Chế độ ăn cho trẻ từ 3 -6 tuổi | Thực đơn cho bé

Chăm sóc bé

Lượng thực phẩm cần thiết một ngày cho trẻ ở lứa tuổi này là:

+ Gạo (mì…) 300 – 400g

+ Rau các loại  1 bát

+ Quả tươi  2- 3 quả.

+ Thịt, trứng, cá  : 100g

+ Lạc, vừng, đậu : 80g.

+ Dầu, mỡ : 3 – 5 thìa

+ Đường          : 2 thìa.Nguyên liệu thịt bò mềm

Giờ giấc và lượng ăn uống trong ngày như sau:

+ 7 giờ sáng : 1 bát xôi đậu xanh (lạc)

+ 11 giờ trưa: 2 – 3 bát cơm, 3 – 4 thìa lạc vừng, 1 bát canh thịt, rau.

+ 3 giờ chiều: 1 bát cháo thịt, rau, 1 cốc sữa đậu nành (hoặc chè).

+ 7 giờ tối: 2 – 3 bát cơm, 1 quả trứng trưng, 1 bát canh cua nấu.

+ Ăn phụ : Quả tươi (đu đủ, chuối, na…) ăn sau bữa chính.

Mỗi ngày trẻ ăn 4 .bữa, thực phẩm trong các bữa ăn phải phong phú, không cho trẻ ăn vặt, uống nước ngọt trước bữa ăn. cần cho trẻ ăn no, đủ chất và hợp vệ sinh.

Một số điểm cần chú ý khi nuôi trẻ ở lứa tuổi này:

  1. Chú ý đến lượng ăn của trẻ.

+ Nếu lượng ăn của con ngày một tăng dần lên chứng tỏ con ngày càng chóng lớn.

+ Nếu trẻ ăn chưa đủ chất hoặc chất lượng kém thì trước tiên nên tăng lượng ăn cho trẻ.

  1. Chú ý đến tiêu hoá của trẻ.

Các bà mẹ nên tập cho con đi tiêu đều đặn để tiện về mặt thời gian và tốt cho việc theo dõi tiêu hoá.

  • Nếu trẻ đi tiêu đều đặn, phân tốt, chứng tỏ ăn uống bình thường, tiêu hoá tốt.
  • Nếu trẻ đi tiêu thất thường, tuy phân vẫn tốt chứng tỏ trẻ ăn uống không điều độ, ăn nhiều quà vặt. nhất là hoa quả.

Cách khắc phục: Cho trẻ ăn bớt hoa quả, nên cho ăn khoai để trẻ đi tiểu nhiều. Nếu 2 ngày mới đi 1 lần thì chứng tỏ trẻ ăn uống thiếu rau quả, nên ăn thêm rau, trái cây.

  • Chú ý xem phân:

Phân tốt có các dấu hiệu sau: phân thành khuôn, có màu vàng óng, dễ đi, cuối phân lỏng dần, mềm, có hình vót nhọn.

Phân có dấu hiệu bất thường:

+ Phân vón cục, đi tiêu khó, lâu, chứng tỏ trẻ bị táo bón.

+ Phân không thành khuôn, loãng, chứng tỏ trẻ có nguy cơ bị rối loạn tiêu hoá do ăn nhiều thức ăn lạ.

+ Phân có mùi thối quá khó chịu: chứng tỏ trẻ ăn động vật lạ, ăn nhiều.

  1. Chú ý vệ sinh thân thể.
  • Chú ý rửa sạch tay chân cho trẻ, lau mình trẻ bằng nước ấm.
  • Cho trẻ mặc quần áo rộng rãi.
  • Cho trẻ ngủ ở nơi thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.
  • Cho trẻ xúc miệng trước khi đi ngủ. Nếu trẻ còn bú thì phải lau miệng thật sạch.
  1. Chú ý đến giấc ngủ của trẻ.

– Thời gian ngủ ít nhất của trẻ lúc này là 10 – 12 tiếng/ngày. Trẻ ngủ tốt mới tạo lập được các tế bào mới để phát triển cơ thể, loại trừ được các chất độc hại, các cơn mệt mỏi do hoạt động của cơ thể tạo nên, đặc biệt là có tác dụng làm ổn định và phát triển vững chắc các hoạt động của tế bào thần kinh.

Muốn trẻ ngủ tốt cần.

+ Cho trẻ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không ăn vặt.

+ Không cho trẻ thức quá khuya, nhất là phải cho trẻ ngủ trưa.

+ Không làm trẻ thức giấc khi đang ngủ ngon.

+ Cho trẻ uống đủ nước, ăn ngon trước khi đi ngủ.

+ Giữ vệ sinh thân thể của trẻ sạch sẽ.

+ Nơi ngủ thoáng mát về mùa hè, ấm về mùa đông.

Tóm lại, giấc ngủ là nguồn dinh dưỡng vô cùng quý giá. Trẻ được ngủ đầy đủ là biện pháp tốt hỗ trợ cho ăn uống. Trẻ ngủ ngon sẽ tạo điều kiện thuận lợi để hấp thụ tốt các chất dinh dưỡng cho cơ thể, giúp trẻ chóng hồi phục, tăng cường sức khoẻ.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận