Trang chủBệnh truyền nhiễmVirus là gì ? Các virus gây bệnh thường gặp

Virus là gì ? Các virus gây bệnh thường gặp

Virus là gì?

Virus là những đơn vị sinh học nhỏ nhất có khả năng gây nhiễm khuẩn cho người, động vật và cả thực vật (đường kính trung bình từ 20 tới 300nm). Các virus không thể sống hay nuôi cấy được trong các môi trường nhân tạo mà bắt buộc phải ký sinh trong các tế bào của người hoặc động vật, thực vật thích hợp với chúng.

Cấu trúc của Virus

Virus bắt buộc phải ký sinh trên tế bào sống, bởi vì chúng có cấu trúc đơn giản không có các men giúp cho sự hô hấp hoặc chuyển hoá các chất dinh dưỡng như vi khuẩn.

  1. Cấu trúc cơ bản nhất của virus là.acid nucleic: Mỗi một virus có maiỊg một trong hai loại acid nucleic (AN) hoặc acid ribonucleic (ARN) hoặc acid desoxy ribonucleic (ADN) sợi đơn, hoặc sợi kép. Người ta nhận thấy các virus chứa ARN hầu hết là sợi đơn, còn virus chứa ADN hầu hết là sợi kép.

Các AN của virus mang mọi thông tin di truyền đặc trưng cho virus và quyết định khả năng gây nhiễm trùng của virus trên tế bào.

  1. Phủ ngoài AN là các protein được cấu tạo thành từng đơn vị nhỏ (capsomer) , tập hợp các đơn vị đó tạo thành lốp vỏ protein (capsid) để bảo vệ AN của virus và cùng với các thành phần khác tham gia cấu trúc kháng nguyên của virus.
  2. Ngoài hai thành phần cơ bản trên, một số virus còn có vỏ bao ngoài (peplon) phục vụ cho cấu trúc kháng nguyên, tham gia vào sự bám của virus trên mặt tế bào và xâm nhập vào tế bào để gây bệnh. Một số virus khác lại có thêm các men cũng để giúp cho virus xâm nhập vào tế bào và phục vụ cho cấu trúc kháng nguyên. Trên đây là cấu trúc của các virus hoàn chỉnh, với phần lõi AN, phần vỏ protein (capsid) và có thể thêm vỏ bao ngoài hoặc không có (peplon).

Bên cạnh các hạt virus hoàn chỉnh, cũng có thể có những hạt virus không hoàn chỉnh. Đó là những hạt virus chỉ có vỏ, mà không có AN nhân. Những hạt virus này không xâm nhập được vào tế bào do vậy không sinh trưởng phát triển được (không nhân lên được) và không gây bệnh được cho tế bào người và động vật. Tuy vậy chúng có thể tồn tại trong cơ thể chờ cho các virus hoàn chỉnh xâm nhập rồi cũng chiếm An của virus hoàn chỉnh để gây bệnh. Những người mang virus không hoàn chỉnh là những người mang mầm bệnh tiềm tàng.

Các hạt virus sau khi cho AN xâm nhập vào tế bào thực hiện quá trình nhân lên (sinh trưởng) và phá huỷ tế bào.

MỘT SỐ VIRUS GÂY BỆNH THƯỜNG GẶP

Virus gây bệnh bại liệt (Poliovirus)

  • Đặc điểm sinh vật học:

Đây là virus mang ARN một sợi cỡ nhỏ: Đường kính khoảng 20-30nm. Virus bại liệt là thành viên của họ virus đường ruột với những đặc điểm sinh học như: Thành phần AN là ARN một sợi có vỏ capsid tạo bởi 32 đơn vị capsomer. Không có vỏ bao ngoài. Hạt virus cấu trúc hình khối.

Virus đề kháng được với ether, cồn và một số hoá chất.

Vững bền ở pH từ 2 tối 10.

