con bạn nhỏ hơn 2 tuổi hãy dùng một mảnh vải nhúng nước lạnh rồi vắt khô, quá lạnh có thể phá huỷ.những mô yếu ở trẻ nhỏ. Đừng áp đá trực tiếp vào da và đừng để túi đá trên da quá 20 phút hay dùng nó nhiều hơn một lần trong hai tiếng; tiếp xúc quá lâu với cái lạnh có thể phá huỷ các mô tế bào.
  3. Bó (Compression): Bỏ quần áo ra khỏi chỗ bị thương. Một dải băng thun y tế có thể giúp ngăn sưng và đẩy nhanh quá trình lành vết thương; tuy nhiên, điều quan trọng là phải đảm bảo băng thun không quá chặt. Băng quá chặt có thể làm gián đoạn tuần hoàn máu.
  4. Nâng (Elevation): Nâng cánh tay hay chân bị thương lên cao-hơn tim bé, giữ nó ở vị trí đó cho tới khi cảm giác đau và sưng bắt đầu giảm.
MỐI BẬN TÂM CỦA BẠN NGUYÊN NHÂN CÓ THỂ CÓ HÀNH ĐỘNG CẦN THỰC HIỆN
Bé phàn nàn vì bị đau nhói, chuột rút ở bắp chân hay bắp đùi. Ca có cảm giác cứng và căng tức. Bé hoặc vừa có một ngày hoạt bát hơn bình thường hoặc bị bó buộc vào một vị trí (như trong xe ô tô) trong một thời gian dài. Chuột rút cơ do mệt hoặc giảm tuần hoàn máu. Xoa chỗ đau để tăng tuần hoàn máu. Nếu cảm giác đau không bớt sau một tiếng, hoặc con bạn thường xuyên bị chuột rút cơ, hãy nói chuyện với bác sĩ nhi.
Cảm giác đau đột ngột trong khi đang hoạt động thể thao hoặc hoạt động tích cực. Vùng bị đau hơi sưng. Căng cơ. Để cho bé nghỉ và áp dụng phương pháp điều trị RICE. Nếu cảm giác đau và sưng tệ đi, hãy gọi bác sĩ nhi. Khuyến khích con bắt đầu và kết thúc các buổi hoạt động bằng các bài tập khởi động và giãn cơ để giúp ngăn ngừa hiện tượng căng cơ.
Con bạn bị đau nặng sau một chấn thương, như sái mắt cá chân hoặc ngã đè lên cổ tay. Vùng đau sưng lên nhanh chóng. Bong gân (rách dây chằng). Gãy xương. Gọi bác sĩ nhi.
Ngoài đau cơ, con bạn bị sốt, chảy nước mũi, đau họng hoặc ho. Cúm hoặc một loại nhiễm virus khác. Nếu nhiệt độ của trẻ là 38,3°c hoặc cao hơn, hãy gọi bác sĩ nhi; ngoài ra, khuyến khích trẻ nghỉ ngơi và cho trẻ uống acetaminophen hoặc ibuprofen để giảm đau cơ và giảm sốt. Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước để bù lại lượng nước mất đi.
Con bạn kêu đau và cứng vai, cánh tay trên, cổ. Ngoài ra thì trẻ khỏe mạnh. Trẻ có thể đang phải chịu càng tháng bất thường vì các sự kiện ở nhà hay ở trường. Căng thẳng cảm xúc. Đau chức năng. Cố gắng tìm nguyên nhân căng thẳng và xử lý chúng. Khuyến khích trẻ tập thể dục thường xuyên. Nếu cảm giác đau và căng thẳng vẫn còn tiếp tục, hãy thảo luận những lo ngại của bạn với bác sĩ nhi.
Con bạn có một bướu sung không khỏi ở một cơ. u (hiếm). Nói chuyện với bác sĩ nhi, họ sê khám cho trẻ và thực hiện các xét nghiệm chẩn đoán.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận