Biểu hiện và chẩn đoán Ỉa chảy ở trẻ em

Chăm sóc bé

Biểu hiện của ỉa chảy

  1. Loại nhẹ

Phần lớn do nuôi dưỡng, chăm sóc chế độ ăn uống không hợp lí hoặc là bị nhiễm ngoài đường ruột gây nên. Biểu hiện chủ yếu là đi đại tiện số lần tăng lên và trạng thái phân không bình thường. Mỗi ngày đại tiện đến chín, mười lần. Lượng phân mỗi lần đại tiện ra cứ tính theo mỗi kg trọng lượng cơ thể là 10ml trở xuống, phân màu vàng hoặc dạng hồ màu xanh sẫm hoặc như dạng canh lòng trắng trứng, có mùi chua, có lẫn ít niêm dịch và sữa chưa tiêu hóa. Qua kính hiển vi có thể nhìn thấy hạt mỡ và số ít bạch cầu. Trẻ con trước khi đại tiện thường khóc quấy không yên, mặt tái nhợt hoặc trong ruột có tiếng sôi ùng ục khác thường, nhưng sau đại tiện xong thì trở lại yên ổn bình thường, dự đoán là trước khi đại tiện trẻ có hiện tượng đau bụng. Trẻ em ỉa chảy loại nhẹ trạng thái tinh thần vẫn tốt, nhiệt độ cơ thể bình thường, vì chất điện giải và nước mất đi không nhiều, cho nên phần lớn không có biểu hiện mất nước hoặc có thì cũng là rất nhẹ. Nếu giảm bớt ăn uống và tăng cường chăm sóc giữ gìn chỉ mấy ngày là khỏi.

  1. Loại nặng

ỉa chảy nặng, phần lớn là do đường ruột bị nhiễm mà gây ra, xảy bệnh tương đối gấp, cũng có thể từ ỉa chảy loại nhẹ chuyển thành loại nặng. Không chỉ triệu chứng đường tiêu hóa đột xuất, mà triệu chứng toàn thân cũng rất nghiêm trọng, đại thể triệu chứng đột xuất ở tất cả 7 khía cạnh.

– Triệu chứng đột xuất đường tiêu hóa Đi đại tiện hằng .ngày trên 10 lần đến mấy chục lần, lượng phân đi ra nhiều, phần lớn mỗi lần đi tính theo cứ mỗi kg trọng lượng cơ thể là 10ml trở lên, phân đi ra như nước, màu vàng sẫm, có mùi hôi tanh. Phần lớn là dạng nước, trường hợp nặng phun ra ở hậu môn toàn là nước, mấy lớp tã lót cũng thẩm thấu hết. cởi tã lót ra mới thấy nước và phân tách nhau rõ ràng, trong đó lượng phân rất ít, một ít phân ở giữa còn xung quanh một vùng nước thẩm thấu rất rộng. Nhìn phân, qua kính hiển vi bạch huyết cầu có thể nhiều, có thể ít. Có một số trẻ bị nôn tương đối nặng, có một số trẻ em còn nôn ra thể dịch giống như bã cà phê, đó chính là niêm mạc bị tổn thương mà sinh ra. Vì thế dịch bị mất đi tương đối nhiều, cho nên ít tiểu tiện hoặc không đi tiểu tiện.

  • Triệu chứng trúng độc nghiêm trọng

Đa số trẻ em bị bệnh nhiệt độ cơ thể tăng cao, có thể đạt 39 – 40°c, tinh thần hỗn loạn, bồn chồn không yên, có trẻ ủ rũ suốt ngày, mắt đờ đẫn, ngủ li bì hoặc hôn mê.

  • Mất nước chia làm 3 mức độ

Vì trẻ bị ỉa chảy nặng sẽ biếng ăn, ăn vào rất ít, lại cộng thêm nôn và ỉa chảy mất dịch tương đối nhiều, cơ thể tất nhiên thiếu nước, để tiện cho việc bổ sung lượng dịch thích hợp, ta chia mất nước ra làm 3 mức độ.

+ Mất nước ở độ nhẹ: lượng nước (dịch) mất đi bằng khoảng 3% đến 5% trọng lượng cơ thể vốn có, về tinh thần có hơi sa sút, niêm mạc vòm miệng hơi khô, thóp trước và hốc mắt hơi lõm xuống, da khô kém đàn hồi, khi khóc có nước mắt. lượng nước tiểu giảm nhiều.

+ Mất nước ở độ vừa: lượng dịch mất đi ước khoảng 5%- 10% trọng lượng cơ thể vốn có, tức là cứ mỗi kg trọng lượng cơ thể thì mất đi lượng dịch là 50 – 100ml. Trẻ bị bệnh cứ bồn chồn hoặc ủ rũ, niêm mạc vòm miệng khô, thóp trước và hốc mắt lõm xuõng rõ rệt, da khô kém đàn hôi, khi khóc nước mắt ít, chân tay hơi mát, lượng nước tiểu giảm xuống rõ rệt.

  • Mất nước ở mức độ nặng: dịch thể mất đi khoảng 10% – 15% trọng lượng cơ thể vốn có, tức là mỗi kg trọng lượng cơ thể mất đi lượng dịch là 100 – 150ml. Bệnh nhân hầu như ngất xỉu và hôn mê, thóp và hốc mắt lõm sâu xuống, hai mắt nhắm lại không khít, niêm mạc vòm miệng khô khốc, độ đàn hồi của da rất xấu, khóc không nước mắt, dịch huyết bị cô đặc, lượng huyết tuần hoàn không đủ, cho nên nhịp đập của tim tăng nhanh, nhịp đập rất yếu, da tái nhợt, chân tay băng giá, huyết áp giảm thấp, đi tiểu rất ít hoặc không.
  • Mất nước chia làm 3 loại

Trẻ em bị nôn, ỉa chảy mất đi lượng dịch tương đối lớn, căn cứ tỉ lệ mất đi của nước và chất điện giải khác nhau, mà có thể đem tính chất mất nước chia thành 3 loại hình. Vì rằng Na của huyết thanh là thành phần chủ yếu tạo nên áp suất thẩm thấu của huyết dịch, cho nên lâm sàng thường đo nồng độ Na huyết thanh để giúp cho sự phán đoán tính chất mất nước.

+ Mất nước thẩm thấu bằng nhau: tức là chất điện giải và nước mất đi theo một tỉ lệ (mất nước = mất muối), có nghĩa là áp suất thẩm thấu của huyết dịch sau khi mất nước cũng giống như áp suất thẩm thấu của huyết dịch trước khi mất nước, nồng độ Na huyết thanh là 130 – 150 mEg/lít, áp suất thẩm thấu của huyết tương là 280 – 310 phân tử thẩm thấu mili/lít. Mất nước của tính chất loại này chiếm 40% – 80% trẻ bị bệnh mất nước ỉa chảy đối với trẻ sơ sinh.

+ Mất nước tính thẩm thấu thấp: tức là chất điện giải mất đi nhiều hơn so với nước mất đi (mất muối > mất nước), có nghĩa là áp suất thẩm thấu của huyết dịch sau khi mất nước thấp hơn áp suất thẩm thấu của huyết dịch trước khi mất nước, nồng độ Na huyết thanh nhỏ hơn 130 mEg/lít, áp suất thẩm thấu huyết tương nhỏ hơn 280 phân tử thẩm thấu mili/lít. Mất nước tính chất loại này chiếm khoảng 20 – 50% trẻ bị ỉa chảy mất nước. Mất nước tính thẩm thấu thấp, do lượng dịch ngoài tế bào giảm thấp, cho nên triệu chứng mất nước tương đối nặng, dịch trong tế bào tăng thêm, có thể xuất hiện triệu chứng của hệ thống thần kinh, như chứng động kinh, hôn mê, nội áp xoang đầu tăng lên, phù não.

+ Mất nước tính thẩm thấu cao: tức là lượng nước mất đi nhiều hơn chất điện giải mất đi (mất nước> mất muối), có nghĩa là áp suất thẩm thấu của huyết dịch sau khi mất nước cao hơn áp suất thẩm thấu của huyết dịch trước khi mất nước. Nồng độ Na huyết thanh > 150 mEg/lít, áp suất thẩm thấu của huyết tương lớn hơn 310 phân tử thẩm thấu mili/lít. Mất nước này chiếm 1% – 2% trẻ bị mất nước. Do dịch ngoài tế bào mất đi tương đối ít, cho nên triệu chứng mất nước tương đối nhẹ, vì mất nước trong tế bào, cho nên trẻ bị sốt, miệng khô khát, tay chân co quắp, có thể lên kinh giật.

  • Trúng độc acid do trao đổi chất thường gặp

Khi bị ỉa chảy nghiêm trọng có thể mất đi một lượng lớn vật chất tính kiềm, trẻ ít ăn hoặc không chịu ăn, tổ chức trao đổi chất phân giải tăng lên, sinh ra acetone body tương đối nhiều (Acetone body là vật chất có tính acid). Do lượng huyết tuần hoàn tương đối ít, tổ chức cung cấp máu không đủ, sinh ra lactic acid tương đối nhiều. Thận cung cấp máu không đủ, lượng nước tiểu giảm xuống, vật chất có tính acid tích lũy trong cơ thể tăng lên nhiều, hình thành chứng máu có tính acid. Cho nên trẻ em bị ỉa chảy nặng đều bị trúng độc acid do sự trao đổi chất ở mức độ khác nhau. Trẻ bị bệnh thường ủ rũ, ngủ li bì, hôn mê, sắc mặt tái nhợt, thở gấp, hít sâu, môi đỏ màu hoa anh đào. Sức kết hợp với CO2 của máu thường nhỏ hơn 18 mEg/lít (hoặc 40% dung tích).

  • Chứng máu thấp kali (K)

la chảy nôn mửa làm cho cơ thể mất đi một lượng lớn kali, ăn ít hoặc không chịu ăn, cơ thể nhận được kali trong thức ăn rất ít, cho nên những trẻ bị đi ỉa chảy nặng thường bị thiếu kali ở mức độ khác nhau. Nhất là thời gian ỉa chảy kéo dài và dinh dưỡng không đủ thì cơ thể thiếu kali càng trầm trọng. Do khi mất nước, nồng độ huyết dịch bị cô đặc, khi máu bị triệu chứng acid, kali từ trong tế bào chuyển dịch ra ngoài tế bào, cho nên trước khi cho dịch bổ sung, chứng máu bị thấp kali biểu hiện không rõ ràng, đo kali của huyết thanh phần lớn đều trong phạm vi bình thường. Sau khi bắt đầu bổ sung dịch, do máu bị pha loãng, dịch có tính kiềm đưa vào, lại xúc tiến làm cho kali trong máu trở về trong tế bào, cho nên chứng máu bị thấp kali dần dần thể hiện rõ rệt, nồng độ kali huyết thanh thấp hơn 3,5 mEg/lít. Trẻ bị bệnh biểu hiện ủ rũ, tim đập nhỏ yếu, bụng đầy, tiếng lục bục trong ruột giảm, tay chân mềm yếu kiệt lực, phản xạ của đầu gối, cơ gân, thành bụng rất yếu ớt. Khi thiếu kali nghiêm trọng, tim sẽ phình to, nhịp tim sẽ không đều, ruột bị tê liệt, kiểm tra điện tâm đồ biểu hiện sóng u cao to, sóng T giảm thấp hoặc ngược lại, đoạn ST giảm thấp.

– Có thể có chứng máu thấp Canxi (Ca)

Nếu trẻ bị ỉa chảy thời gian dài hoặc dinh dưỡng không tốt hoặc bị bệnh còi xương, thì nồng độ Ca trong máu có xu hướng thấp. Nhưng trước khi bổ sung dịch, do máu bị cô lại, khi chứng máu acid nồng độ ion Ca tương đối cao, thường không xuất hiện triệu chứng Ca trong máu thấp. Sau khi bắt đầu bổ sung dịch, vì máu dần dần bị pha loãng, dịch có tính kiềm xúc tiến làm cho nồng độ ion Ca hạ xuống, nếu Ca huyết thấp dưới 7,5mg/dl hoặc ion Ca thấp hơn 4mg/dl thì tính hưng phấn cơ bắp thần kinh tăng cao, cho nên thường thường trong quá trình bổ sung dịch, đột nhiên xuất hiện chứng: bồi hồi, nôn nóng, tay chân co quắp, nhãn cầu đờ đẫn, lên cơn kinh giật.

Chẩn đoán ỉa chảy

  1. Trước hết phải chẩn đoán được triệu chứng

Trước khi bổ sung dịch, thầy thuốc phải tìm hiểu kĩ bệnh sử, tiến hành kiểm tra thể trạng một cách chu đáo và tỉ mỉ, làm một số hóa nghiệm về máu, như trắc định Na, K, Cl trong huyết thanh và lực kết hợp với CO2 (hoặc độ pH của máu), căn cứ những số liệu đó mà phán đoán mức độ mất nước, tính chất mất nước và mức độ trúng độc acid, sau đó bắt đầu bổ sung dịch. Trong quá trình bổ sung dịch nếu xuất hiện ngất lịm, thì phải đo Canxi huyết thanh. Nếu xuất hiện đầy bụng, tiếng kêu trong bụng giảm yếu, phải đo lại kali huyết thanh hoặc kiểm tra điện tâm đồ, căn cứ vào mức độ giảm thấp của Canxi, kali huyết thanh tiến hành bổ sung.

  1. Phân biệt ỉa chảy do cảm nhiễm với ỉa chảy không phải cảm nhiễm

Căn cứ vào lứa tuổi, mùa vụ phát bệnh, phương thức nuôi dưỡng, điều kiện vệ sinh, tình hình khử trùng dụng cụ ăn uống, có phải ở cùng với bệnh nhân ỉa chảy không, biểu hiện lâm sàng, hiện trạng đại tiện và kết quả kiểm tra bằng kính hiển vi để tiến hành phân biệt. Khi kiểm tra phân bằng kính hiển vi, tốt nhất là lấy phân vừa mới đại tiện ra, nếu trẻ đại tiện không ra, thì có thể dùng ống hút cắm sâu vào trực tràng để lấy, chọn loại phân niêm dỊch, hoặc là loại phân có mủ và máu. Khi kiểm tra bằng kính hiển vi sẽ dễ phát hiện tế bào mưng mủ, bạch cầu, hồng cầu, trứng giun và bao nang.

Nếu như ỉa chảy không phải do cảm nhiễm, thì trước hết còn phải xem trong thức ăn có loại thành phần nào tiêu hóa không tốt: nếu phân đi ra mùi thối rất nặng, chứng tỏ chất protein tiêu hóa không tốt; nếu phân có mùi chua nặng, nhiều bọt, chứng tỏ chất đường tiêu hóa không tốt. Nếu đại tiện ra phân như dầu, màu bóng, phân dính trên tã lót giặt rất khó đi, chứng tỏ chất mỡ béo tiêu hóa không tốt.

Nếu ỉa chảy do cảm nhiễm, có thể căn cứ vào kết quả kiểm tra bằng kính hiển vi để chẩn đoán tính chất viêm ruột. Nếu bạch cầu tương đối nhiều, chứng tỏ triệu chứng viêm niêm mạc ruột tương đối nặng, phần lớn do vi khuẩn xâm nhập gây nên, như trực khuẩn đại tràng, trực khuẩn kiết lỵ, khuẩn Salmonella, trực khuẩn viêm ruột Hyèresen vi khuẩn chuỗi nho. Vi khuẩn dạng con thoi khó phân biệt. Nếu bạch cầu rất ít, chứng tỏ niêm mạc ruột có tổn hại nhẹ, phần lớn không phải do vi trùng gây bệnh xâm nhập tấn công, như trực khuẩn đại tràng sản ra độc tố. Cấu trùng dịch tả hoặc siêu vi trùng, phát hiện trứng giun hoặc là bao nang, chứng tỏ ỉa chảy do giun gây ra, như loại trùng roi hình quả lê, lị amip, giun đũa, giun kim, giun móc câu.

  1. Ỉa chảy do cảm nhiễm phải chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh

Biểu hiện lâm sàng của trẻ ỉa chảy do cảm nhiễm thường không rõ rệt lắm, do vậy căn cứ biểu hiện lâm sàng để chẩn đoán rất không đáng tin cậy. ỉa chảy nghi là do vi khuẩn gây ra thì cần phải kiểm tra bằng kính hiển vi điện tử hoặc là kính hiển vi điện tử miễn dịch, cũng có thể thí nghiệm hấp phụ miễn dịch bằng enzyne để kiểm tra xác định virut dạng vành.

Nếu không có đủ điều kiện để kiểm tra, có thể căn cứ vào kết quả kiểm tra bằng kính hiển vi tình trạng phân để phán đoán nguyên nhân gây bệnh. Nếu trẻ 2 tuổi trở xuống, bị ỉa chảy vào thu đông, trạng thái phân như canh trứng, không có máu mủ, thì khả năng lớn nhất là viêm ruột do virut dạng vành; nếu ỉa chảy vào mùa hè, phân có mùi thối tanh, thì khả năng lớn nhất là trực khuẩn đại tràng gây bệnh. Nếu như trong phân có lẫn niêm dịch, mủ hoặc mủ lẫn máu thì cần phải xét đến khả năng vi khuẩn bị amip khuẩn nằm khoanh ở đoạn ruột rỗng hoặc vi khuẩn Salmonella gây ra viêm ruột.

  1. Chẩn đoán thời gian mắc bệnh

ỉa chảy cấp tính: quá trình bệnh trong 2 tuần; ỉa chảy có tính kéo dài: quá trình mắc bệnh 2 tuần đến 2 tháng. ía chảy mãn tính: quá trình mắc bệnh 2 tháng trở lên.

  1. Phân loại

ỉa chảy loại nhẹ: ỉa chảy mỗi ngày dưới 10 lần, mỗi lần đi lượng phân rất ít, phân có nước, trẻ không mất nước hoặc chỉ mất rất nhẹ. ía chảy loại nặng: ỉa mỗi ngày trên 10 lần, hoặc là số lần không nhiều nhưng đi ra lượng nước nhiều, trẻ mất nước ở mức độ nặng hoặc vừa.

Phân biệt ỉa chảy với các bệnh khác

Nguyên nhân ỉa chảy có rất nhiều loại nên tìm đúng nguyên nhân, cho uống đúng thuốc sẽ chóng khỏi bệnh.

  1. Viêm ruột xuất huyết ở trẻ sơ sinh

Viêm ruột xuất huyết ở trẻ sơ sinh, còn gọi là viêm ruột có tính hoại tử hoặc viêm ruột từng đoạn xuất huyết. Nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa được rõ. Thay đổi bệnh lí chủ yếu là ở chỗ đoạn trên hồi tràng và đoạn dưới hồi tràng, ruột biến đổi bệnh lí chuyển thành hoại tử viêm ruột từng khúc.

Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là đau bụng, ỉa chảy, phân có máu, khởi đầu thường là đau bụng, đau kéo dài và phát từng cơn đau dữ dội. Đi ỉa mỗi ngày mấy lần đến hàng chục lần, bắt đầu là phân loãng có kèm theo niêm dịch, dùng kính hiển vi kiểm tra phân, thấy nhiều hồng cầu. Thí nghiệm tiền huyết dương tính mạnh, dần dần biến thành phân đi ra như nước rửa thịt, màu máu cá, có mùi thối rữa, trong phân có lúc kèm theo tổ chức hoại tử bóc theo. Nuôi cấy phân không có sự sinh trưởng vi khuẩn gây bệnh. Do sự hấp thụ độc tố và hoại tử của thành ruột, triệu chứng huyết trúng độc nghiêm trọng, bệnh nhi sốt cao nhiệt độ tới 40°c trở lên, nôn mửa, mặt tái nhợt, toàn thân rũ rượi kiệt lực. bụng trướng, trẻ nặng sẽ xảy ra tác thở. Chiêu X quang phần bụng càng rõ. Qua chụp phim thấy rõ tiểu tràng cục bộ bị trướng hơi. Nhu động của ruột giảm yêu, so ngoài bụng cứng.

  1. ỉa chảy do sinh lí

Có một số đứa trẻ đau sau khi sinh ra không lâu, số lần đại tiện tăng lên, phân loãng màu vàng sẫm. Qua kính hiển vi kiểm tra phân bình thường, không có vi khuẩn gây bệnh, không nôn mửa, bú tốt, tinh thần hoạt bát, sinh trưởng phát triển bình thường. Đa số trẻ béo bệnh thường có bệnh mẩn ngứa, đến nửa tuổi sau khi cho ăn thêm thức ăn phụ đại tiện dần dần khôi phục bình thường, cho nên không cần phải điều trị.

  1. ỉa chảy do đói

Rất cá biệt có bố mẹ cho trẻ ăn quá ít, cho nên nhu động của ruột quá mức bình thường, số lần đại tiện rất nhiều, phần màu xanh sẫm mà lượng lại rất ít, niêm dịch rất nhiều, phân có tính kiềm, kiểm tra bằng kính hiển vi không phát hiện gì khác thường. Cho ăn uống tăng lên từ từ, đại tiện khôi phục trở lại bình thường. Nếu nhầm tưởng là vì cho ăn uống quá nhiều sinh ra ỉa chảy mà tiếp tục hạn chế ăn uống càng ít đi thì sẽ làm cho bệnh nặng thêm.