Có thể diệt được ở 50°c sau vài phút, ánh sáng mặt trồi và tia cực tím cũng diệt virus dễ dàng.

Các chất sát trùng như thuốc tím (KMn04), oxy già (H202) diệt được virus.

  • Thể lâm sàng và dịch tễ học:

Virus bại liệt cũng như các virus đường ruột khác lây lan qua đường ăn uống các chất nhiễm khuẩn do nhiễm virus từ phân hoặc nước tiểu bệnh nhân. Sau khi ăn phải các chất nhiễm khuẩn thì thời gian nung bệnh từ 5 tới 10 ngày.

Trong giai đoạn này người nhiễm virus (thường trẻ em) không có triệu chứng gì.

Tới giai đoạn khởi phát: thường xẩy ra trong 2 đến 3 ngày với sốt từ 38°- 40° c, không kèm theo co giật và rét run. Có thể đau vùng bắp cơ sắp liệt.

Giai đoạn toàn phát: Thường chỉ xảy ra ở một phần trăm số người bị nhiễm virus. Với dấu hiệu liệt một chi hay một nhóm cơ: liệt mềm, xuất hiện liệt hoàn toàn sau 48 giờ.

Giai đoạn di chứng: Sau liệt, cơ thoái hoá teo cơ, xương không phát triển. Do vậy bệnh nhân tàn tật vĩnh viễn.

Những bệnh nhân không xuất hiện liệt (chiếm 99%) thường chỉ có sốt nhẹ với dấu hiệu đường hô hấp hay tiêu hoá dễ bỏ qua. Đây là nguồn lây nguy hiểm vì ta thường không biết để cách ly.

  • Chẩn đoán vi sinh:

Với những bệnh nhân đang sốt cần lấy máu, sau đó lấy phân (khi hết sốt) gửi tới phòng nghiệm để nuôi cấy trong các tế bào cảm thụ tìm những tổn thương đặc hiệu do virus gây ra.

Ghi nhớ: bệnh phẩm phải bảo quản trong lạnh và trong các hộp chứa chắc chắn, tránh lây lan.

Nếu bệnh nhân qua giai đoạn thải trừ virus ra phân thì lấy máu tìm kháng thể virus bại liệt. Kháng thể này tăng nhanh trong thồi kỳ mổi bị bệnh bằng phản ứng kết hợp bổ thể ELI SA.

  • Phòng và điều trị

Cách ly bệnh nhân và tẩy uế chất thải như phân, nước tiểu, chất nôn của bệnh nhân.

Dùng vaccin Sabin phòng bệnh là vaccin sống giảm độc cho trẻ em uống. Mỗi lần uống 2 giọt. Trẻ em trong năm đầu uống vaccin 3 lần vào các

tháng thứ 1,2,3. Vaccín khi cho trẻ uống cần được bảo quản trong dây truyền lạrìh và chống ánh nắng chiếu vào vaccin. Một số nước khác dùng vaccin virus chết tiêm cho trẻ.

Chưa có thuốc điều trị virus nhưng cần chăm sóc phục hồi chức năng khi đã qua thời kỳ cấp tính của bệnh.

Virus Rota

Đây là virus có vai trò gây ỉa chảy rất lớn ở trẻ nhỏ và trẻ nhũ nhi. Rota virus nằm trong họ Reoviridae.

  • Đặc điểm sinh vật học:

Virus Rota chứa ARN hai sợi. Có hình khối tròn, đường kính 70nm.

Vỏ capsid 2 lớp: các capsomer lốp trong xếp theo hình nan hoa và kéo nôì với capsomer lốp ngoài có hình vòng tròn.

Hiện nay người ta biết có 3 typ Rota virus gây bệnh cho người.

  • Làm sàng và dịch tễ:

Virus xâm nhập vào cơ thể qua đường ăn, uống. Virus nhân lên chủ yếu ở tế bào trụ ruột non, làm giảm chức năng hấp thụ của ruột, do vậy làm ứ đọng các chất carbon hydrat bên ngoài thành ruột, do đó kéo nước ra gây nên dấu hiệu ỉa chảy, phân nhiều nước rất hiếm kèm máu. Thường bệnh nhân ỉa chảy nhiều lần trong ngày. Có kèm sốt nhẹ, ít nôn. Bệnh thường xảy ra vào mùa thu – đông ở trẻ em dưới 2 tuổi, nhiều nhất ở trẻ dưới 12 tháng.

  • Chẩn đoán vi sinh:

Phân của bệnh nhân được gửi tới phòng xét nghiệm để soi dưới kính hiển vi điện tử tìm virus.

Có thể lấy máu tìm kháng thể kháng virus bằng phản ứng ELISA hay huỳnh quang.

  • Phòng bệnh và điều trị:

Chưa có vaccin phòng bệnh, do vậy chủ yếu giữ chế độ ăn sạch sẽ cho trẻ em. Người mẹ phải giữ vú sạch sẽ khi cho con bú. Nếu đã có bệnh nhân phải khử trùng các chất thải như phân, chất nôn của bệnh nhân.

Điều trị: Chỉ cần cho bệnh nhân ăn uống đủ, bú sữa mẹ. Đặc biệt cho uống oresol để bồi phụ nước và điện giải. Nếu bệnh nhân không uống được phải truyền dịch. Kháng sinh không có tác dụng điều trị ỉa chảy do Rota virus, có khi còn làm mất thăng bằng sinh thái trong ruột, gây ỉa chảy kéo dài hơn.

Virus gây viêm gan A

Đây là virus thuộc họ virus đường ruột với những đặc điểm sinh học giống như virus đường ruột. Có sức đề kháng khá bền vững.

Đề kháng với ether, ở 56°c một giờ không bị bất hoạt, ở 100°c 5 phút mới diệt được virus.

  • Lâm sàng và dịch tễ:

Virus viêm gan A cũng lây lan qua đường tiêu hoá, thường gặp ở trẻ em và thiếu niên. Virus xâm nhập vào cơ thể sẽ nhân lên (xâm nhập và sinh trưởng) ở tế bào biểu mô ống tiêu hoá. Khi đã có số lượng lớn virus thì một phần thải được trừ ra phân, còn phần lớn lan tràn vào máu gây nhiễm virus huyết. Virus theo máu tối gan, thận, lách làm huỷ hoại tế bào, đặc biệt là tế bào gan.

Lâm sàng: Bệnh nhân nhiễm virus có thời kỳ ủ bệnh 15 tối 40 ngày, không biểu hiện dấu hiệu gì. Sau đó sang giai đoạn khởi phát với sốt nhẹ 38°c có khi không . Rồi sang giai đoạn toàn phát với dấu hiệu mệt mỏi, chán ăn, đi ngoài vài lần trong ngày phân hơi bạc màu. Đi giải ít, nước tiểu vàng sẫm.

Thời gian toàn phát có thể từ một tới vài tuần. Thường giai đoạn cấp tính qua đi, bệnh nhân dần dần bình phục.

Trong giai đoạn toàn phát virus có thể thải trừ ra phân, nước tiểu và cũng có thể tìm được ở máu. Khi khỏi bệnh virus không còn tồn tại trong cơ thể.

  • Phòng và điều trị:

Chưa áp dụng vaccin đặc hiệu phòng viêm gan A, nhưng khi có vụ dịch có thể tiêm huyết thanh kháng virus để bảo vệ cơ thể trong thời gian vài tuần.

Chủ yếu phải ăn chín, uống sôi; tránh những nơi có thể tiếp xúc vổi phân, nước tiểu bệnh nhân.

Điều trị: Chủ yếu chăm sóc chế độ ăn hợp lý, giảm mõ, tăng đạm và hoa quả. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi. Các chất thải của bệnh nhân phải khử trùng.

Virus viêm gan B

  • Đặc điểm sinh học:

Khác với viêm gan A, virus viêm gan B thuộc họ Hepad – naviridae, mang ADN hai sợi. Kích thước khoảng 45nm, ngoài protein capsid viêm gan B còn có vỏ bao ngoài.

Viêm gan B dễ bất hoại bởi tia tím, formol, ở 100°c trong năm phút diệt được virus.

virus viêm gan B
virus viêm gan B
  • Lâm sàng và dịch tễ:

Virus viêm gan B có các đường lây lan sau.

Chủ yếu qua đường máu: Truyền máu, tiêm chích, mẹ truyền cho con qua rau thai…

Có thể lây lan qua đường tình dục.

ít gặp lây qua đường tiêu hoá.

Khi nhiễm virus giai đoạn ủ bệnh khá dài: 60 tối 180 ngày rất ít triệu chứng.

Rồi các triệu chứng tới âm ỉ với mệt mỏi, vàng da, rối loạn tiêu hoá nhẹ…. Bệnh thường xảy ra quanh năm với mọi lứa tuổi. Sau khi bị bệnh virus có thể tồn tại trong máu nhiều năm liền và có thể dẫn tới những bệnh mạn tính về gan (xơ, ung thư).

  • Phòng và điều trị:

Ngăn ngừa sự xâm nhập của virus bằng kiểm tra người cho máu. Khử trùng mọi chất có liên quan đến máu ở bệnh rihân. Cách ly bệnh nhân. Khử trùng các chất thải của bệnh nhân.

Không tiêm chích thiếu vệ sinh. Quan hệ tình dục chung thuỷ và khi cần thì dùng bao cao su.

Có vaccin phòng bệnh tiêm cho trẻ em dưới 10 tuổi và người lớn có nguy cơ tiếp xúc.

Điều trị: Chủ yếu chăm sóc, cho chế độ ăn giàu đạm, nhiều hoa quả, nghỉ ngơi.

Virus gây sốt xuất huyết

Virus gây sốt xuất huyết thành dịch hàng năm thường gặp ở nhiều miền trên đất nước ta là virus Dengue, thuộc họ Arbo virus.

  • Đặc điểm sinh vật học:

Virus chứa ARN một sợi, loại nhỏ.

Có vỏ capsid và vỏ bao ngoài, chia làm 4 typ: Dl, D2, D3, D4.

Dễ bị bất hoại bởi ether và nhiệt độ, tia tím.

Đây là virus có ổ chứa tự nhiên là các động vật linh trưởng (khỉ, tinh tinh), chỉ lây lan từ động vật sang người hoặc từ người bệnh sang người lành qua đường muỗi hút máu rồi truyền bệnh. Muỗi truyền virus Dengue là muỗi Aedes. Muỗi này sinh trưởng phát triển ở những nguồn nước sạch (nước mưa, nước suối…).

  • Lâm sàng và dịch tễ:

Muỗi sau khi đốt người không gây triệu chứng gì sau 2 tối 15 ngày.

Sau đó bệnh nhân sốt, rét run, đau mình và có kèm nhức đầu.

Đại bộ phận bệnh nhân có xuất hiện phát bân xuất huyết đỏ ở cánh tay, chân, đùi, ngực.. Sau 4,5 ngày. Rồi bệnh nhân hạ sốt và ban mất đi sau 5 đến 7 ngày.

Một tỷ lệ nhỏ sau khi phát ban hay đồng thời với phát ban có xuất huyết đường tiêu hoá, xuất huyết còn biểu hiện ở rong kinh, chảy máu cam, chảy máu lợi…

Nếu không có tai biến dẫn tới choáng thì bệnh nhân dần bình phục.

Trong giai đoạn có sôt, người bệnh có thể làm lây cho người lành (ở mọi lứa tuổi) qua đường muỗi đôt. Bệnh nhân không lây trực tiếp cho người lành. Muỗi đôt người hay động vật bệnh có thể truyền bệnh cho người hay động vật lành trong suôt đời của muỗi, nhưng không truyền qua trứng muỗi sang thế hệ sau.

  • Chẩn đoán:

Giai đoạn bệnh nhân sốt có thể lấy máu để tìm virus bằng nuôi cấy trên tế bào, trên não chuột sơ sinh hoặc ở muỗi.

Tìm kháng thể gia tăng ở người mắc bệnh bằng các phản ứng huyết thanh đặc hiệu.

  • Phòng và điều trị;

Chủ yếu là diệt muỗi và làm sạch các nguồn nước muỗi có thể sinh đẻ, và có thể nuôi cá diệt bọ gậy.

Nằm màn để tránh muỗi đốt truyền bệnh.

Phun thuốc diệt muỗi, hiện chưa có vaccin phòng sốt xuất huyết Dengue.

Chưa có thuốc điều trị sốt xuất huyết nhưng khi bệnh nhân mắc bệnh cần theo dõi để phòng tai biến xuất huyết nặng dẫn tới choáng. Khi bị choáng phải cấp cứu, ủ ấm, xử trí kịp thời ở các tuyến có điều kiện (truyền dịch, trợ tim….).

Virus gây viêm não

Virus gây viêm não được tìm thấy đầu tiên ở Nhật, do vậy còn gọi là virus viêm não Nhật Bản. Nó cũng thuộc nhóm Arbo virus, có kích thước và cấu trúc gần giống virus Dengue. Chúng cũng bị bất hoại bởi nhiệt độ 56°c/ 30 phút, hoặc formol 0,2% hoặc tia tím.

  • Lâm sàng và dịch tễ:

Virus viêm não Nhật Bản cũng lây qua đường muỗi. Muỗi truyền bệnh chủ yếu là các muỗi Culex, chúng sinh trưởng phát triển ở ao, hồ, nước ở ruộng lúa.

Ổ chứa virus là nhiều loại động vật: lợn, chó, ngựa, bò, chim, cò, diệc v.v…

Từ động vật bệnh muỗi đốt có thể truyền virus sang người hay động vật lành. Virus có thể sinh trưởng và phát triển trong ông tiêu hoá của muỗi, nhưng không gây bệnh cho muỗi, muỗi chỉ tạo điều kiện truyền bệnh cho người và động vật lành.

Sau khi bị nhiễm virus phần lớn người mắc bệnh thể ẩn với triệu chứng lâm sàng nhẹ dễ nhầm vổi cúm, hoặc cảm lạnh. Bệnh viêm não có quá trình tiến triển sau: Sau 6 ngày tối 16 ngày ủ bệnh, rồi nhức đầu, sốt cao đột ngột, cứng cổ, rối loạn cảm giác. Bệnh thường gặp ở trẻ em. Bệnh dẫn tối hôn mê co giật. Thường để lại di chứng về tinh thần suốt đời nếu bệnh nhân không bị tử vong.

  • Chẩn đoán:

Bệnh phẩm là máu của bệnh nhân trong giai đoạn sốt, được nuôi trong tế bào, hoặc não chuột nhắt trắng để tìm virus.

Lấy máu bệnh nhân để tìm sự gia tăng của kháng thể khi bệnh nhân mới mắc bệnh bằng các phản ứng đặc hiệu: ức chế ngưng kết hồng cầu, kết hợp bổ thể hay ELISA.

  • Phòng và điều trị:

Diệt muỗi để phòng bệnh bằng phát quang bụi rậm, phun thuốc diệt muỗi. Ròi chuồng gia súc xa nhà, có mành che tẩm thuốc diệt muỗi ở cửa nhà.

Nằm màn tránh muỗi đốt truyền bệnh.

Có vaccin phòng bệnh tiêm cho trẻ em dưới 10 tuổi.

Điều trị: Chỉ điều trị các triệu chứng giảm sốt, chống co giật…không có thuốc đặc trị.

Virus sởi

Sởi là một trong những bệnh thường gặp gây sốt và phát ban ở trẻ em. sởi thường có tai biến đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường thần kinh dẫn tối tử vong hay di chứng cho trẻ em. Do vậy bệnh sởi được Tổ chức y tế thế giới đưa vào một trong sáu bệnh của chương trình tiêm chủng cho trẻ em.

  • Đặc điểm sinh vật học:

Virus sởi nằm trong họ Myxovirus, bao gồm các loại virus cúm, quai bị, sởi và RS gây bệnh viêm đường hô hấp thường gặp ở trẻ em.

Virus sởi chứa ARN một sợi, có vỏ capsid và vỏ bao ngoài, chứa các kháng nguyên ngưng kết hồng cầu khỉ.

Virus sởi đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ (50°C/30′) và ánh sáng mặt trồi, tia tím diệt virus dễ dàng.

Virus sởi cũng như các thành viền khác trong họ Myxo là virus hình cầu. Kích thước từ 80 tối 120nm đường kính.

Virus sởi và các Myxo khác đều nhân lên tốt trong các tế bào niêm mạc đường hô hấp trên gây nên đa tiết dịch đường hô hấp và các hạt virus sẽ được thải trừ trong nước tiết này. Do vậy virus Myxo còn được gọi là virus gây bệnh đường hô hấp.

Virus sởi cảm ứng tốt trên tế bào thận chó, thận lợn và tế bào vero. Khi xâm nhập vào tế bào virus sởi nhân lên gây tổn thương tế bào tạo cho các tế bào liên kết thành một tế bào khổng lồ.

  • Lâm sàng và dịch tễ:

Sau khi hít phải các hạt nước mũi hoặc nước bọt có nhiễm virus thì cơ thể trẻ em có thời gian ủ bệnh từ 9 đến 11 ngày, không có triệu chứng gì rồi chuyển sang giai đoạn tiền chứng với các dấu hiệu ho, hắt hơi, chảy nước mắt, mũi. Sau đó bệnh nhân sốt vì có nhiễm virus huyết trong thời gian 3,4 ngày. Rồi các nốt ban xuất ‘hiện theo thứ tự từ trên xuống dưới cơ thể. Ban màu hồng, không có ở gan bàn chân và lòng bàn tay. Phần lớn bệnh nhân trong những ngày đầu thường có ban ở phía trong má, còn gọi là nốt Koplix.

Khi phát ban bệnh nhân hạ sốt dần dần. Sau khi ban đã lan khắp cơ thể thì sẽ mất dần cũng theo thứ tự từ trên xuống giống như khi ban mọc.

Đại bộ phận bệnh nhân sởi khỏi hẳn và có miễn dịch vĩnh viễn suổt đòi. Tuy vậy cũng có một số biến chứng đường tiêu hoá, hô hấp và thần kinh gây tử vong.

  • Chẩn đoán:

Virus sởi có thể tìm thấy trong máu, trong nước tiểu khi bệnh nhân sốt cao và 30 giờ sau khi có nốt ban đầu tiên vẫn tìm được virus trong nước tiểu. Bệnh phẩm cũng có thể là nước tiết mũi họng ở giai đoạn tiền chứng và giai đoạn có sốt. Bệnh phẩm được nuôi trong các tế bào cảm thụ virus gây tổn thương tạo tế bào khổng lồ.

Ngoài ra cũng có thể tìm kháng thể trong huyết thanh bệnh nhân và tìm sự gia tăng của kháng thể bằng phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu, kết hợp bổ thể, ELI SA…

  • Phòng và điều trị:

Phòng không đặc hiệu: bằng cách cách ly bệnh nhân, khử trùng chất thải bằng thuốc sát trùng hoặc nhiệt độ.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây