Cách điều trị Bệnh quai bị tại nhà nhanh khỏi

Chữa bệnh tại nhà

Bệnh quai bị là một loại bệnh truyền nhiễm đường hô hấp cấp tính do vi rút tuyến mang tai gây nên. Đặc trưng của bệnh này là tuyến mang tai bị sưng nhưng không thành mủ, đau nhức, nóng ran và có thể lan tới tuyến tinh hoàn và buồng trứng.v.v. hoặc hệ thống thần kinh và ngũ quan như gan, thận, tim.v.v. gây nên những chứng bệnh tương ứng. Nhi đồng từ 5-9 tuổi hay mắc bệnh này, bệnh này có thể mắc quanh năm, nhưng mùa đông và mùa xuân thì nhiều hơn. Sau khi mắc bệnh này thì khả năng miễn dịch rất lâu, rất ít người mắc bệnh lần thứ hai. Khi mắc bệnh này có thể kèm theo bệnh viêm tinh hoàn, viêm não nặng và bệnh tim.

Bệnh này đông y chia làm hai loại: một là ôn đôc tập biến hình (triệu chứng khi mới mắc bệnh một má hoặc hai má hơi sưng, đau cục bộ, không nóng lắm v.v. Phương pháp điều trị là hạ nhiệt và giải độc). Loại thứ hai là ôn độc nội kết hình (triệu chứr.g là tuyến má sưng rõ rệt, có thể sờ thấy cục cứng, đau nhiều, thậm chí nuốt thức ăn cũng đau, sốt cao không giảm, trong người khó chịu, táo bón, nước đái vàng v.v. phương pháp điều trị: giải nhiệt, giải độc, tiêu tan vết sưng).

Điều trị Quai bị
Điều trị Quai bị

Nội dung điều trị quai bị

Chú ý cách ly (sau khi khỏi sưng 5 ngày mới được bỏ cách ly) trong thời gian bị bệnh cố gắng ít ra khỏi nhà.

Người bị bệnh nặng, phải nằm nghỉ trên giường đến khi khỏi sưng hoàn toàn.

Lỗ nhỏ trong miệng của tuyến má tiết ra nhiều chất độc, vì vậy phải chú ý vệ sinh rãng miệng, sau khi ăn xong phải đánh răng.

Nên ăn uống thanh đạm, kiêng cay đắng, nên ăn thức ăn lỏng và mềm. Nên ăn nhiều rau tươi.

Bảo đảm lượng dung dịch đưa vào trong cơ thể hàng ngày.

Giữ cho đại tiện dễ dàng

Không động chạm hoặc đè nén chỗ sưng để vi rút khỏi lan rộng, nếu bị viêm tinh hoàn, thì phải dùng bâng vải chữ (J) đỡ bìu dái.

Phương pháp điều trị quai bị

Phương thuốc hiệu nghiệm:

  1. Rễ tươi của cọ phế cân (còn gọi là nghìn viên cứt chuột hay rau miến) 15 gam, cho nước đun sôi, mỗi ngày 2 lần.
  2. Bản lam căn 15 gam, kim ngân hoa 12 gam, hạ khô thảo 10 gam, cam thảo sống 10 gam, cho nước đun sôi, ngày 2 lần.
  3. Hoa cúc dại 15 gam, đun sôi nước uống thay chè, uống liền 7 ngày.
  4. Bồ công anh 30 gam, cho nước đun sôi, trước khi uống cho vào 5cc rượu trắng, mỗi ngày 1 lần, uống liền ba ngày (trẻ em và phụ nữ có thai không nên cho rượu).

    Vị thuốc bồ công anh
    Vị thuốc bồ công anh chữa quai bị

Phương pháp ăn uống

  1. Trứng vịt hai quả, đường phèn 30 gam, cho đường phèn vào bát nước sôi, quấy cho tan đường, để nguội sau đó đập trứng vịt vào quấy đều, chưng cách thuỷ để ăn, mỗi ngày một lần, ăn liền 7 ngày.
  2. Ruột cải trắng ba cái, đậu xanh 60 gam, bỏ đậu xanh vào nồi nấu chín, rồi mới bỏ ruột cải trắng vào nấu nhừ, ăn cả cái và nước, dùng liền 7 ngày.

Phương pháp điều trị ngoài

Một ít bột như ý kim hoàng, dùng dấm hoặc nước chè đặc quấn thành hồ, đắp vào chỗ đau, mỗi ngày hai lần.

Một ít bột thanh đại, dùng dấm quấy thành hồ, bôi vào chỗ đau, ngày vài lần.

Những việc cần lưu ý khi bị quai bị

  1. Có một số bệnh nhân không hiểu rõ tính truyền nhiễm của bệnh này, vì vậy không chú ý nghỉ ngơi và cách li. Như vậy vừa không chóng khỏi vừa truyền nhiễm bệnh cho người khác. .
  2. Không chú ý vệ sinh răng miệng sẽ tăng thêm viêm nhiễm.
  3. Thuốc chữa bệnh quai bị phần lớn là đắng và lạnh, phụ nữ có thai và những người yếu sức cần phải hết sức thận trọng.
  4. Phụ nữ có thai cấm không được tiêm thuốc phòng bệnh quai bị, đặc bệt chú ý không được tiếp súc với người mắc bệnh quai bị, để tránh đến quái thai.
  5. Người mắc bệnh quai bị không được coi thường, phải kịp thời chữa chạy, có khi vì chữa nhầm hoặc không chữa dẫn đến bệnh khác nghiêm trọng như bệnh viêm não nặng, viêm cơ tim.

Phương pháp đề phòng

  1. Tránh tiếp xúc với người bệnh
  2. Mỗi ngày dùng 30 – 60 gam bản lam căn nấu nước uống thay chè, uống dần dần.
  3. Bản lam căn 30 gam, nấm lành cô 12 gam, liên kiều 24 gam, cam thảo 18 gam, cho vào một lít nước, cô đặc còn 1/2 lít, mỗi ngày uống 2 lần, mỗi lần 10cc.
  4. Chế biến bản lam căn thành dung dịch 30%, bôi ngoài má, mỗi ngày vài lần.

Chữa bệnh tại nhà
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận