Trang chủChữa bệnh tại nhàCác thảo dược chữa Quai bị trẻ em hiệu quả

Các thảo dược chữa Quai bị trẻ em hiệu quả

Quai bị là một bệnh truyền nhiễm hay xảy ra vào mùa đông và xuân, thường gặp ở trẻ em 5-9 tuổi. Nhiều loại cỏ cây có thể hỗ trợ chữa bệnh này, chẳng hạn như bạc hà, bồ công anh, rau sam, sài đất…

Triệu chứng chủ yếu của quai bị là sưng tuyến mang tai. Trong trường hợp nhẹ, bệnh nhân bắt đầu thấy ê ẩm vùng dái tai, sau đó sưng, nóng, đỏ, đau, có thể thấy phát sốt, đau đầu, mệt mỏi, nôn mửa, sưng tuyến mang tai một bên, nhiều trường hợp sưng cả hai bên. Thời gian sưng 5-6 ngày. Trong trường hợp bệnh nặng, bệnh nhân sốt cao, mê sảng, viêm tuyến mang tai, viêm tinh hoàn. Bệnh do virus gây nên và được truyền từ người nhiễm sang người lành qua những giọt nước bọt khi tiếp xúc.

Điều trị Quai bị
Điều trị Quai bị

Phương pháp chữa là thanh nhiệt, giải độc, tiêu viêm. Không được dán cao bột, dầu cao hay đắp thuốc nóng, mà nên thường xuyên súc miệng bằng nước muối.

Dùng dược thảo chữa quai bị

Bạc hà :Chữa sốt, nhức đầu, ngạt mũi, ho, viêm họng sưng đau. Ngày dùng 4-8g lá, dưới dạng thuốc hâm uống.

Bồ công anh: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, chữa viêm sưng, áp xe, mụn nhọt. Ngày dùng 20-40g cây tươi ép lấy nước, hoặc 10-20g cây khô sắc uống. Đắp ngoài trị ung nhọt.

Bồ công anh
Bồ công anh

Vỏ cây gạo: Có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, tan huyết ứ, tiêu sưng, giảm đau. Cạo bỏ vỏ thô bên ngoài, lấy lớp vỏ bên trong, rửa sạch, thái nhỏ, phơi khô. Ngày dùng 10-20g sắc uống, ngoài giã đắp.

Đơn lá đỏ: Chữa mẩn ngứa, mụn nhọt, sởi, quai bị, viêm amidan. Ngày dùng 15-20g lá đơn đỏ sao vàng sắc uống.

Nhân hạt gấc: Chữa lở ngứa, ung nhọt, quai bị, sưng vú tắc tia sữa. Mài nhân hạt gốc với giấm bôi vào chỗ viêm ngày 3-4 lần.

Kim ngân: Có tác dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, hạ nhiệt. Được dùng làm thuốc hạ sốt, trị bệnh nhiễm khuẩn và bệnh dị ứng. Ngày dùng 4-6g hoa hay 10-16g cành lá dưới dạng thuốc sắc, hãm.

Hạt ngưu bàng: Có hoạt tính kháng khuẩn, hạ nhiệt. Được dùng chữa cảm sốt, sưng vú, viêm tai, viêm họng, viêm phổi. Ngày dùng 6-10g dạng thuốc sắc.

Rau sam: Có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mất máu tiêu sưng, khỏi lở ngứa. Ngày dùng 50-100g tươi, rửa sạch giã vắt lấy nước uống. Dùng ngoài giã nát đắp lên mụn nhọt.

Rau sam
Rau sam

Sài đất: Được dùng làm thuốc tiêu độc, chống nhiễm khuẩn, chữa viêm tấy, áp xe, mụn nhọt. Ngày dùng 20-40g, sắc uống.

Sài hồ: Có tác dụng hạ nhiệt, an thần, giảm đau, chống viêm, điều hòa miễn dịch. Được dùng chữa bệnh nhiễm khuẩn, sốt, nhức đầu, sưng tây. Ngày dùng 4-12g sắc uống.

Sắn dây (cát căn): Có tác dụng hạ nhiệt, chống co thắt cơ, giảm đau. Được dùng chữa các bệnh cảm sốt phong nhiệt, cổ gáy cứng đau. Ngày dùng 10-15g sắc uống.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây