Hô hấp nhân tạo – miệng thổi miệng, vài hình ảnh minh họa

Bệnh tim mạch

Nếu chỉ có một mình bạn cấp cứu, bạn quỳ bên đầu nạn nhân, kéo đầu nạn nhân ngửa ra sau bằng cách một tay nâng ót họ lên, một tay vừa ấn trán vừa bóp mũi nạn nhân, xong kéo hàm dưới và nâng ra trước cho miệng nạn nhân há thật to (hình a). Bạn hít một hơi dài rồi áp miệng vào miệng nạn nhân để thổi mạnh hơi vào (hình b). Xong nhả ra vừa để lấy hơi vừa xoa bóp tim nạn nhân 4-5 lần rồi mới thổi hơi thứ hai và tiếp tục thổi như thế mỗi phút 12 – 15 lần. cần theo dõi ngực nạn nhân xem có phồng lên, xẹp xuống theo nhịp thổi của bạn không. Nếu ngực nạn nhân phồng lên lúc thổi vào là bạn đang làm đúng cách. Nếu không, bạn phải sửa lại động tác. Trước hết tay bạn giữ cằm nạn nhân chặt hơn, để làm cho miệng họ há to hơn rồi thổi mạnh vào. Phải chắc rằng không khí không thất thoát ra ở miệng hay mũi. Nếu ngực nạn nhân vẫn không phòng lên lúc thổi, kiểm soát lại miệng nạn nhân xem có vật gì cản ngăn không: Xoay nghiêng người nạn nhân và vỗ mạnh lưng, giữa 2 vai, vài ba cái để đẩy vật lạ, nếu có ra khỏi khí quản, xong thổi tiếp ngay. Tiếp tục làm hô hấp nhân tạo xen kẽ với xoa bóp tim ngoài lồng ngực cho đến khi nạn nhân thở được (có khi phải làm liên tục trong 1 giờ. Dĩ nhiên ta chỉ cấp cứu được nếu nạn nhân ngưng thở ngừng tim chưa quá 4-6 phút). Nếu nạn nhân là trẻ sơ sinh hay em bé (hình c), miệng bạn có thể phủ cả miệng và mũi em bé để thổi, và phải thổi nhẹ hơn, đồng thời theo nhịp nhanh hơn (20 lần mỗi phút).

Xoa bóp tim ngoài lồng ngực: là xoa bóp ngực để kích thích tim đập trở lại, vì sau khi tim ngừng đập, hơi thở cũng ngừng theo (hoặc ngược lại). Để biết mạch còn đập không, bạn đặt 2 đầu ngón tay lên cổ nạn nhân (bên cạnh khí quản) sẽ cảm thấy ngay. Nếu không tìm thấy mạch đập thì lập tức xoa bóp tim ngoài lồng ngực và làm hô hấp nhân tạo ngay.Hô hấp nhân tạo

Nếu có 2 người cùng cấp cứu, trong khi người làm hô hấp nhân tạo lấy hơi, người cấp cứu thứ hai quỳ bên ngực nạn nhân, úp 2 gót bàn tay lên nhau và đặt lên chỗ 1/3 dưới xương ức (hình d) nạn nhân, dùng sức 2 bàn tay ấn xuống ngực nạn nhân theo nhịp mỗi giây một lần (dùng sức vừa phải để ấn ngực lún xuống 3 – 4cm là đủ), ấn 4 – 5 lần, rồi đến người thứ nhất thổi hơi vào miệng nạn nhân). Tiếp tục làm xen kẽ (thổi 1 hơi, ấn ngực trở lại. Đối với trẻ con, dùng một bàn tay thôi, đối với trẻ sơ sinh, dùng hai ngón tay để ấn.

Bệnh tim mạch
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận