Trang chủBệnh truyền nhiễmSốt xuất huyết Dengue - Triệu chứng, Điều trị và chăm sóc

Sốt xuất huyết Dengue – Triệu chứng, Điều trị và chăm sóc

Sốt xuất huyết Dengue là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra, bệnh có đặc điểm là xuất huyết và truy tim mạch, bệnh nhân nếu không được điều trị kịp thời và đúng mức, dễ đi đến tử vong.

MẦM BỆNH

Virus Dengue thuộc nhóm Arbovirus, truyền qua vết đốt của muỗi. Có 4 typ gây bệnh cho người, có miễn dịch chéo. Virus Dengue rất mong manh, không sống được ở nhiệt độ bình thường; nhưng lại tồn tại khá lâu trong trạng thái đông lạnh hay đông khô. Virus cũng bị bất hoạt nhanh chóng bởi desoxycholat , các dung môi hữu cơ, các chất tẩy…

DỊCH TỄ

Sốt xuất huyết Dengue đang là vấn đề hàng đầu ở các nước Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, theo ghi nhận của Tổ chức Y tế Thế giới thì một số nước châu Mỹ, châu Phi nhiệt đới, một số nước ôn đối Bắc Mỹ, Địa Trung Hải, Ân Độ, Srilanca, một số đảo ở vịnh Caribe cũng có nguy cơ sốt xuất huyết.

  • Nguồn nhiễm

Người bệnh là nguồn nhiễm, trong suốt thời gian bệnh có virus trong máu. Phần lớn bệnh nhân là trẻ em. Nhưng trẻ đã nhiễm virus một lần, nếu nhiễm lần nữa thì dễ bị rơi vào tình trạng shock.

  • Trung gian truyền nhiễm

Muỗi Aedes Aegypti cái đi hút máu bệnh nhân là có thể truyền bệnh ngay. Loại muỗi này sống quanh nhà, đẻ trứng ở những nguồn nước sạch, hút máu người vào ban ngày. Chỉ số” muỗi Bretau hoặc chỉ số nhà có bọ gậy thường được dùng để theo dõi sự phát triển của sốt xuất huyết Dengue.

Vào mùa mưa, muỗi phát triển nhiều, các trường hợp bệnh cũng tăng.

  • ở Việt Nam

Cứ mỗi  – 5 năm, sốt xuất huyết Dengue lại phát thành dịch lớn vào khoảng tháng 6 đến tháng 10, mùa mưa. Bệnh thường xảy ra ở nơi đông dân cư, vệ sinh môi trường kém, trẻ bị bệnh thường trong lứa tuổi 2 — 9, các trẻ bụ bẫm, khoẻ mạnh lại có khuynh hướng diễn tiến nặng, dễ rơi vào tình trạng shock.

BỆNH SINH

Bệnh nhân nhiễm 1 trong 4 typ Dengue sau khi hồi phục, cơ thể sẽ tạo kháng thể chống typ đó. Nếu bệnh nhân bị nhiễm một typ Dengue khác, sự gia tăng ào ạt kháng thể theo kiểu nhắc lại xảy ra, kháng thể phản ứng chéo với typ Dengue lần này tạo ra phức hợp kháng nguyên — kháng thể. Hệ thống bổ thể được hoạt hoá làm tổn thương tính thấm của vách huyết quản và gây giảm tiểu cầu. Do đó, shock và xuất huyết xảy ra.

TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG

  • Thời gian ủ bệnh: 5-7 ngày, sau đó xuất hiện các hội chứng.
  • Hội chứng nhiễm khuẩn

Sốt cao hên tục 39 — 40°c, không kèm lạnh run, kéo dài 2-4 giờ.

Rối loạn tiêu hoá.

Bỏ ăn, nôn ói, đau bụng, táo bón.

Gan to.

Ban có ngứa (ít gặp).

  • Hội chứng đau

Đau mình mẩy, đau khớp, đau sau hốc mắt, đau tăng khi đi lại.

Trẻ mệt, quấy khóc vật vã.

  • Hội chứng tim mạch

Xuất hiện từ ngày 2-6 của bệnh.

Mạch nhanh, tăng theo nhiệt độ.

Huyết áp giảm nhẹ sau đó hồi phục.

Tiểu ít.

Trong một số trường hợp, shock xuất hiện (ngày 3-6 của bệnh).

Các dấu hiệu báo động (tiền shock);

Bứt rứt, hốt hoảng, li bì hơn, nhiệt độ hạ nhanh.

Đau bụng tăng, nhất là ở hạ sườn phải, nôn nhiều .

Tay chân lạnh, tím tái quanh môi.

Tiểu ít mặc dù uống nhiều nước, bụng chướng.

Da nổi bông.

Khi shock xuất hiện:

Huyết áp hạ, kẹt huyết áp.

Mạch nhanh, yếu, không bắt được.

Mệt lả, da tím lạnh, lơ mơ.

Shock thường ngắn (24 giờ) nếu điều trị đúng, qua được.

  • Hội chứng xuất huyết

Có thể xảy ra trong giai đoạn sốt hay hết sốt.

Xuất huyết nhẹ (Lacet (+), chấm xuất huyết).

Có các dạng xuất huyết khác nhau: Chảy máu cam, chảy máu chân răng, nôn hay đi cầu ra máu.

Dưới da: Chấm xuất huyết ở mặt trước cẳng chân, mặt trong cánh tay, lòng bàn tay, bàn chân.

Giai đoạn nguy hiểm từ 3-6 ngày dễ xảy ra shock. Sau 7 ngày bệnh từ từ hồi phục.

Phân loại:

Sốt xuất huyết độ I: Sốt, đau nhức, mạch -huyết áp bình thường. Lacet (+).

Sốt xuất huyết độ II: Độ I kèm xuất huyết nhẹ.

Sốt xuất huyết độ III: Truy mạch, xuất huyết vừa, tiền shock.

Sốt xuất huyết độ IV: Shock thực sự.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào các yếu tố:

  • Dịch tễ học

Mùa dịch, tuổi.

  • Lâm sàng

Sốt.

Xuất huyết, tối thiểu là Lacet (+).

Truỵ mạch: Giá lạnh, huyết áp hạ.

  • Xét nghiệm

Tiểu cầu giảm.

Protid máu: 5,5g%.

Huyết thanh chẩn đoán dương tính.

Phải có ít nhất 2 tiêu chuẩn lâm sàng và 2 tiêu chuẩn xét nghiệm.

ĐIỀU TRỊ

Cần phân loại sốt xuất huyết để có các biện pháp xử trí thích hợp.

  • Sốt xuất huyết độ I

Hạ sốt bằng paracetamol 30-50mg/kg/ ngày.

Oresol, uống nước chanh, cam.

Theo dõi sát.

  • Sốt xuất huyết độ II

Như độ I: Thêm 100ml nước/kg/ ngày.

Theo dõi: Nếu có sự suy sụp tuần hoàn, tiền shock, truyền dịch ngay.

Dung dịch lactat Ringer, Alkelact, 100ml/kg/24 giò.

Theo dõi chuyển độ: 30 phút 1 lần.

  • Sốt xuất huyết độ III và IV

Điều trị chống shock, bằng truyền dung dịch điện giải, dung dịch cao phân tử, máu, plasma (Dextran).

Theo dõi mạch, huyết áp, hematocrit để đánh giá tình trạng bệnh.

Chống toan.

Trợ tim mạch, thuốc vận mạch (Dopamin).

Thở o xy, chống xuất huyết tiêu hoá.

Chú ý lượng dịch truyền để đủ mà không quá tải.

DỰ PHÒNG

  • Theo dõi các trường hợp có sốt.
  • Theo dõi và diệt Aedes Aegypti:

+ Diệt bọ gậy.

+ Diệt muỗi trưởng thành.

+ Đánh giá chỉ số Bretau, chỉ số nhà có bọ gậy.

CHĂM SÓC

Nhận định

  • Tình trạng hô hấp:

Quan sát da, móng tay, chân.

Đếm nhịp thở, kiểu thỏ.

Tình trạng tăng tiết.

Nếu bệnh nhân suy hô hấp cần tìm mọi biện pháp dẫn lưu hô hấp thông khí, cho thở oxy.

  • Tình trạng tuần hoàn:

Mạch – huyết áp. cần theo dõi mạch, huyết áp 15- phút/ 1 lần, 30 phút/1 lần, 1 giò/ 1 lần, 3 giờ/ 1 lần.

Mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt dễ dẫn đến tình trạng shock, truy mạch.

  • Tình trạng chung:

Đo nhiệt độ, có khuynh hướng giảm, giai đoạn hạ sốt có thể rơi vào shock.

Theo dõi xuất huyết: Nhiều dạng khác nhau:

+ Xảy ra tự nhiên, sau thủ thuật.

+ Xuất huyết ngoài da.

+ Xuất huyết não, màng não.

Giai đoạn hạ nhiệt từ ngày thứ 3 đến thứ 5, thường bị shock.

Điều trị đúng mức trong 24-48 giờ sẽ qua tình trạng shock, bệnh nhân phục hồi.

+ Mạch nhanh yếu, thường không bắt được.

+ Huyết áp thấp, kẹt.

+ Chi mát lạnh, kèm tím đầu chi. Theo dõi nước tiểu 24 giò.

Theo dõi tri giác: li bì, vật vã, lơ mơ, co giật.

Xem bệnh án để biết:

+ Chẩn đoán.

+ Chỉ định thuốc.

+ Xét nghiệm.

+ Các yêu cầu theo dõi khác.

+ Yêu cầu dinh dưỡng: Có thể cho bệnh nhân ăn đường miệng không .

– Nếu bệnh nhân mê phải cho ăn qua ống thông dạ dày.

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí.

Theo dõi tuần hoàn.

Theo dõi xuất huyết.

Thực hiện y lệnh của bác sĩ.

Theo dõi các dấu hiệu, sinh tồn;

Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

Chăm sóc hệ thống cơ quan, nuôi dưỡng.

Hướng dẫn nội quy, giáo dục sức khoẻ.

Có kế hoạch chăm sóc thích hợp; thực hiện kịp thời, chính xác, đầy đủ xét nghiệm cơ bản.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

  • Bảo đảm thông khí:

Đặt bệnh nhân nằm ngửa, đầu nghiêng một bên.

Đặt canuyn Mayo.

Bóp bóng ambu nếu có cơn ngừng thở.

Cho thở oxy.

Theo dõi nhịp thở, tình trạng tăng tiết, sự tím da, môi và đầu ngón.

Hút đờm nhớt. Đề phòng hít phải chất nôn, chất xuất tiết.

Đề phòng tụt lưỡi.

Tuỳ tình trạng từng bệnh nhân, cho thở oxy để hạn chế sự huỷ hoại tế bào do shock gây nên.

  • Theo dõi tuần hoàn:

Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, báo cáo ngay bác sĩ.

Chuẩn bị ngay dịch truyền, thuốc nâng huyết áp, dụng cụ truyền dịch để thực hiện y lệnh của bác sĩ.

Bệnh nhân tỉnh cho uổng oresol, uống càng nhiều càng tốt.

Theo dõi sát mạch, huyết áp 15 phút/ 1 lần, 30 phút/ 1 lần, 3 giờ/ 1 lần. Bù nước, điện giải theo chỉ định. Kiểm tra vận tốc truyền tránh truyền quá nhanh gây phù phổi cấp, huyết áp hạ dùng dung dịch có phân tử lượng lớn và thuốc vận mạch để nâng huyết áp.

Có dấu hiệu tiền shock vào ngày thứ 3,4, hoặc thứ 5.

  • Theo dõi xuất huyết:

Dấu hiệu dây thắt (+).

Vết bầm tím, chảy máu nơi chích.

Nốt tử ban hay có ở mặt trước cẳng tay, chân, gan bàn tay, gan bàn chân.

Theo dõi dấu hiệu xuất huyết nội tạng, đau bụng, bụng chướng nôn ra máu, phân đen. Sô” lượng máu mất, tính chất máu. Nếu cần phải bù máu vì dễ đưa đến truỵ mạch, tử vong, khó thồ cho truyền dung dịch kiềm 8,4% để chồng toan huyết.

  • Thực hiện các y lệnh của bác sĩ chính xác kịp thời:

Thuốc.

+ Không được dùng aspirin để hạ sốt.

Xét nghiệm:

+ Lấy máu để theo dõi hồng cầu, tiểu cầu, máu chảy máu đông.

Theo dõi tình trạng, cổ đặc máu, quan trọng để hướng dẫn điều trị, phản ánh mức độ thoát huyết tương.

+ Làm phản ứng huyết thanh chẩn đoán.

+ Thử dung tích hồng cầu để theo dõi diễn biến bệnh.

  1. Theo dõi các chất bài tiết: Chất nôn, nước tiểu, lượng máu mất…
  2. Theo dõi lượng nước tiểu trong 1 giờ và 24 giờ.

Theo dõi tình trạng tri giác; Nếu có choáng.

+ Sốt xuất huyết không shock: chưa có các rối loạn tri giác.

+ Sốt xuất huyết có shock: Đánh giá diễn tiến của bệnh; bệnh nhân có shock, hôn mê là tiên lượng nặng.

Theo dõi sát các dấu hiệu sinh tồn.

Shock giảm thể tích xảy ra đưa đến thiếu oxy ở các mô mà đặc biệt là não nên bệnh nhân hôn mê.

Tuỳ từng tình trạng của bệnh nhân.

Gây xuất huyết và toan huyết.

  • Chăm sóc hệ thống cơ quan:

Cho bệnh nhân nghỉ ngơi trong phòng thoáng, hạn chế vận động để đảm bảo an toàn.

Lau mát nếu có sốt.

Co giật: Giữ an toàn,cho thuốc an thần.

Hạn chế thủ thuật gây chảy máu.

Chọc dò thoát dịch: nếu có tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng bụng lượng lớn để giải quyết tạm thời tình trạng suy hô hấp.

Tiếp tục theo dõi các dấu hiệu báo động: Bứt rứt hoặc đờ đẫn, đau bụng cấp, lạnh tay chân, da đỏ ửng, tiểu ít.

Dấu hiệu tiền shock.

Vệ sinh răng miệng, mắt, tai.

Vệ sinh da và ngừa loét.

Tẩy uế các chất bài tiết.

Nuôi dưỡng: uống sữa, ăn súp, nước trái cây. coca…; Cho ăn nhiều bữa, mỗi lần một ít để nâng cao thể trạng.

Nặng: Nuôi bằng dịch truyền và cho ăn qua thông dạ dày.

  • Giáo dục sức khoẻ:

Ngay từ khi bệnh nhân mới vào, phải hướng dẫn nội quy khoa, phòng cho bệnh nhân (nếu tỉnh) và thân nhân của bệnh nhân.

Bằng thái độ dịu dàng để bệnh nhân an tâm điều trị.

Cách ly trẻ tại bệnh viện.

Các dấu hiệu cần theo dõi để báo cáo bác sĩ, để được xử trí ngay trong giai đoạn đầu để đề phòng shock.

Hướng dẫn phòng bệnh ngay trong mùa mưa. Cho trẻ ngủ mùng (đặc biệt là ngủ trưa), diệt muỗi, diệt bọ gậy.

Xuất viện vẫn phải theo dõi trẻ, có dấu hiệu bất thường phải cho nhập viện ngay.

Đánh giá

Được đánh giá chăm sóc tốt nếu: Nhiệt độ giảm, bớt nhức đầu, ăn uống được, tiểu nhiều, không có xuất huyết tiêu hoá. Phần lớn nhờ chẩn đoán sớm tình trạng shock và điều trị đúng mức.

Xét nghiệm tiểu cầu và dung tích hồng cầu.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây