Trang chủBệnh truyền nhiễmVacxin phòng bệnh Viêm Gan A

Vacxin phòng bệnh Viêm Gan A

Đại cương về bệnh Viêm gan A

Viêm gan vi rút A là một bệnh nhiễm virut cấp tính thường xảy ra trên toàn thế giới do virút viêm gan A gây nên. Vi rút viêm gan A (HAV) không có vỏ bọc, hình đa giác có kích thước khoảng 27 nm, thuộc nhóm Hepato virút và là một thành viên của họ Picornaviridae

Từ xa xưa, các vụ dịch viêm gan A thường xảy ra trong các cuộc chiến tranh. Hiện nay, bệnh vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Bệnh viêm gan A ở trẻ em thường không có biểu hiện lâm sàng, nhưng ở người lớn bệnh thường gây vàng da, vàng mắt. Bệnh viêm gan A cấp tính nặng đã được ghi nhận ở trẻ nhỏ, nhưng ít có thể nặng ở tuổi trung niên và những người cao tuổi và không gây viêm gan mạn tính. Hiếm khi có biến chứng của bệnh viêm gan A trong lúc mang thai. Tuy nhiên một số nghiên cứu cho thấy bệnh viêm gan A có thể trở thành dịch lưu hành. Virút viêm gan A được duy trì trong tự nhiên bằng cách virut được lây truyền từ người bệnh đến những người cảm nhiễm. Nguồn lây chủ yếu từ người bệnh. Bệnh viêm gan A lây truyền qua đường tiêu hoá, chủ yếu lây từ người sang người qua đường phân – miệng. Tác nhân gây bệnh xuất hiện trong phân vào khoảng 1-2 tuần trước khi có biểu hiện lâm sàng.

Sự lây bệnh có liên quan đến nguồn nước và thực phẩm bị nhiễm bẩn, nhất là do ăn phải các loại sò, trai, ốc, hến… chưa được nấu chín hoặc ăn các thực phẩm khác như rau sống… không được rửa sạch. Các dụng cụ cá nhân, quần áo của người bệnh có thể là nguồn lây nhưng ít quan trọng. Cá biệt, nguồn lây có thể từ máu hoặc thành phần máu cô đặc lấy từ người cho máu đang trong thời kỳ ủ bệnh viêm gan A.

Dịch lưu hành chủ yếu ở vùng kém vệ sinh, kinh tế khó khăn và tỷ lệ phát triển dân số’ cao.

Trên thế giới, theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới, ước tính hàng năm có khoảng 1,4 triệu người mắc bệnh viêm gan A. Số’ mắc nhiều nhất là ở châu Á, châu Phi, châu Âu và Đông Âu. Do việc phát hiện và báo cáo chưa đầy đủ, nên số mắc bệnh thực sự vẫn có thể cao hơn gấp 3 đến 10 lần. Ở Trung Quốc, năm 1988 đã bùng nổ dịch viêm gan A ở Thượng Hải do ăn sò hến tương tự như vụ dịch ở Mỹ, với khoảng 300.000 ca bệnh trong vài tháng trong đó 50 % người trưởng thành bị mắc bệnh.

Ở Việt Nam, bệnh viêm gan A cũng gặp chủ yếu ở trẻ em. Một nghiên cứu tại Trung tâm bệnh Nhiệt đới thành phố Hồ Chí Minh cho thấy tỷ lệ nhiễm virut viêm gan A (HVA) cấp chiếm khoảng 51,35%. ở Hà Nội, tỷ lệ nhiễm này chiếm khoảng 28,7%.

Hiện nay, nhóm người luyến ái kiểu tình dục qua đường miệng, nhóm người du lịch đến vùng dịch lưu hành dễ bị nhiễm HAV. Steffen đã ước đoán tỷ lệ người du lịch có nguy cơ mắc HAV từ 3-6%0 Tỷ lệ này cao gấp 6 lần ở những người du lịch lang thang. Bên cạnh đó,bệnh nhân và nhân viên y tế cũng là nhóm người có nguy cơ dễ mắc viêm gan A. Đặc biệt viêm gan A cấp xảy ra ở người có sẵn bệnh gan hoặc xảy ra ở người viêm gan B, viêm gan c mãn tính sẽ có nguy cơ diễn biến tôi cấp gây tử vong cao.

Xem thêm về bệnh Viêm gan A

Phòng chống dịch bệnh viêm gan virut A

Viêm Gan Virus

Các Vacxin viêm gan A:

Vacxin viêm gan A sống giảm độc lực

Loại Vacxin này đã được sản xuất ở Trung Quốc và hàng triệu nhân dân Trung Quốc đã được tiêm phòng.

Vacxin chủng H2 không gây ra sự biến đổi của huyết thanh và những người được tiêm sẽ có đáp ứng miễn dịch và có hiệu quả phòng bệnh. Hiệu lực bảo vệ của Vacxin là 100% trong 4 năm. Một chương trình tiêm chủng mở rộng cho số trẻ 1-15 tuổi đã làm giảm số mắc bệnh.

Vacxin HAV bất hoạt

Một vài Vacxin viêm gan A bất hoạt dạng tiêm bắp đã được nghiên cứu trên thị trường hoặc đang được phát triển

  • Tên Vacxin và nơi sản xuất:
Tên vaxin Havrix Vaqta Epaxal

Bema

Avaxim
Nhà sản xuất GlaxoSmith

Kline

Merck Bema Pasteur-

Merieux

Bất hoạt bằng Formaldehyde + + + +
Chủng HM-175 CR326F RG-SB GBM
Dòng tế bào MRC-5 MRC-5 MRC-5 MRC-5
Không không không không
0,6 và 12 0,6 tháng 0,12 tháng 0, 6 tháng
tháng tuổi tuổi tuổi tuổi

Vacxin viêm gan A bất hoạt đầu tiên (Havrix, Smith Kline Beccham) được sử dụng ỏ châu Âu từ năm 1992 và đã được sử dụng ở Mỹ từ năm 1995.

Vacxin bất hoạt thứ 2 được hãng Vaqta, Merck sản xuất năm 1996. cả hai loại Vacxin này được điều chế từ toàn bộ virút và bất hoạt bằng formaldehyde. Một Vacxin khác được phát triển ở Thụy Sĩ nhưng chưa được sử dụng rộng rãi. Vacxin viêm gan A là Vacxin ổn định và có thể được bảo quản 2 năm ổ 4 độ c . Các Vacxin này được cơ thể chấp nhận tốt.

Sau khi tiêm 2 liều hoặc nhiều hơn loại Vacxin viêm gan A bất hoạt, nồng độ kháng thể kháng HAV trong huyết thanh đạt được tương tự như sau bị nhiễm tự nhiên. Nồng độ này có thể cao hơn 15 lần so với liều dự phòng bằng Globulin miễn dịch. Tuy nhiên hiệu quả bảo vệ ở người lớn có vẻ thấp hơn. Những người dương tính với HIV-1 và các nhóm người bị suy giảm miễn dịch khác có đáp ứng kém hơn. Không có các số’ liệu đưa ra một ảnh hưởng bất lợi của Vacxin viêm gan A về hậu quả trong các cá thể có HIV-1 dương tính.Đối với trẻ nhỏ, người ta sợ rằng đáp ứng của Vacxin viêm gan A bị hạn chế do có kháng thể kháng HAV được truyền từ mẹ sang và tiêm Vacxin vào năm thứ 2 có lẽ là đạt được hiệu quả cao hơn. Một vài nghiên cứu gần đây có thể khẳng định tiêm Vacxin này sớm vẫn có hiệu quả. Vacxin viêm gan A bất hoạt có hiệu quả miễn dịch ít nhất được 5 năm nếu tiêm 1 mũi đơn và sau 2 liều tiêm Vacxin có thể bảo vệ ít nhất là được 10 năm và có lẽ tác dụng đó có thể kéo dài đến 50 năm.

  • Tác dụng phụ :

Tác dụng phụ sau khi tiêm Vacxin viêm gan A thường nhẹ và diễn biến trong thời gian ngắn. Các phản ứng thông thường là sưng, đỏ và đau tại chỗ tiêm kèm theo sốt, mệt mỏi, nhức đầu, buồn nôn, chán ăn. Chưa thấy có phản ứng nặng sau khi tiêm Vacxin viêm gan A này.

  • Chỉ định :Vacxin viêm gan A được khuyến cáo tiêm cho bất kỳ ai có nguy cơ phơi nhiễm :

Cô nuôi dạy trẻ

Thầy giáo và những người có tiếp xúc gần gũi với những trẻ khuyết tật

Nhân viên y tế

Người đồng tính luyến ái

Người nghiện ma tuý

Người được ghép gan

  • Chống chỉ định :

Mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của Vacxin

Đang bị sốt vì bất kỳ nguyên nhân gì

Mặc dù không có ghi nhận nào về tác hại của Vacxin viêm gan A đối với thai nhi, nhưng để đảm bảo an toàn cũng không nên tiêm cho phụ nữ có thai.

 

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây