Trang chủBệnh tiêu hóaThăm dò chức năng dạ dày và thực quản

Thăm dò chức năng dạ dày và thực quản

Đo áp lực trong thực quản: đo áp lực trong thực quản ở nhiều mức (vị trí) khác nhau. Tuy xét nghiệm này sử dụng kỹ thuật khó làm và cũng khó thuyết minh kết quả, nhưng được thực hiện trong những trường hợp nuốt khó, chứng ợ nóng và chứng nuốt đau. Xét nghiệm cho phép phát hiện sớm những bất thường của thực quản trong trường hợp cơ thắt dưới thực quản không khép và trường hợp bệnh xơ cứng bì. Bình thường, co thắt trên thực quản tạo ra một áp lực từ 50-80 cm nước và cơ thắt dưới tạo ra áp lực từ 15-30 cm nước. Sau khi nuốt, cơ thắt dưới sẽ giãn ra trong một thời gian khoảng 5-6 giây.

Đo pH trong thực quản: đo và ghi pH của phần dưới thực quản nhờ một que thăm có trang bị đầu dò nối với máy ghi. Phương pháp được sử dụng trong chẩn đoán chứng trào ngược (hồi lưu) dạ dày-thực quản. Có nhiều kỹ thuật khác nhau:

  • Đo ở hoàn cảnh ngoại trú, trong thời gian 24 giờ của đời sống hàng ngày. Kỹ thuật đáng tin cậy nhất: ở người bình thường không có trào ngược dạ dày-thực quản trong 24 giờ và pH ở đoạn thấp của thực quản có pH acid ở mức tối đa trong 4,2% thời gian của ngày. Trào ngược dịch kiềm nếu xảy ra thì khó giải thích.
  • Test đo pH vào 3 giờ sau bữa ăn:
  • Đo pH sau khi đưa vào thực quản một dung dịch acid chlorhydric 0,1 N (gọi là test Bernstein).

pH trong thực quản bình thường là 4 đến 7. Nếu pH giảm xuống dưới 4 thì đó là dấu hiệu trào ngược acid, và nếu pH trên 7 thì là dấu hiệu trào ngược kiềm.

Đo pH trong dạ dày: đo pH của dạ dày trong thời gian 24 giờ bằng một đầu dò điện tử đo pH, hoặc bằng cách lấy mẫu dịch vị trong những khoảng thời gian đều nhau. Xét nghiệm này có ích trong việc theo dõi hiệu quả điều trị kháng chế tiết ở những bệnh nhân có bệnh loét dạ dày tá tràng và trong trường hợp có hội chứng Zollinger-Ellison. pH trong dạ dày bình thường duy trì quanh mức pH = 5, chỉ hạ xuống thấp tới pH = 2 vào ba giờ sau bữa ăn.

Thủ thuật thông dạ dày: thực hiện vào lúc đói và bệnh nhân không sử dụng thuốc kháng toan (kháng acid), thuốc ức chế H2, và cũng không hút thuốc lá trong vòng 24 giờ trước lúc đó. Đặt một ống thông sonde với lỗ thủng ở gần đầu cho vào vùng đáy vị. Sau khi đã hút hết những chất còn tồn dư trong dạ dày ra, thì hút lấy mẫu dịch vị trước khi kích thích (gọi là chế tiết cơ bản), rồi lại hút dịch sau khi kích thích để xét nghiệm cả hai. Xét nghiệm này đặc biệt có ích trong chẩn đoán u tiết gastrin (xem: hội chứng Zollinger-Ellison). cần nhớ là chống chỉ định thông dạ dày trong trường hợp chảy máu mới còn đang diễn biến hoặc đau do loét đang tiến triển.

  • Lưu lượng acid cơ bản(tiếng Anh: Basal Acid Output hoặc BAO): dưới 5 mmol/giờ (mức này biến động nhiều ở mỗi cá nhân, tuỳ theo giới, tuổi, và cân nặng cơ thể). Tăng tiết acid chlorhydric thấy trong bệnh loét dạ dày-tá tràng và trong u tiết gastrin, trong các bệnh này lưu lượng acid cơ bản của dạ dày tăng lên tới 20 mmol/giò.
  • Lưu lượng acid tối đa và lưu lượng đinh trong giờ(tiếng Anh: Maximal Acid Output – MAO và Peak Acid Output – PAO): sau khi kích thích bằng tiêm dưới da hoặc tiêm bắp thịt 6 pg/kg pentagastrin (peptavlon Zeneca Pharma), người ta đo lưu lượng acid cứ 15 phút một lần trong vòng một giờ. Cộng lưu lượng acid cao nhất của hai lần đo liên tiếp cách nhau 15 phút, rồi nhân với 2 sẽ được lưu lượng acid đỉnh trong giờ. Giá trị đỉnh này phụ thuộc vào tuổi, giới, và cân nặng cơ thể của từng đối tượng khác nhau, đối với nam giới ở tuổi và cân nặng cơ thể trung bình thì giá trị này là 20 mmol/giò, còn với phụ nữ ở tuổi và cân nặng trung bình thì giá trị đó là 10 mmol/giờ. Trong trường hợp u tiết gastrin thì tỷ lệ giữa lưu lượng acid cơ bản và lưu lượng acid đỉnh trong giờ là trên 0,4.
  • Đôi khi người ta thực hiện kích thích bang insulinđể thử nghiệm hiệu quả của phẫu thuật cắt dây thần kinh phế vị: trong trường hợp cắt toàn bộ dây thần kinh phế vị, thì lưu lượng acid đỉnh không được vượt quá 2 mmol/giồ. Định lượng pepsinogentrong huyết thanh và trong nước tiểu sẽ cung cấp những thông tin về khối lượng tế bào thành (tế bào tuyến của niêm mạc dạ dày chế tiết ra acid chlorhydric), và những xét nghiệm này đã được đề xuất để theo dõi những bệnh nhân được cắt dây thần kinh phế vị.
  • Chứng mất acid chlorhydric(giảm mạnh tiết acid chlorhydric): thấy trong 30% số đối tượng bình thường trên 40 tuổi, trong bệnh viêm dạ dày mạn tính teo đét, trong bệnh thiếu máu ác tính, trong bệnh ung thư và bệnh polyp dạ dày, trong bệnh u tế bào ưa crôm.

Thủ thuật thông dạ dày còn được thực hiện nhằm các mục đích: hút cho nhẹ dạ dày và ruột (ống thông hoặc sonde Miller-Abbot có bóng nhỏ làm cho đưa ống thông xuống ruột được dễ dàng), loại bỏ các chất độc đã ăn uống phải, và nuôi dưỡng nhân tạo cho người bệnh.

Bài viết liên quan
Bài viết cùng danh mục

BÌNH LUẬN

Vui lòng nhập bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn ở đây