Trang chủBệnh truyền nhiễmBệnh Quai bị là gì ? Triệu chứng, điều trị và chăm...

Bệnh Quai bị là gì ? Triệu chứng, điều trị và chăm sóc

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm cấp tính, do virus thuộc họ Paramyxovirus gây ra, bệnh thường lành tính với tổn thương chính là viêm tuyến nước bọt.

MẦM BỆNH

Mầm bệnh là một virus ARN thuộc họ Paramyxovirus. Người là ký chủ tự nhiên, virus được thải qua đường hô hấp, chúng dễ dàng cấy được trên tế bào thận khỉ, phôi gà.

DỊCH TỄ

Quai bị xảy ra ở khắp thế giới, nhiều nhất là vào mùa đông. Khoảng 30% trẻ em mang virus mà không có triệu chứng.

  • Nguồn nhiễm

Trẻ bệnh, lây nhiều nhất là 6 ngày trước và 2 đến 3 tuần sau khi sưng tuyến nước bọt.

  • Đường truyền nhiễm

Virus có trong nước bọt, rời bệnh nhân khi ho, hắt hơi.

  • Khôi mẫn cảm
  1. Trẻ em 4-16 tuổi hay bị bệnh nhất.
  2. Bệnh xảy ra quanh năm.
  3. Sau khi nhiễm, người bệnh có miễn dịch suốt đời.

BỆNH SINH

Virus xâm nhập đường hô hấp trên, sau đó theo đường máu đến tuyến nước bọt, tinh hoàn, buồng trứng, tuy tạng và trong một số trường hợp lên cả màng não.

Virus cũng có thể từ niêm mạc đi ngược ống Stensen (Stenon) để lên tuyến mang tai.

LÂM SÀNG

Ủ bệnh: 18 – 21 ngày.

Khởi phát: 24 — 48 giờ.

Xảy ra đột ngột với sốt nhẹ, đau cổ họng, chán ăn, mệt mỏi, đau tai, nhai khó và đau, ấn vùng tuyến mang tai đau.

Toàn phát

  • Hội chứng nhiễm khuẩn:

Sốt 39°c, mệt mỏi, ‘nhức đầu, chán ăn, khó chịu, đau mang tai khi nhai.

  • Viêm tuyến mang tai:

24-36 giờ đầu: Viêm một bên, sau đó lan sang bên kia, sưng nhiều nhất sau 1 tuần. Tuyến sưng to ở vùng trước tai, lan xuống hàm, da hơi đỏ nhưng không nóng, ấn vào có cạm giác đàn hồi.

Khám họng: Lỗ ông Stensen viêm đỏ.

Vùng hạch trước tai và góc hàm cũng to và đau.

Hồi phục

Sau 1 tuần, tuyến nhỏ dần và bớt đau.

BIẾN CHỨNG

Viêm tinh hoàn

Thường gặp ở thanh niên, sau tuổi dậy thì, xuất hiện vào ngày 7-10 sau khi viêm tuyến mang tai, đa số ở một bên.

Triệu chứng báo hiệu: Sốt cao, ớn lạnh, đau bụng, nhức đầu…. Sau đó bừu và tinh hoàn sưng to (nóng đỏ, sưng đau).

Bệnh khỏi sau 8-10 ngày, 30-40% bị teo tinh hoàn, nhưng chỉ có một số rất ít bị vô sinh.

Viêm màng não

Thường gặp ở trẻ em, xuất hiện vào ngày 3-10 sau khi viêm tuyến mang tai.

Bệnh nhân sốt cao, có đủ các triệu chứng của hội chứng màng não, nhưng cũng có khi giống viêm tuỷ cấp, sốt bán liệt.

Dịch não tuỷ: Tế bào tăng nhẹ.

Ngoài ra còn có một số biến chứng khác ít gặp hơn

Viêm tuỵ cấp.

Viêm buồng trứng.

Viêm cơ tim.

Viêm tuyến giáp.

CHẨN ĐOÁN

Dựa vào các yếu tố sau:

Dịch tế học

Chưa mắc bệnh lần nào.

Có tiếp xúc với bệnh nhân.

Lâm sàng

Hội chứng nhiêm trùng.

Viêm đau tuyến mang tai.

Xét nghiệm: (không cần thiết).

Phân lập virus trong nước bọt, dịch não tuỷ, dịch cổ họng.

Tìm kháng thể bằng các phương pháp huyết thanh học.

Định lượng amylase máu.

ĐIỀU TRỊ

Không có thuốc đặc trị, chỉ điều trị triệu chứng.

Nghỉ ngơi, nhất là khi bệnh nhân ở tuổi dậy thì, đắp ấm vùng tuyến mang tai. Cho thuốc hạ nhiệt.

  • Thuốc giảm đau.
  • Cách ly bệnh nhân.
  • Chế độ ăn dễ nuốt.

Khi có viêm tinh hoàn

  • Dùng corticoid.
  • Mặc quần lót nâng tinh hoàn.

DỰ PHÒNG

Chủng ngừa: Vaccin có khả năng bảo vệ cao, trong thời gian ít nhất 10 năm.

CHĂM SÓC BỆNH NHÂN BỊ BỆNH QUAI BỊ

Nhận định

Tình trạng hô hấp:

Đếm nhịp thở, kiểu thỏ.

Nếu có suy hô hấp cần thông khí, cho thở oxy.

Tình trạng tuần hoàn:

Mạch – huyết áp: Theo dõi mạch – huyết áp 30 phút/ 1 lần, 1 giờ/ 1lần, 3 giờ 1 lần.

Bệnh quai bị có biến chứng.

Phát hiện tiền shock khi có biến chứng viêm tuy cấp.

Mạch nhỏ, huyết áp hạ dễ dẫn đến tình trạng shock, truy tim mạch. Biến chứng viêm cơ tim hay xảy ra từ ngày thứ 5 đến ngày thứ 10.

Tình trạng viêm tuyến nước bọt:

Thường sưng cả hai bên.

Sốt nhẹ không làm lạnh run.

Đau bụng.

  • Đau góc hàm, sau đó tuyến mang tai to dần và đau nhức.
  1. Tuyến mang tai lớn dần từ 1-3 ngày, sưng 1 tuần thì từ từ nhỏ lại.
  2. Da vùng tuyến đỏ, không nóng.
  3. Khó nuốt.

Tình trạng chung:

Đo nhiệt độ.

Theo dõi nước tiểu/ 24 giờ.

Theo dõi ý thức, vận động.

Trường hợp nặng tuyến dưới hàm và dưới cằm sưng to.

Biến chứng viêm cầu thận cấp.

Xem bệnh án để biết:

+ Chẩn đoán.

+ Chỉ định thuốc.

+ Xét nghiệm.

+ Các yêu cầu theo dõi khác.

+ Yêu cầu dinh dưỡng.

Có kế hoạch chăm sóc thích hợp để thực hiện kịp thời, chính xác, đầy đủ các xét nghiệm cơ bản.

Lập kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí.

Duy trì tuần hoàn.

Theo dõi các biến chứng.

Thực hiện y lệnh của bác sĩ.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.

Phát hiện các dấu hiệu bất thường để xử lý kịp thời.

Chăm sóc hệ thống cơ quan, nuôi dưỡng.

Giáo dục sức khoẻ.

Thực hiện kế hoạch chăm sóc

Bảo đảm thông khí:

Có suy hô hấp cho thở 0

Theo dõi nhịp thở.

Theo dõi tuần hoàn:

+ Mạch.

+ Huyết áp.

+ Lấy mạch, huyết áp, nhiệt độ ngay khi tiếp nhận bệnh nhân, báo cáo ngay bác sĩ.

+ Chuẩn bị dịch truyền, dụng cụ truyền dịch, thuốc nâng huyết áp (khi cần) để thực hiện chỉ định của bác sĩ.

+ Theo dõi sát mạch, huyết áp chỉ định của bác sĩ.

+ Tuỳ tình trạng bệnh nhân và 30 phút 1 lần, 1 giờ/ 1 lần, 3 giờ 1 lần.

Theo dõi các biến chứng:

Có thể gây các tổn thương ngoài tuyến nước bọt:

Theo dõi diễn biến của bệnh,

Tổn thương thần kinh:

+ Viêm màng não.

+ Viêm não.

+ Tổn thương thần kinh sọ não.

Viêm tinh hoàn, mào tinh.

Viêm tuỵ cấp.

Biểu hiện ở các cơ quan khác:

+ Quai bị trong thai nghén.

+ Viêm buồng trứng.

+ Viêm cơ tim.

+ Viêm tuyến giáp.

Thực hiện y lệnh của bác sĩ chính xác kịp thời:

Thuốc.

Các xét nghiệm.

Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn.

Chăm sóc hệ thống cơ quan:

Nằm nghỉ.

Tuỳ tình trạng từng bệnh nhân.

Lau mát nếu có sốt cao.

Có thể dùng thuốc hạ nhiệt.

Đắp ấm vùng tuyến mang tai để giảm đau.

Mặc quần lót nâng tinh hoàn giảm căng và đau nhức.

Trong viêm tinh hoàn

Săn sóc răng miệng: Tránh bội , nhiễm và giúp bệnh nhân ăn ngon miệng.

Tắm hàng ngày.

Săn sóc mắt.

Dinh dưỡng.

+ Cho ăn thức ăn dễ nuốt.

+ Tránh thức ăn lạnh, nóng, chua quá làm cho bệnh nhân đau và khó chịu.

+ Thức ăn dễ tiêu và giàu năng lượng.

Giáo dục sức khoẻ:

Ngay từ khi bệnh nhân mới vào,phải hướng dẫn nội quy khoa, phòng cho bệnh nhân (nếu tỉnh) và thân nhân bệnh nhân.

Khi chưa bị bệnh tránh tiếp xúc với bệnh nhân.

Cách ly bệnh nhân tại bệnh viện.

Chủng ngừa:

+ Chủng ngừa bằng vaccin sống giảm độc lực, có hiệu quả 90-98% các trường hợp tiếp xúc. Không tiêm chủng cho phụ nữ có thai, bệnh nhân bị dị ứng, đang sốt hay bệnh ung thư, bệnh về máu, đang dùng thuốc giảm miễn dịch, chất phóng xạ trị liệu.

+ Globulin miễn dịch chuyên biệt đối với quai bị: Tiêm bắp 10-20 ml trong 2-3 ngày sau khi tiếp xúc bệnh nhân. Chỉ phòng viêm tinh hoàn nhưng không ngăn chặn được viêm tuyến mang tai.

Đánh giá quá trình chăm sóc

Được đánh giá là chăm sóc tốt, nếu:

Sau 1 tuần, tuyến mang tai nhỏ dần, bớt đau, các triệu chứng đau, khó nuốt giảm dần và từ từ khỏi bệnh.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây