Phác đồ điều trị  viêm gan B mạn tính

Bệnh tiêu hóa

1. Định nghĩa:

Viêm gan mạn tính là bệnh gan có tổn thương hoại tử và viêm, có hoặc không có kèm theo xơ hóa, diễn ra trong thời gian trên 6 tháng.

2. Chẩn đoán:

Lâm sàng:

  • Các triệu chứng lâm sàng thường không đặc hiệu, có thể biểu hiện của đợt triến triển hoặc biến chứng xơ gan: Vàng da, cổ trướng…
  • Khai thác tiền sử có HbsAg (+), vàng da, viêm gan.

Xét nghiệm:

  • Siêu âm gan 3 tháng một lần
  • Sinh thiết gan theo hướng dẫn phần sau
  • SHM: ure, creatinin, glucose, GOT, GPT, Bilirubin, protid, Albumin, ĐGĐ, aFP, TPT nước tiểu
  • CTM, ĐMCB
  • HBsAg, HBeAg, Anti HBe, Anti -HBc IgM và IgG, Anti-HCV

Chẩn đoán xác định:

  • Sinh thiết gan làm giải phẫu bệnh có hình ảnh hoại tử khoảng cửa (hình cầu nối, mối gặm).
  • HbsAg (+) và men gan cao liên tục trên 6 tháng.

Chẩn đoán phân biệt: Với các nguyên nhân gây viêm gan mạn tính khác như: virus viêm gan C, tự miễn, do thuốc, rượu.

3. Điều trị.

  1. Chỉ định điều trị:

Đối với bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính  có HBeAg dương tính và HBV DNA cao (> 105 copies/ ml):

+ ALT bình thường:   3-6 tháng  XN ALT một lần, 6-12 tháng XN HBeAg một lần.  Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi có ALT bình thường , tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều

+ ALT  từ 1-2 lần so với bình thường:   3 tháng  XN ALT một lần, 6 tháng XN HBeAg một lần. Cần sinh thiết gan đối với BN > 40 tuổi hoặc ALT tăng thường xuyên. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều

+ ALT >2 lần so với bình thường:   Nếu có vàng da hoặc xơ gan mất bù điều trị ngay, nếu không có thể  trĩ hoãn điều trị sau 6 tháng

Đối với bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có HBeAg  âm tính

+ ALT bình thường có HBV DNA < 104 copies/ ml:  3 tháng  XN ALT một lần trong năm đầu, nếu không tăng sau đó 6-12 tháng XN ALT một lần.

+ ALT  từ 1-2 lần so với bình thường :

3 tháng  XN ALT và HBV DNA một lần, nếu  nồng độ virus không thay đổi cần tiến hành sinh thiết gan đối  với người trên 40 tuổi. Tiến hành điều trị khi có viêm hoại tử mức độ vừa và nặng hoặc xơ nhiều

+ ALT >2 lần so với bình thường  và HBV DNA ≥ 104 copies/ ml : Tiến hành điều trị.

  1. Thuốc:

Các thuốc dẫn chất nucleotid:

  • Lamivudine: liều dùng 100mg/ ngày đây là thuốc có tỉ lệ kháng thuốc cao nhất .Tỉ lệ kháng thuốc 14- 32 % sau 1 nămvà tỉ lệ này là 60-70% sau 5 năm.
  • Adefovir Dipivoxil: liều dùng 10mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 1 năm là 11%, 5 năm là 20-29%.
  • Telbivdine: Liều dùng 200mg/ngày tỉ lệ kháng thuốc sau 2 năm 21%
  • Entecavir: Liều dùng 0,5mg/ngày, đối với bệnh nhân đã kháng lamivudine dùng liều 1mg/ngày. Tỉ lệ kháng thuốc sau 2 năm là 3% .
  • Tenofovir: 300 mg/ngày . Tỉ lệ kháng thuốc thấp

Thời gian điều trị đối với nucleoside:

  • Nếu dùng thuốc 6 tháng mà HBV DNA giảm < 102 copie/ml  thêm thuốc hoặc thay đổi thuốc.
  • Đối với bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có HBeAg dương tính: dùng đến khi chuyển đổi huyết thanh HBeAg âm tính và anti HBe dương tính và tiếp tục duy trì thuốc tối thiểu 6 tháng.
  • Đối với bệnh nhân viêm gan virus B mạn tính có HBeAg âm tính: dùng đến khi nào mất HBsAg.
  • Đối bệnh nhân xơ gan mất bù hoặc tái phát sau điều trị đủ liệu trình  hoặc sau gép gan thì dùng suốt đời.

Các Interferon và Peg- interferon: ít hiệu quả đối với người châu Á

  • Đối với với HBeAg âm tính Peginterferone µ2a dùng 180mg/tuần trong 48 tuần  cho thấy  có 15% bệnh nhân có tỉ lệ ALT bình thường tại tuần 72 và HBVDNA vẫn phát hiện được tuy nhiên ở nồng độ thấp.
  • Đối với với HBeAg dương tính Peginterferone µ2a dùng 180mg/tuần trong 48tuần cho thấy có 27% đảo huyết thanh và 29% đối với dùng Peginterferone µ
  • Interferone µ: dùng điều trị 24 tuần với HBeAg dương tính, tối thiểu 12 tháng với HBeAg âm tính.  Tác dụng đối genotype A tốt hơn genotype B ít hiệu quả với genotype C. Người Việt Nam phần lớn là genotyp B, C do vậy ít tác dụng khi dùng interferon hoặc Peg-interferon.
  • Điều trị hỗ trợ:

4. Theo dõi và tái khám:

Các chỉ số theo dõi:

  • Siêu âm bụng.
  • ALT, HBV DNA, HbeAg, AntiHBe, a

Tái khám:

Sau 1- 3 tháng.

Bệnh tiêu hóa
Tìm kiếm điều bạn cần
Bài viết nổi bật
  1. Cảm thấy Mệt mỏi thường xuyên – Triệu chứng bệnh gì, phải làm sao
  2. Bị bệnh thủy đậu có nên tắm không?
  3. Tác hại của uống nhiều rượu bia đối với sức khỏe
  4. Dị ứng thuốc – biểu hiện, điều trị
  5. Thuốc chống dị ứng và cách dùng
  6. Sốt phát ban
  7. Thuốc chống say xe hiệu quả nhất hiện nay
  8. Cách chữa đau răng nhanh nhất, hiệu quả không dùng thuốc
  9. Cây Cà gai leo và tác dụng chữa bệnh gan thần kỳ
  10. Bệnh Zona (Giời leo) - Hình ảnh, triệu chứng và thuốc chữa bệnh Zona

Hỏi đáp - bình luận