Chứng bội nhiễm thường xuất hiện với ỉa chảy

Bản thân ỉa chảy không hoàn toàn đáng sợ, nhưng có lúc vì một số chứng bội nhiễm đi theo bệnh ỉa chảy, nếu chữa trị không kịp thời rất dễ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng, rất mong các bậc làm cha làm mẹ đừng coi thường.

  1. Bị nhiễm ngoài đường ruột

Cảm nhiễm ngoài đường ruột có thể dẫn đến bệnh ỉa chảy của trẻ thơ. Ngược lại, ỉa chảy lại gây nên tổn thất nghiêm trọng đối với thân thể, năng lực kháng bệnh của cơ thể giảm xuống rõ rệt, cho nên, trẻ con bị ỉa chảy thường bội nhiễm các chứng bệnh ngoài da, hệ thống tiết niệu, đường hô hấp trên, viêm phế quản, hen phế quản và chứng bại huyết. Có một số chứng viêm ruột tính virut cùng kết hợp virut viêm cơ tim.

  1. Viêm da do tã lót

Viêm da vì tã lót là chứng bội nhiễm thường thấy ở trẻ bị bệnh ỉa chảy, vì thay tã lót không cẩn thận, phân ỉa chảy kích thích vào da và gây nên. Vùng da xung quanh hậu môn, mông và phần ngoài bộ phận sinh dục đỏ lên có trẻ bị nặng nổi mụn, có thể sinh lở loét, thối nát. Trẻ thường đau đớn, ngứa ngáy khó chịu, nằm không yên.

  1. Dinh dưỡng không tốt và thiếu máu

Nếu như ỉa chảy nghiêm trọng, kéo dài thời gian, thân thể hao tổn lớn, nhiệt lượng, protein và các chất dinh dưỡng khác đều thiếu, dễ dẫn đến dinh dưỡng không tốt. Đánh giá mức độ dinh dưỡng không tốt có hai chỉ tiêu quan trọng, một là trọng lượng cơ thể, hai là mỡ béo ở dưới da, dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ kéo lớp da lên để đo là có thể biết được mỡ béo dưới da có bao nhiêu. Dinh dưỡng không tốt chia làm 3 mức:

Mức độ nhẹ: trọng lượng giảm xuống 15% – 25% so với đứa trẻ cùng tuổi phát triển bình thường, chỉ giảm mất lớp mỡ ở dưới da bụng, cho nên, cho mặc áo quần vào kiểm tra thường không phát hiện được.

Mức độ vừa: trọng lượng giảm 25% – 40%  so với đứa trẻ cùng tuổi phát triển bình thường, lớp mỡ béo ở dưới da bụng, da ngực, da lưng giảm thiểu rất rõ rệt, mỡ béo ở dưới da mông, tay chân cũng giảm, nếu như cởi trần để kiểm tra thì rất dễ phát hiện dinh dưỡng không tốt.

Mức độ nặng: trọng lượng cơ thể giảm hơn 40% so với đứa trẻ cùng tuổi phát triển bình thường, lớp mỡ béo dưới da trên toàn thân hầu như tiêu mất, diện mạo bề ngoài giống như một ông già gầy yếu, thường thường bị bệnh phù thũng ở mức độ khác nhau.

Có đứa trẻ, do tổn hao quá lớn về chất sắt và protein ảnh hưởng tổng hợp Hemoglobin mà dẫn đến thiếu máu do thiếu sắt. Biểu hiện là niêm mạc da nhợt nhạt, rõ nét nhất là ở môi, vòm miệng và hàm lợi, trẻ nằm ủ rũ, mệt mỏi, không thích hoạt động. Nếu kiểm tra thấy Hemoglobm và hồng huyết cầu có hiện tượng ứ đọng tức là chẩn đoán đúng đắn.

  1. Triệu chứng thiếu vitamin A

Vitamin A là sinh tố có tính tan trong mỡ, năng lực tiêu hóa dầu mỡ của trẻ rất yếu, vì vậy trẻ con ỉa chảy dễ xảy ra triệu chứng thiếu vitamin A. Giác mạc (lòng đen mắt) và cầu kết mạc (lòng trắng mắt) của trẻ bị khô, SỢ ánh sáng, kết mạc ở hai bên giác mạc, thường thường vì khô mà nổi nếp gấp, rất giống như bọt xà phòng dính ở phía trên, gọi là bệnh khô kết mạc. Bệnh nghiêm trọng có thể vì giác mạc bị xuyên thủng, võng mạc lòi ra mà thành mù mắt.

Chăm sóc bé
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận