Trang chủBệnh nhi khoaÁp xe thành sau họng

Áp xe thành sau họng

I. TỔNG QUÁT

  • Áp xe thành sau họng là viêm tấy, tụ mủ ở khoang Heké hay khoang sau họng
  • Chủ yếu gặp ở trẻ em dưới 2 tuổi, do viêm tấy mủ hạch lympho Gillete nằm trong khoang này. Hạch Gillete sơ teo nhỏ dần và mất đi sau 2 tuổi

II. NGUYÊN NHÂN

  • Chủ yếu do biến chứng của viêm VA cấp, mủ.
  • Cũng gặp trong viêm mũi, viêm họng do vi khuẩn hay virus vì hạch Gillete nhận bạch huyết của cả vùng mũi họng, vòi nhĩ.
  • Ở trẻ lớn, người lớn có thể gặp do chấn thương, hóc xương vùng thành sau họng

III. CHẨN ĐOÁN

  • Trẻ đang vị viêm VA cấp hay viêm mũi họng cấp đột nhiên sốt cao, có thể tình trạng nhiễm trùng, mệt mỏi, quấy khóc nhiều
  • Khó nuốt là triệu chứng cơ bản, có sớm và rõ rệt:

+ Lúc đầu khó nuốt do nuốt đau.

+ Sau khối áp xe hình thành, to lên: không chỉ nuốt đau tăng mà gây nuốt vướng tắc.

Do nuốt đau, nuốt vướng nên trẻ không bú, ăn uống được. Trẻ luôn luôn có ứ đọng, chảy nước dãi.

  • Tiếng khóc, nói lúc đầu không rõ, sau khàn có thể không ra tiếng
  • Khó thở, khò khè do khối áp xe to làm cản trở đường thở. Nếu khối áp xe thấp, lan xuống vùng hạ họng – thanh quản → khó thở thanh quản
  • Hạch cổ thường sưng to, đau làm bệnh nhi luôn cúi cổ.
  • Do thiếu ăn, thiếu thở nên thể trạng suy sụp rõ.
  • Khám họng: để xác định tình trạng, vị trí khối áp xe thành sau họng, nhưng phải hết sức thận trọng, nhẹ nhàng và nhanh chóng khi đè lưỡi vì có thể gây cơn ngưng thở dẫn đến tử vong

+ Thành sau họng bị khối áp xe dầy phồng, căng, mềm, nó thường ở chính giữa, có thể hơi lệch sang bên, có thể khối áp xe ở thấp dưới đáy lưỡi, khó nhìn thấy rõ.

+ Không nên dùng đè lưỡi, hay ngón tay đè, ấn trên chỗ phồng vì khối áp xe có thể tự vỡ, mũ trào vào đường thở gây sặc, ngạt thở, tử vong.

–  Chuẩn đoán áp xe thành sau họng:

+ Ở trẻ nhỏ < 2 tuổi chủ yếu dựa trên tình trạng nhiễm trùng nặng; không bú, ăn được; tiếng khóc thay đổi, không ra tiếng; thở khò khè.

+ X-quang cổ nghiêng: cho thấy rõ vị trí khối áp xe trước cột sống, đôi khi có hình khí và bóng hơi phía trên áp xe.

+ Cần chẩn đoán phân biệt dị vật, viêm thanh nhiệt: xuất hiện đột ngột khó thở có trước, thành sau họng bình thường.

+ Ở trẻ lớn, người lớn ít gặp có tiền sử chấn thương, hay dị vật, tình trạng nhiễm trùng, khó thở thường không nguy kịch.

+ Chuẩn đoán phân biệt với cột sống cổ (Bệnh Pott): áp xe lạnh ở khoang trước cột sống, diễn tiến từ từ, không gây.

IV. XỬ TRÍ

Khi ổ áp xe chưa hình thành rõ

  • Điều trị với kháng sinh liều cao:

+ Clafon Rocephine, Moxalacfam 50 – 100 mg/kg JIV.

+ Metronidazo (Flagyl, Tiberal): 20 – 30 mg /kg JJMC.

+ (Tùy thuộc chức năng gan của bệnh nhân).

+ PNC M, Angmentin, Clindangycin 20 – 25 mg/kg/3lần/J.

+ (Phối hợp Coiticoid chống viêm phù nề).

  • Theo dõi sát

Khi ổ áp xe đã hình thành

Cần nhanh chóng chích tháo ổ mủ đang đe dọa nghiêm trọng sinh ạng đứa trẻ. Làm trong phòng mổ có đủ phương tiện hồi sức. Làm theo các thao tác sau đây:

+ Trẻ nằm ngửa, đầu thấp: cho tiền mê và gây mê nhẹ qua úp mặt nạ gây mê.

+ Chọc hút đi 1 phần để giảm sức căng để ép khối áp xe. Và tránh làm vỡ ổ áp xe. Phẫu thuật viên dùng Mac Intosh. Nâng nhẹ lưỡi lên để nhìn rõ ổ áp xe dùng máy hút mạnh, có ống hút với kim 13 – 16, chọc hút lấy mủ rồi lấy mủ tìm VK. Và làm kháng sinh đồ.

+ Rạch mổ ổ áp xe ở nơi mềm nhất theo đường thẳng đứng.

Hút hết mủ, dốc đầu bệnh nhân xuống thấp khi mạch mở.

+ Đặt ống thực quản qua mũi, nuôi ăn một tuần.

+ Hậu phẫu: trong 2 – 3 ngày đầu, phải theo dõi vết chích rạch, banh lại mép rạch để hút sạch mủ. Kết hợp kháng sinh toàn thân dựa theo kháng sinh đồ trong 6 – 10 ngày chống suy dinh dưỡng cho trẻ. Sau 1 tháng nạo VA. Nếu trẻ có VA rõ.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây