Trang chủBệnh tiêu hóaViêm gan phản ứng không đặc hiệu

Viêm gan phản ứng không đặc hiệu

Gan thường bị các bệnh lây nhiễm (virus, vi khuẩn, ký sinh vật, nấm) mặc dù nó không phải là đích chính. Các viêm gan không đặc hiệu này thường không có biểu hiện lâm sàng rõ và bị che lấp bởi bệnh căn nguyên. Tùy theo căn nguyên, người ta có thể thấy có gan-lách to, có sốt hoặc không sốt, vàng da, các đợt bị viêm đường mật và rối loạn về các test thăm dò gan.

VIRUS

Virus Epstein – Barr: nguyên nhân quan trọng gây viêm gan cấp ở người trẻ (tăng bạch cầu đa nhân nhiễm khuẩn).

Virus cự bào: ở trẻ sơ sinh: bị nhiễm bẩm sinh có gan to, vàng da và dị tật. Người lớn: nhiễm do truyền máu, do giao hợp, suy giảm miễn dịch (xem virus cự bào).

Virus herpes (HSVl hoặc HSV2): viêm gan có thể kết hợp với herpes ở bộ phận sinh dục hoặc herpes rải rác, nhất là ở người bị suy giảm miễn dịch.

Virus Coxsackie: viêm gan tuổi nhi đồng.

Virus bệnh sốt vàng: xem bệnh này.

VI KHUẨN

  • Bệnh do actỉnomyces: phản ứng hạt.
  • Vỉ khuẩn sinh mủ: xem áp xe gan không do amíp.
  • Lao: thường có phản ứng hạt.

XOẮN KHUẨN

  • Bệnh leptospira: vàng da-xuất huyết.
  • Sói hồi quy: gan to.
  • Giang mai: thể bẩm sinh có tổn thương ở gan; giang mai giai đoạn II ở người lớn.

ĐƠN BÀO

  • Amip: xem amip gan.
  • Bệnh leishmania: xem kala-azar.
  • Sốt rét: gan có nhiều mô võng- nội mạc, thường có tổn thưhơng ở gan.
  • Bệnh do Toxoplasma:thể sơ sinh có tổn thương ở gan.

GIUN SÁN

  • Sán máng: hay gây tổn thương gan, nhất là thể do Schistosoma japonicum.
  • Sán lá gan:Fasciola hepatica và Clonorchis
  • Giun đũa: giun chui qua các đường mật.
  • Larva migrans viscerale.
Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây